Nghiên cứu, trao đổi

  • ĐIỂM NHÌN VÀ ĐA DẠNG HÓA ĐIỂM NHÌN: TRƯỜNG HỢP PHIM
  • ĐIỂM NHÌN VÀ ĐA DẠNG HÓA ĐIỂM NHÌN: TRƯỜNG HỢP PHIM ''MÙA ỔI'' CỦA ĐẶNG NHẬT MINH

    • 27/10/2024 14:31:00
    • TS LÊ THỊ DƯƠNG
    • 0

    Chọn trường hợp phim Mùa ổi (được Đặng Nhật Minh chuyển thể từ truyện ngắn ''Ngôi nhà xưa'' của chính ông), bài viết phân tích sự chuyển đổi điểm nhìn từ kể chuyện văn học đến kể chuyện điện ảnh dựa trên quan điểm của Warren Buckland về phân loại cách kể chuyện trong phim. Nghiên cứu này một lần nữa cho thấy 'quyền lực' của điểm nhìn trong nghệ thuật tự sự, khi cùng một câu chuyện, có thể rút ra những ý nghĩa khác nhau khi được quan sát và kể từ những điểm nhìn khác nhau.

  • QUEER HOÁ TỰ SỰ HỌC: TỪ ĐỐI KHÁNG TỚI ĐỐI THOẠI
  • QUEER HOÁ TỰ SỰ HỌC: TỪ ĐỐI KHÁNG TỚI ĐỐI THOẠI

    • 27/10/2024 15:17:00
    • ĐINH NGỌC MAI*
    • 0

    Bài viết khái lược về ba hiện tượng tiêu biểu nhất trong lịch sử phát triển tự sự học queer ở phương Tây: mâu thuẫn tư tưởng giữa tự sự học và lý luận queer, phong trào Tự sự mới tại Mĩ, nghiên cứu tự sự queer từ đầu thế kỷ XXI tới nay để thấy được tinh thần của tự sự học queer đương đại. Qua đó mong muốn cho thấy queer là một công cụ vô cùng linh hoạt để chất vấn lại những suy nghĩ tưởng chừng như bất biến.

  • TỰ SỰ HỌC KHÔNG GIAN: ĐỘT PHÁ VAI TRÒ CỦA KHÔNG GIAN TRONG TỰ SỰ
  • TỰ SỰ HỌC KHÔNG GIAN: ĐỘT PHÁ VAI TRÒ CỦA KHÔNG GIAN TRONG TỰ SỰ

    • 28/10/2024 15:01:00
    • TS ĐỖ VĂN HIỂU
    • 0

    Mặc dù đã có một bước tiến khá dài từ kinh điển đến hậu kinh điển nhưng tự sự học vẫn chủ yếu tập trung nghiên cứu phương diện thời gian, ít quan tâm đến phương diện không gian. Tự sự học không gian xuất hiện nhằm bổ sung cho phần chưa thực sự đầy đặn đó, hướng tới nghiên cứu vai trò của không gian trong hoạt động tự sự, hoạt động tiếp nhận, tổ chức trần thuật; nghiên cứu vấn đề xử lý không gian ở các loại 'văn bản' khác nhau cũng như sự chuyển dịch giữa chúng.

  • PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA TỰ SỰ HỌC NỮ QUYỀN LUẬN: SỰ HỢP NHẤT GIỮA TÍNH TỰ SỰ VÀ GIỚI
  • PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA TỰ SỰ HỌC NỮ QUYỀN LUẬN: SỰ HỢP NHẤT GIỮA TÍNH TỰ SỰ VÀ GIỚI

    • 26/10/2024 14:47:00
    • PGS, TS CAO KIM LAN
    • 0

    Bài viết giới thiệu phương pháp tiếp cận một khuynh hướng lý thuyết quan yếu của tự sự học hậu kinh điển, đó là tự sự học nữ quyền luận. Để thực hiện mục tiêu này, ngoài việc chỉ ra nền tảng của sự hợp nhất giữa tự sự học và nữ quyền luận ở phần dẫn luận và tương lai của tự sự học nữ quyền luận ở phần kết, nghiên cứu tập trung thảo luận các luận điểm giao thoa và hợp nhất cơ bản sau: 1) Giọng (voice) và giới (gender); 2) Cốt truyện (plot) và giới; 3) Diễn ngôn (discourse) và giới.

  • GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA, KHOA HỌC VÀ THẨM MĨ CỦA MỘC BẢN TRƯỜNG HỌC PHÚC GIANG
  • GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA, KHOA HỌC VÀ THẨM MĨ CỦA MỘC BẢN TRƯỜNG HỌC PHÚC GIANG

    • 26/10/2024 10:23:00
    • TRẦN PHI CÔNG
    • 0

    Bài viết giới thiệu khái quát về mộc bản Trường học Phúc Giang – bộ ván khắc do các danh nhân dòng họ Nguyễn Huy ở làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh chế tạo phục vụ in sách giáo khoa tóm tắt kinh điển Nho giáo phục vụ dạy học thời phong kiến từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX. Từ đó, phân tích, làm nổi bật giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mĩ của mộc bản Trường học Phúc Giang.

  • ĐẠO DIỄN KỊCH NÓI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
  • ĐẠO DIỄN KỊCH NÓI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

    • 26/10/2024 14:18:00
    • NGUYỄN HÒA AN
    • 0

    Bài viết giới thiệu lịch sử tìm hiểu, nghiên cứu lý luận kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng đạo diễn kịch nói giai đoạn 1954-1975 qua sự khái quát tình hình hoạt động của các ban kịch; các tác phẩm, đạo diễn, diễn viên, khuynh hướng và những đặc điểm công tác đạo diễn kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh.

  • BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM: NHỮNG THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
  • BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM: NHỮNG THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

    • 26/10/2024 10:14:00
    • TS TRẦN THỊ NGỌC ANH
    • 0

    Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số hiện nay là một yêu cầu tất yếu, một nhiệm vụ nặng nề, cấp bách và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bài viết chỉ ra những thách thức trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

  • GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANG PHỤC NỮ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC PÀ THẺN Ở TỈNH HÀ GIANG
  • GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANG PHỤC NỮ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC PÀ THẺN Ở TỈNH HÀ GIANG

    • 26/10/2024 10:12:00
    • NGUYỄN PHƯƠNG VIỆT
    • 0

    Bài viết giới thiệu đặc điểm nghệ thuật tạo hình và ý nghĩa, giá trị nghệ thuật tạo hình trang phục nữ truyền thống trong đời sống của người Pà Thẻn ở Hà Giang. Qua đó khẳng định giá trị vật chất và giá trị tinh thần của trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn, những giá trị nghệ thuật này được coi là biểu tượng, niềm tự hào, làm nên bản sắc văn hoá tộc người.

  • NGƯỜI XÂY ĐỀN VÀ NGƯỜI ĐƯỢC THỜ TRONG ĐỀN: ĐỌC LẠI TỰ SỰ THẦN TÍCH ĐỀN CHÈM TRONG
  • NGƯỜI XÂY ĐỀN VÀ NGƯỜI ĐƯỢC THỜ TRONG ĐỀN: ĐỌC LẠI TỰ SỰ THẦN TÍCH ĐỀN CHÈM TRONG ''VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP''

    • 25/10/2024 10:36:00
    • PGS, TS LÊ THỜI TÂN;VŨ THỊ LOAN
    • 0

    Bài viết tìm hiểu, phân tích thần tích Đền Chèm được biên chép trong tác phẩm Hán văn Việt Nam Việt điện u linh tập. Qua đó làm rõ hơn những nội dung quan trọng của thần tích Lý Ông Trọng cùng lịch sử Đền Chèm. Đồng thời lý giải sự xuất hiện, đặc điểm của hai nhân vật dựng đền và tu bổ Đền Chèm là Triệu Xương và Cao Biền, giúp người đọc hiểu sâu hơn người xưa tích cũ và giá trị lịch sử - văn hoá của Đền Chèm.

  • MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI
  • MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI

    • 25/10/2024 17:41:00
    • TS LÊ THỊ HƯƠNG THỦY
    • 0

    Bước sang thế kỷ XXI, bối cảnh đời sống thay đổi cùng với ý thức của chủ thể sáng tạo đã làm nên một khuôn diện mới của đời sống văn học. Bài viết tìm hiểu một số yếu tố tác động, những phương diện góp phần tạo nên chuyển biến của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI.

  • BẢO TỒN, PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VÀ DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1975
  • BẢO TỒN, PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VÀ DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1975

    • 22/10/2024 16:56:00
    • TS PHẠM VĂN ÁNH
    • 0

    Trong điều kiện độc lập và thống nhất đất nước, việc tìm về nguồn cội để cố kết cộng đồng và tìm thấy ở đó nguồn nội lực phát triển trở thành một chủ điểm quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như trong tâm lý chung của các văn nghệ sĩ. Bài viết phân tích và chỉ ra việc phát huy di sản văn hóa dân tộc ngày càng được coi trọng, có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần đáng kể vào việc định hình bản sắc văn hóa, văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới, hội nhập quốc tế

  • NGƯỜI VÀ VĂN HÀ NỘI
  • NGƯỜI VÀ VĂN HÀ NỘI

    • 22/10/2024 16:40:00
    • GS PHONG LÊ
    • 0

    Bài viết phân tích về những tác giả có đóng góp xuất sắc cho ''văn Hà Nội'' từ những người sinh ra ở Hà Nội như Nguyễn Tuân, Tô Hoài đến những người không phải quê Hà Nội nhưng sống nhiều với Hà Nội, viết hay về Hà Nội như Thạch Lam, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… Qua đó khẳng định Hà Nội là nơi gieo trồng, nuôi dưỡng, làm nảy nở và phát triển những tài năng của đất nước.

  • DƯƠNG KHÂU LUÔNG - NGƯỜI DỆT THỔ CẨM BẰNG NGÔN TỪ
  • DƯƠNG KHÂU LUÔNG - NGƯỜI DỆT THỔ CẨM BẰNG NGÔN TỪ

    • 10/10/2024 13:22:00
    • TS HOÀNG ĐIỆP
    • 0

    Dương Khâu Luông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ hiện đại các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Chắt chiu vốn kiến thức của dân gian dân tộc Tày, Dương Khâu Luông cần mẫn, miệt mài dệt nên những tấm thổ cẩm bằng ngôn từ. Những trang thơ của anh giản dị, gần gũi nhưng mỗi câu chữ đều in đậm dấu ấn bản sắc của núi rừng Việt Bắc.

  • TIỂU THUYẾT
  • TIỂU THUYẾT ''ĐỌA ĐẦY'' CỦA NHÀ VĂN VI HỒNG NHÌN TỪ PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP

    • 10/10/2024 10:50:00
    • TS NGÔ THU THUỶ
    • 0

    Tiểu thuyết ''Đọa đầy'' của nhà văn Vi Hồng viết về cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện với cái ác ở mường Nặm Khao. Thông qua cuộc đấu tranh ấy, nhà văn gửi gắm quan niệm nhân sinh về cái đẹp, cái thiện. Vốn hiểu biết phong phú, tình yêu say đắm với quê hương, bản mường, với văn hoá dân tộc đã tạo nên những giá trị thẩm mĩ và nhân văn sâu sắc trong văn của Vi Hồng.

  • HÌNH ẢNH NGƯỜI CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG TRONG THƠ CHỮ HÁN DÂN TỘC TÀY THỜI HIỆN ĐẠI
  • HÌNH ẢNH NGƯỜI CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG TRONG THƠ CHỮ HÁN DÂN TỘC TÀY THỜI HIỆN ĐẠI

    • 10/10/2024 10:27:00
    • TS NGÔ THỊ THU TRANG
    • 0

    Bài viết tập trung tìm hiểu bộ phận thơ chữ Hán của các tác giả dân tộc Tày để thấy được hình ảnh những chiến sĩ cách mạng người dân tộc thiểu số. Qua đó góp phần làm rõ hơn giá trị và những đóng góp của văn học dân tộc Tày nói riêng, của văn học các dân tộc thiểu số nói chung trong nền văn học Việt Nam.

  • KHÁM PHÁ TÍN NGƯỠNG VÀ PHONG TỤC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THƠ
  • KHÁM PHÁ TÍN NGƯỠNG VÀ PHONG TỤC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THƠ ''TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU''

    • 09/10/2024 15:48:00
    • PGS, TS NGÔ THỊ THANH QUÝ
    • 0

    Truyện thơ ''Tiễn dặn người yêu'' không chỉ là một câu chuyện tình lãng mạn mà còn là một bức tranh sống động về phong tục, tập quán, tín ngưỡng và quan niệm nhân sinh của người Thái. Qua việc phân tích, đánh giá tác phẩm, bài viết góp phần làm sáng tỏ các giá trị văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.