Nghiên cứu, trao đổi

  • PHƯƠNG THỨC CẢI BIÊN LỤC VÂN TIÊN TỪ VĂN HỌC ĐẾN KỊCH BẢN CẢI LƯƠNG
  • PHƯƠNG THỨC CẢI BIÊN LỤC VÂN TIÊN TỪ VĂN HỌC ĐẾN KỊCH BẢN CẢI LƯƠNG

    • 26/05/2025 11:21:00
    • NGUYỄN TRỌNG NHÂN;VÕ LÊ MAIANH;CHUNG NGỌC BẢO NGUYÊN;THẠCH NGUYỄN YẾN NHI
    • 0

    Bằng các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu và nghiên cứu loại hình... bài viết phân tích các phương thức cải biên từ truyện thơ Nôm "Lục Vân Tiên" sang kịch bản cải lương ở phương diện cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ, góp phần vào thành công của "Lục Vân Tiên" trong kịch bản cải lương. Từ đó, mang đến góc nhìn mới về sự tiếp nhận tác phẩm này trên sân khấu.

  • THẾ GIỚI HUYỀN DIỆU TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ QUA "CHƠI GIỮA MÙA TRĂNG"
  • THẾ GIỚI HUYỀN DIỆU TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ QUA "CHƠI GIỮA MÙA TRĂNG"

    • 26/05/2025 10:16:00
    • TS. NGUYỄN THỊ CHÍNH
    • 0

    Hàn Mặc Tử là một hồn thơ lạ của phong trào Thơ mới. "Chơi giữa mùa trăng" cũng là thi phẩm mang đậm chất lạ của ông, thể hiện từ nhan đề đến cái nhìn về trăng và thể thơ văn xuôi. Qua đó có thể thấy đó là cõi giới chỉ có trong cảm nhận của riêng Hàn Mặc Tử.

  • ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ HUẾ TRONG THƠ THANH HẢI
  • ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ HUẾ TRONG THƠ THANH HẢI

    • 25/05/2025 15:07:00
    • THS. LÊ THỊ THANH HỒNG
    • 0

    Đất và người xứ Huế là một trong những chủ đề chính của thơ Thanh Hải. Ông đã quan sát và thể hiện tinh tế về phong thổ, bầu trời, thời tiết, cảnh sắc thiên nhiên ở Huế; về những con người xứ Huế yêu nước, đảm đang, nhân hậu. Qua đó cho thấy những đóng góp của Thanh Hải cho văn học Thừa Thiên Huế nói riêng, văn học Việt Nam nói chung.

  • CẢM HỨNG TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC DAO ĐỎ: ẤN TƯỢNG CỦA THỜI TRANG ĐƯƠNG ĐẠI
  • CẢM HỨNG TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC DAO ĐỎ: ẤN TƯỢNG CỦA THỜI TRANG ĐƯƠNG ĐẠI

    • 25/05/2025 12:14:00
    • THS. VŨ THỊ NGỌC LINH
    • 0

    Bài viết phân tích làm rõ đặc trưng trang phục truyền thống và sự khai thác đầy ấn tượng của các nhà thiết kế từ cảm hứng trang phục truyền thống dân tộc Dao Đỏ. Đồng thời, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát huy cảm hứng trang phục truyền thống dân tộc Dao Đỏ, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc nói chung.

  • VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG TRUYỆN
  • VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG TRUYỆN ''TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH'' CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

    • 25/05/2025 12:03:00
    • TS. TRẦN THỊ HỒNG NHUNG
    • 0

    Bài viết luận bàn về văn hóa ứng xử trong truyện ngắn Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ở các phương diện: ứng xử với thiên nhiên, gia đình, nhà trường, xã hội và thế giới tâm linh, cùng những kết tinh nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh như các so sánh giàu tính triết lý, hình ảnh đậm chất thơ và cách sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc.

  • ỨNG DỤNG VẬT LIỆU TRE, NỨA, TRÚC VÀO SẢN PHẨM TÚI XÁCH THỜI TRANG
  • ỨNG DỤNG VẬT LIỆU TRE, NỨA, TRÚC VÀO SẢN PHẨM TÚI XÁCH THỜI TRANG

    • 25/05/2025 11:15:00
    • TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI;PHẠM KHÁNH LINH;NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH
    • 0

    Bài viết tập trung phân tích đặc điểm cấu trúc, tính chất vật lý và cơ học của tre, nứa, trúc, cùng với quy trình thiết kế phụ kiện thời trang túi xách từ các nguyên liệu này. Bên cạnh đó, đánh giá tiềm năng phát triển của sản phẩm túi xách được làm từ vật liệu tre, nứa, trúc cũng như những đóng góp của chúng đối với việc bảo vệ môi trường.

  • DẤU ẤN DI SẢN VĂN HÓA THÁNH ĐỊA MỸ SƠN TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM
  • DẤU ẤN DI SẢN VĂN HÓA THÁNH ĐỊA MỸ SƠN TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM

    • 25/05/2025 11:48:00
    • TS. NGUYỄN THỊ HÒA
    • 0

    Bài viết tiếp cận nội dung về di sản văn hóa Thánh địa Mỹ Sơn trong nghệ thuật tạo hình hiện đại Việt Nam. Phân tích một số tác phẩm tạo hình về di sản văn hóa Thánh địa Mỹ Sơn, qua đó khẳng định việc cần thiết lưu giữ dấu xưa, kết nối với quá khứ để tôn tạo và bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

  • HỒ VĂN HẢO - NGƯỜI MỞ LỐI CHO THƠ MỚI NAM BỘ
  • HỒ VĂN HẢO - NGƯỜI MỞ LỐI CHO THƠ MỚI NAM BỘ

    • 25/05/2025 11:17:00
    • TS. LÊ VĂN PHƯƠNG
    • 0

    Bài viết giới thiệu về Hồ Văn Hảo - một nhà thơ xuất hiện từ buổi bình minh của phong trào Thơ mới ở vùng đất Nam Bộ với tâm thế trẻ trung, xông xáo, mạnh bạo và quyết liệt. Ông là một trong những cây bút tiên phong, có những đóng góp tích cực cho hành trình kiến tạo Thơ mới Nam Bộ nói riêng, tháp ngà Thơ mới dân tộc 1932-1945 nói chung.

  • MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ KHẢO CỨU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ KHẢO CỨU SƯU BIÊN
  • MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ KHẢO CỨU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ KHẢO CỨU SƯU BIÊN

    • 24/05/2025 15:38:00
    • PGS. TS. LÊ THỜI TÂN;TƯỞNG THỊ BÍCH NGỌC
    • 0

    Trên cơ sở phân tích cách tác giả công trình "Việt Nam Phật giáo sử luận" giới thiệu truyền tích Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Minh Không, bài viết giới thiệu những bài học kinh nghiệm về khảo cứu và trình bày kết quả khảo cứu sưu biên.

  • NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM VIẾT VỀ CHIẾN TRANH
  • NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM VIẾT VỀ CHIẾN TRANH

    • 24/05/2025 14:41:00
    • PGS. TS. LÊ THỊ DỤC TÚ
    • 0

    Bài viết phân tích, làm rõ những đổi mới về nghệ thuật tự sự ở các bình diện nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 viết về chiến tranh. Qua đó khẳng định những cách tân, đổi mới trong tư duy thể loại qua đổi mới trong nghệ thuật tự sự cho thấy văn xuôi Việt Nam sau 1986 đã tiến những bước khá dài trong thi pháp thể hiện, dần khẳng định vị trí của văn chương Việt Nam trên bản đồ của văn học nhân loại.

  • BỘ TIỂU THUYẾT CHÂN THỰC, XÚC ĐỘNG VỀ MỘT CON NGƯỜI, MỘT THỜI ĐẠI MANG TÊN HỒ CHÍ MINH
  • BỘ TIỂU THUYẾT CHÂN THỰC, XÚC ĐỘNG VỀ MỘT CON NGƯỜI, MỘT THỜI ĐẠI MANG TÊN HỒ CHÍ MINH

    • 24/05/2025 14:27:00
    • PGS. TS. TRẦN KHÁNH THÀNH
    • 0

    Bài viết giới thiệu bộ tiểu thuyết đồ sộ 5 tập "Nước non vạn dặm" của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ viết về nhân vật vĩ đại Hồ Chí Minh và nội dung của mỗi tập trong bộ tiểu thuyết này. Đồng thời, phân tích, lý giải sâu sắc nguyên nhân thành công của nhà văn khi khắc họa sắc nét, sinh động, chân thực, xúc động hình tượng Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng cao đẹp, vĩ đại của Người.

  • BỘ SÁCH VỀ MỘT CON NGƯỜI, MỘT CON ĐƯỜNG VÀ MỘT LỊCH SỬ
  • BỘ SÁCH VỀ MỘT CON NGƯỜI, MỘT CON ĐƯỜNG VÀ MỘT LỊCH SỬ

    • 24/05/2025 14:20:00
    • NGUYỄN QUANG THIỀU*
    • 0

    Bài viết khẳng định giá trị của bộ tiểu thuyết Nước non vạn dặm (5 tập) khi dựng nên chân dung một con người, từ đó dựng nên một con đường và một lịch sử của dân tộc. Phân tích sự thành công của bộ tiểu thuyết qua ba yếu tố quan trọng, bài viết nhấn mạnh ý thức dấn thân và khả năng sáng tạo của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã gieo vào lòng bạn đọc một tình yêu lớn với Hồ Chí Minh và thời đại của Người.

  • TIẾP CẬN VĂN HÓA TRONG LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY
  • TIẾP CẬN VĂN HÓA TRONG LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY

    • 27/04/2025 13:17:00
    • THS NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN
    • 0

    Bài viết phân tích vai trò và thành tựu của hướng tiếp cận văn hóa trong lý luận, phê bình văn học Việt Nam từ 1975 đến nay, đồng thời chỉ ra những thách thức, từ đó đề xuất định hướng phát triển lý luận, phê bình văn học gắn với bản sắc dân tộc và yêu cầu hội nhập.

  • PHÊ BÌNH “MẠNG”
  • PHÊ BÌNH “MẠNG”

    • 27/04/2025 13:01:00
    • TS HUỲNH VŨ LAM
    • 0

    Bài viết chỉ ra thực trạng, xu hướng của phê bình văn học, nghệ thuật trên mạng với cơ chế khác phê bình văn học, nghệ thuật truyền thống. Từ việc khẳng định sự lớn mạnh của trào lưu văn học mạng, phê bình mạng trong đời sống hiện nay, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, bài viết đưa ra một số định hướng, đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu với nhà phê bình về bản lĩnh và tâm lý vững vàng khi tham gia vào phê bình mạng.

  • LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TỪ 1975 ĐẾN NAY: KẾ THỪA VÀ TIẾP BIẾN
  • LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TỪ 1975 ĐẾN NAY: KẾ THỪA VÀ TIẾP BIẾN

    • 27/04/2025 11:18:00
    • PGS, TS HỎA DIỆU THÚY
    • 0

    Bài viết phân tích thành tựu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật từ 1975 đến nay vừa có sự kế thừa đường lối văn nghệ cách mạng vừa tiếp biến lý thuyết hiện đại trên thế giới. Qua đó khẳng định dù có sự đổi mới, cách tân trong quan điểm tiếp cận và nguyên tắc thẩm mĩ nhưng nền tảng tư tưởng của nền lý luận, phê bình Việt Nam vẫn nhất quán với mục tiêu xây dựng một nền văn học, nghệ thuật lấy việc phụng sự đất nước, dân tộc là mục tiêu tối thượng.