Nghiên cứu, trao đổi

  • XU HƯỚNG SỬ DỤNG MÚA TRONG NGHỆ THUẬT CHÈO HIỆN NAY
  • XU HƯỚNG SỬ DỤNG MÚA TRONG NGHỆ THUẬT CHÈO HIỆN NAY

    • 26/08/2024 10:10:00
    • THS NGUYỄN THỊ HOÀI ANH
    • 0

    Bài viết bàn về xu hướng kết hợp múa trong nghệ thuật chèo hiện đại. Qua đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp các yếu tố múa hiện đại vào nghệ thuật chèo để vừa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc vừa phát triển nghệ thuật chèo phù hợp với thời đại mới.

  • ĐOÀN THỊ ĐIỂM TRONG CÁC KIẾN TẠO CỦA GIAI THOẠI DÂN GIAN VÀ THƯ TỊCH TRUNG ĐẠI
  • ĐOÀN THỊ ĐIỂM TRONG CÁC KIẾN TẠO CỦA GIAI THOẠI DÂN GIAN VÀ THƯ TỊCH TRUNG ĐẠI

    • 25/08/2024 14:37:00
    • PHÙNG THỦY CHI
    • 0

    Nghiên cứu hình tượng Đoàn Thị Điểm trong các giai thoại dân gian và thư tịch trung đại, bài viết đưa ra nhận xét, so sánh bước đầu về sự khác biệt trong cách xây dựng hình tượng này bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp logic và lịch sử trong nghiên cứu văn học. Từ đó, kỳ vọng góp phần dựng lại chân dung của Đoàn Thị Điểm trong mắt các chủ thể kiến tạo nhà Nho và quần chúng lao động.

  • SỰ TÁI ĐỊNH NGHĨA VỀ NGƯỜI MẸ MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NỮ ĐẠO DIỄN BẠCH DIỆP
  • SỰ TÁI ĐỊNH NGHĨA VỀ NGƯỜI MẸ MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NỮ ĐẠO DIỄN BẠCH DIỆP

    • 25/08/2024 13:34:00
    • HOÀNG DẠ VŨ
    • 0

    Bài viết phân tích sự giải huyền thoại về người mẹ trong phim của Bạch Diệp. Qua đó khẳng định đạo diễn Bạch Diệp đã góp phần tái định nghĩa về người mẹ, xây dựng hình mẫu người mẹ là những người phụ nữ tự chủ, tự do, tự chịu trách nhiệm, không sợ hãi trước những quyền lực vô hình, trung thực, giàu tình yêu thương.

  • MỘT DÒNG VĂN HỌC HỒI SINH
  • MỘT DÒNG VĂN HỌC HỒI SINH

    • 25/08/2024 13:24:00
    • PGS, TS PHẠM THÀNH HƯNG
    • 0

    Bài viết phân tích những đặc điểm, thành tựu của dòng văn học khoa học viễn tưởng và văn học giả tưởng. Qua đó khẳng định dòng văn xuôi tự sự này đã hồi sinh trong văn học Việt Nam hiện nay nhưng đòi hỏi phải có sự quan tâm để tạo điều kiện và khích lệ dòng văn học này tiếp tục đứng vững và phát triển.

  • PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI ĐẠI SỐ
  • PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI ĐẠI SỐ

    • 25/08/2024 14:31:00
    • PGS, TS NGUYỄN THỊ MỸ LIÊM*
    • 0

    Trên cơ sở khẳng định việc nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ số là một xu hướng, nhu cầu tất yếu trong hoạt động âm nhạc hiện nay, bài viết phân tích, lý giải thực trạng ứng dụng công nghệ số trong sáng tạo, biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật âm nhạc; nghiên cứu âm nhạc dân tộc, bảo tồn di sản văn hóa âm nhạc; đào tạo, giáo dục âm nhạc của Việt Nam. Từ đó, đề xuất giải pháp phát triển âm nhạc bền vững theo hướng công nghệ số ở Việt Nam.

  • TỪ SỰ THẬT LỊCH SỬ BƯỚC VÀO NGHỆ THUẬT
  • TỪ SỰ THẬT LỊCH SỬ BƯỚC VÀO NGHỆ THUẬT

    • 25/08/2024 13:25:00
    • PGS, TS NGUYỄN TRƯỜNG LỊCH
    • 0

    Bài viết phân tích, làm rõ sự thật lịch sử và sự thật nghệ thuật, mối quan hệ giữa sự thật đời sống lịch sử với sự thật trong nghệ thuật. Qua việc phân tích trường hợp ''Chiến tranh và hoà bình'' để làm rõ quá trình từ sự thật lịch sử bước vào văn học, nghệ thuật và yêu cầu chân lý lịch sử và chân lý nghệ thuật hòa đồng, cùng hướng về cái thiện, cái đẹp.

  • CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO TIẾP TỤC XUNG KÍCH TRONG THỜI KỲ MỚI
  • CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO TIẾP TỤC XUNG KÍCH TRONG THỜI KỲ MỚI

    • 25/08/2024 12:24:00
    • TS BÙI THẾ ĐỨC
    • 0

    Bài viết phân tích giá trị của phương châm quan trọng trong công tác tuyên giáo là 'đi trước, đi cùng', nêu ra những yêu cầu, đổi mới để đáp ứng thực tiễn đời sống hiện nay. Qua đó khẳng định vai trò tiếp tục xung kích, 'đi trước, đi cùng' của công tác tuyên giáo để hoàn thành sứ mệnh lịch sử cao cả mà Đảng và Nhân dân giao phó.

  • CÕI BÁC XƯA - DI SẢN QUÝ GIÁ MUÔN ĐỜI
  • CÕI BÁC XƯA - DI SẢN QUÝ GIÁ MUÔN ĐỜI

    • 25/08/2024 11:40:00
    • PGS, TS NGUYỄN THẾ KỶ*
    • 0

    Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là Di tích quốc gia đặc biệt, nơi Bác Hồ kính yêu sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Bài viết khái quát về 3 điểm di tích thành phần của Khu di tích là Nhà 54, Nhà sàn và Nhà 67. Qua đó cho thấy sự cần thiết của việc tiếp tục nghiên cứu, đổi mới một cách hợp lý công tác kiểm kê, trưng bày, giới thiệu, bảo vệ tài liệu, hiện vật, góp phần lan tỏa giá trị đặc biệt của Khu di tích.

  • GÓC NHÌN VỀ LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH ÂM NHẠC
  • GÓC NHÌN VỀ LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH ÂM NHẠC

    • 27/07/2024 11:24:00
    • TRẦN LỆ CHIẾN
    • 0

    Xuất phát từ điểm nhìn lý luận, phê bình, bài viết suy ngẫm, đánh giá về thực tiễn công tác nghiên cứu văn học, nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng; trên cơ sở đó, đề xuất một vài giải pháp về công tác quản lý, kiểm duyệt, thẩm định… để nhằm hạn chế sự 'ô nhiễm' của môi trường âm nhạc hiện nay.

  • MÚA DÂN GIAN KHMER NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA HIỆN NAY
  • MÚA DÂN GIAN KHMER NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA HIỆN NAY

    • 27/07/2024 12:50:00
    • THS DANH THỊ NHI*
    • 0

    Do quá trình cộng cư giữa các tộc người Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Chăm cùng với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, múa dân gian Khmer Nam Bộ đang gặp phải nhiều yếu tố tác động dẫn đến một số hạn chế và nguy cơ biến mất. Từ việc chỉ ra thực tiễn đó, bài viết đề xuất xây dựng một số khuyến nghị giúp bảo tồn những giá trị tốt đẹp của văn hóa Khmer Nam Bộ nói chung và nghệ thuật múa dân gian Khmer nói riêng.

  • TÁC PHẨM
  • TÁC PHẨM ''TỪ DỤ THÁI HẬU'' CỦA TRẦN THÙY MAI TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI

    • 27/07/2024 10:21:00
    • PGS, TS LÊ TÚ ANH
    • 0

    Bài viết phân tích tiểu thuyết ''Từ Dụ thái hậu'' của Trần Thùy Mai từ góc nhìn thể loại qua ba phương diện: cái nhìn rộng mở, giàu tính đối thoại về lịch sử; xóa bỏ 'khoảng cách sử thi' trong việc tái hiện lịch sử và lối trần thuật linh hoạt, hấp dẫn. Qua đó khẳng định tác phẩm không chỉ tạo được một bầu khí quyển sống động như thật mà còn thể hiện tinh thần sẵn sàng đối thoại, nhận thức, lý giải, làm rõ những mơ hồ, uẩn khúc lịch sử.

  • TINH THẦN DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP VĂN HÓA ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ TRƯƠNG VĨNH KÝ
  • TINH THẦN DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP VĂN HÓA ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ TRƯƠNG VĨNH KÝ

    • 26/07/2024 10:03:00
    • PGS, TS DƯƠNG THU HẰNG
    • 0

    Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) và Trương Vĩnh Ký (1837-1898) là hai danh nhân nổi tiếng đất Bến Tre. Tuy có sự khác biệt về nhiều phương diện nhưng điểm tương đồng bao trùm sự nghiệp văn hóa của Nguyễn Đình Chiểu và Trương Vĩnh Ký chính là tinh thần dân tộc sâu sắc, tiến bộ. Bài viết đi sâu phân tích các điểm tương đồng trong quan niệm cầm bút và nội dung trước tác của hai nhà văn hóa có vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc buổi giao thời.

  • GIÁO DỤC THẨM MĨ Ở ĐẠI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NƯỚC ĐỨC
  • GIÁO DỤC THẨM MĨ Ở ĐẠI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NƯỚC ĐỨC

    • 26/07/2024 09:23:00
    • TS TRẦN TỊNH VY
    • 0

    Bài viết giới thiệu các chiều kích của giáo dục thẩm mĩ tại Đức xoay quanh một số nội dung như giáo dục thính giác, giáo dục chính trị và giáo dục đa thẩm mĩ. Qua việc phân tích về chương trình giáo dục thẩm mĩ tại Khoa Giáo dục, Đại học Hamburg, bài viết khẳng định giáo dục thẩm mĩ là một khái niệm đa tầng, thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về cái đẹp, cá nhân và xã hội.

  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN TRUYỀN THỐNG
  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN TRUYỀN THỐNG

    • 26/07/2024 14:16:00
    • TS LA MAI THI GIA
    • 0

    Bài viết trình bày thực tiễn triển khai phương pháp giáo dục cho sinh viên Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh khi tiếp cận với cái đẹp của di sản truyền thống trong chương trình đào tạo. Qua đó góp phần bồi đắp cho thế hệ trẻ ngày nay tinh thần yêu nước thương nòi, trân trọng các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống.

  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO NGƯỜI HỌC HIỆN NAY*
  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO NGƯỜI HỌC HIỆN NAY*

    • 26/07/2024 14:14:00
    • PGS, TS BÙI THANH TRUYỀN
    • 0

    Từ việc khẳng định giáo dục thẩm mĩ cho người học là một vấn đề có tính khoa học, cấp thiết hiện nay, bài viết mô tả và phân tích thực trạng giáo dục thẩm mĩ cho người học trong hoạt động đào tạo của Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cho người học.

  • VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN Ở VIỆT NAM
  • VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN Ở VIỆT NAM

    • 26/07/2024 13:50:00
    • TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THUÝ; PGS, TS VÕ VĂN NHƠN
    • 0

    Bài viết tập trung phân tích, luận giải về vai trò của mạng xã hội trong việc giáo dục thẩm mĩ ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong thời điểm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm khuynh đảo mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Từ đó đề xuất một vài giải pháp tận dụng các đặc tính của mạng xã hội nhằm phục vụ quá trình giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, sinh viên.

  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO GIỚI TRẺ BẰNG NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH
  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO GIỚI TRẺ BẰNG NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH

    • 26/07/2024 11:00:00
    • PGS, TS PHAN THỊ BÍCH HÀ
    • 0

    Bài viết phân tích về thẩm mĩ chung của giới trẻ trong xã hội hiện đại và khẳng định việc định hướng giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho giới trẻ trong hệ thống giáo dục đại học là cần thiết. Đồng thời đề xuất định hướng thẩm mĩ cho giới trẻ bằng nghệ thuật điện ảnh bởi đó là một loại hình nghệ thuật có nhiều lợi thế, mang tính tổng hòa của nhiều loại hình nghệ thuật và là một trong những lĩnh vực có sức tác động lớn.