Nghiên cứu, trao đổi

  • TƯ TƯỞNG MĨ HỌC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIAO LƯU VĂN HOÁ QUỐC TẾ
  • TƯ TƯỞNG MĨ HỌC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIAO LƯU VĂN HOÁ QUỐC TẾ

    • 04/12/2024 14:23:00
    • PGS, TS NGUYỄN VĂN DÂN
    • 0

    Từ việc nêu ra những vấn đề như: các lý thuyết văn học, nghệ thuật tiếp thu rộng rãi các nguồn mạch nghệ thuật và mĩ học thế giới; sáng tác văn học, nghệ thuật đa dạng; phương pháp nghiên cứu, phê bình phong phú; 'cái bi', 'cái xấu' trở thành đối tượng thẩm mĩ của văn học đổi mới... bài viết khẳng định tư tưởng mĩ học sau Đổi mới của Việt Nam đã hội nhập thực sự với mĩ học thế giới.

  • LƯỢC SỬ QUAN NIỆM VỀ HỆ GIÁ TRỊ VĂN NGHỆ Ở PHƯƠNG TÂY
  • LƯỢC SỬ QUAN NIỆM VỀ HỆ GIÁ TRỊ VĂN NGHỆ Ở PHƯƠNG TÂY

    • 26/11/2024 13:27:00
    • PGS, TS TRẦN KHÁNH THÀNH;THS NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN
    • 0

    Bài viết tổng quan về hệ giá trị văn nghệ ở phương Tây qua các thời kỳ lịch sử: từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại đến thời Trung cổ, qua thời Phục hưng đến thời Khai sáng, đặc biệt là thời cận - hiện đại với nhiều quan niệm phong phú, đa dạng. Bài viết đúc kết những giá trị cốt lõi của văn nghệ đã được các nhà triết học, mĩ học phương Tây đề cập. Những quan niệm đó là kinh nghiệm quý báu để chúng ta xây dựng hệ giá trị văn nghệ Việt Nam hiện nay.

  • MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC TIỄN VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VỚI THỜI ĐẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
  • MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC TIỄN VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VỚI THỜI ĐẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

    • 26/11/2024 11:06:00
    • PGS, TS PHAN TRỌNG THƯỞNG
    • 0

    Bài viết phân tích mối quan hệ giữa thực tiễn văn học, nghệ thuật với thời đại, chỉ ra thực trạng lý thuyết và việc vận dụng lý thuyết trong đời sống văn học. Qua đó làm rõ những thành tựu và hạn chế, những vấn đề đặt ra đối với đời sống văn học, nghệ thuật; đồng thời nêu lên một số quan điểm cần quán triệt để góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra, những tồn tại, hạn chế của văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay.

  • THƠ NGUYỄN ĐÌNH THI: SỰ CÔ ĐẶC TƯ DUY TỪ CUỘC SỐNG
  • THƠ NGUYỄN ĐÌNH THI: SỰ CÔ ĐẶC TƯ DUY TỪ CUỘC SỐNG

    • 26/11/2024 15:59:00
    • PGS, TS NGUYỄN XUÂN HÒA
    • 0

    Bài viết khái quát quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi, từ đó phân tích sự tìm tòi cảm xúc từ cuộc sống để tạo nên nét độc đáo, sự cô đọng trong tư duy thơ. Điều này giúp khẳng định cảm xúc chân thật, sự trăn trở và tài năng của nhà thơ đã làm nên những thành công trong thơ ca Nguyễn Đình Thi.

  • ''NGHIÊNG VỀ PHÍA NỖI ĐAU'' - TỪ GÓC NHÌN LÝ THUYẾT CHẤN THƯƠNG

    • 26/11/2024 18:47:00
    • TRẦN BẢO ĐỊNH
    • 0

    Bài viết tiếp cận tập thơ ''Nghiêng về phía nỗi đau'' của Trịnh Bích Ngân từ góc nhìn lý thuyết chấn thương: phân tích những trải nghiệm đau thương, hành trình đối diện để chữa lành, tìm kiếm hi vọng sau chấn thương. Qua đó có thể thấy thông điệp mạnh mẽ được thể hiện trong tập thơ khi nữ sĩ họ Trịnh đã sáng tạo nên những ẩn dụ về sự kiên cường và khả năng vượt qua nghịch cảnh của tinh thần con người.

  • NHÀ THƠ TRỊNH CÔNG LỘC NHỮNG GÌ TÔI QUÝ TRỌNG
  • NHÀ THƠ TRỊNH CÔNG LỘC NHỮNG GÌ TÔI QUÝ TRỌNG

    • 26/11/2024 15:46:00
    • NGUYỄN THỊ MAI
    • 0

    Từ những suy ngẫm, luận bàn về sáng tác và con người nhà thơ Trịnh Công Lộc, một tác giả được biết đến với những bài thơ thành công về chủ đề biển đảo và tình yêu quê hương, đất nước, tác giả bài viết nhấn mạnh những đóng góp của ông trong việc giữ gìn nền văn học cách mạng của dân tộc trước sự mở cửa, hội nhập quốc tế.

  • GIỌNG ĐIỆU TRONG NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU*
  • GIỌNG ĐIỆU TRONG NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU*

    • 26/11/2024 15:16:00
    • TS ĐỖ THỊ HIÊN
    • 0

    Bài viết phân tích ngôn ngữ kể chuyện từ điểm nhìn không biết hết trong hai truyện ngắn ''Khách ở quê ra'' và ''Phiên chợ Giát''. Từ điểm nhìn đó, xuất hiện giọng điệu dân dã đời thường trong lời văn trần thuật, làm nên vẻ đẹp cho hình tượng nhân vật. Giọng điệu ngôn ngữ kể chuyện này đã làm nên thành công của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong trào lưu đổi mới tư duy sáng tạo của văn học Việt Nam sau 1975.

  • NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI TRÊN LĨNH VỰC LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VĂN HÓA, VĂN NGHỆ
  • NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI TRÊN LĨNH VỰC LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VĂN HÓA, VĂN NGHỆ

    • 25/11/2024 11:27:00
    • PGS, TS PHẠM DUY ĐỨC
    • 0

    Bài viết khẳng định đóng góp to lớn của Nguyễn Đình Thi trong lĩnh vực lý luận, phê bình và công tác quản lý văn hóa, văn nghệ. Qua những tiểu luận và sáng tác của mình, ông cho thấy rằng cần thiết phải tạo ra không gian nghệ thuật tự do, cởi mở, khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo theo hướng phục vụ nhân dân và đất nước; đồng thời cần học hỏi có chọn lọc từ các nền văn học, nghệ thuật lớn trên thế giới để văn nghệ Việt Nam hội nhập mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

  • NGUYỄN ĐÌNH THI – MỘT TÀI NĂNG LỚN, CÂY ĐẠI THỤ CỦA NỀN VĂN NGHỆ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
  • NGUYỄN ĐÌNH THI – MỘT TÀI NĂNG LỚN, CÂY ĐẠI THỤ CỦA NỀN VĂN NGHỆ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

    • 26/11/2024 10:57:00
    • TS BÙI THẾ ĐỨC
    • 0

    Bài viết phân tích tài năng của Nguyễn Đình Thi trên các phương diện chủ yếu: nhà lãnh đạo văn nghệ; sự đa dạng thể loại trong sáng tác: thơ, văn xuôi, nhạc, kịch và lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Qua đó khẳng định di sản mà Nguyễn Đình Thi để lại không chỉ dành cho các thế hệ hôm qua, hôm nay mà còn là công việc của các thế hệ mai sau.

  • NGUYỄN ĐÌNH THI NGÔI SAO SÁNG MỘT VÙNG TRỜI
  • NGUYỄN ĐÌNH THI NGÔI SAO SÁNG MỘT VÙNG TRỜI

    • 26/11/2024 10:55:00
    • GS HÀ MINH ĐỨC
    • 0

    Bài viết giới thiệu, phân tích quá trình hoạt động của Nguyễn Đình Thi và những đóng góp to lớn ở nhiều lĩnh vực, nhất là trong sự nghiệp văn hoá, văn nghệ của ông. Từ đó tôn vinh những danh hiệu cao quý gắn với con người đa tài Nguyễn Đình Thi, khẳng định sự đổi mới là phương châm nhất quán của ông trong hoạt động văn học, nghệ thuật.

  • ĐIỂM NHÌN VÀ ĐA DẠNG HÓA ĐIỂM NHÌN: TRƯỜNG HỢP PHIM
  • ĐIỂM NHÌN VÀ ĐA DẠNG HÓA ĐIỂM NHÌN: TRƯỜNG HỢP PHIM ''MÙA ỔI'' CỦA ĐẶNG NHẬT MINH

    • 27/10/2024 14:31:00
    • TS LÊ THỊ DƯƠNG
    • 0

    Chọn trường hợp phim Mùa ổi (được Đặng Nhật Minh chuyển thể từ truyện ngắn ''Ngôi nhà xưa'' của chính ông), bài viết phân tích sự chuyển đổi điểm nhìn từ kể chuyện văn học đến kể chuyện điện ảnh dựa trên quan điểm của Warren Buckland về phân loại cách kể chuyện trong phim. Nghiên cứu này một lần nữa cho thấy 'quyền lực' của điểm nhìn trong nghệ thuật tự sự, khi cùng một câu chuyện, có thể rút ra những ý nghĩa khác nhau khi được quan sát và kể từ những điểm nhìn khác nhau.

  • QUEER HOÁ TỰ SỰ HỌC: TỪ ĐỐI KHÁNG TỚI ĐỐI THOẠI
  • QUEER HOÁ TỰ SỰ HỌC: TỪ ĐỐI KHÁNG TỚI ĐỐI THOẠI

    • 27/10/2024 15:17:00
    • ĐINH NGỌC MAI*
    • 0

    Bài viết khái lược về ba hiện tượng tiêu biểu nhất trong lịch sử phát triển tự sự học queer ở phương Tây: mâu thuẫn tư tưởng giữa tự sự học và lý luận queer, phong trào Tự sự mới tại Mĩ, nghiên cứu tự sự queer từ đầu thế kỷ XXI tới nay để thấy được tinh thần của tự sự học queer đương đại. Qua đó mong muốn cho thấy queer là một công cụ vô cùng linh hoạt để chất vấn lại những suy nghĩ tưởng chừng như bất biến.

  • TỰ SỰ HỌC KHÔNG GIAN: ĐỘT PHÁ VAI TRÒ CỦA KHÔNG GIAN TRONG TỰ SỰ
  • TỰ SỰ HỌC KHÔNG GIAN: ĐỘT PHÁ VAI TRÒ CỦA KHÔNG GIAN TRONG TỰ SỰ

    • 28/10/2024 15:01:00
    • TS ĐỖ VĂN HIỂU
    • 0

    Mặc dù đã có một bước tiến khá dài từ kinh điển đến hậu kinh điển nhưng tự sự học vẫn chủ yếu tập trung nghiên cứu phương diện thời gian, ít quan tâm đến phương diện không gian. Tự sự học không gian xuất hiện nhằm bổ sung cho phần chưa thực sự đầy đặn đó, hướng tới nghiên cứu vai trò của không gian trong hoạt động tự sự, hoạt động tiếp nhận, tổ chức trần thuật; nghiên cứu vấn đề xử lý không gian ở các loại 'văn bản' khác nhau cũng như sự chuyển dịch giữa chúng.

  • PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA TỰ SỰ HỌC NỮ QUYỀN LUẬN: SỰ HỢP NHẤT GIỮA TÍNH TỰ SỰ VÀ GIỚI
  • PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA TỰ SỰ HỌC NỮ QUYỀN LUẬN: SỰ HỢP NHẤT GIỮA TÍNH TỰ SỰ VÀ GIỚI

    • 26/10/2024 14:47:00
    • PGS, TS CAO KIM LAN
    • 0

    Bài viết giới thiệu phương pháp tiếp cận một khuynh hướng lý thuyết quan yếu của tự sự học hậu kinh điển, đó là tự sự học nữ quyền luận. Để thực hiện mục tiêu này, ngoài việc chỉ ra nền tảng của sự hợp nhất giữa tự sự học và nữ quyền luận ở phần dẫn luận và tương lai của tự sự học nữ quyền luận ở phần kết, nghiên cứu tập trung thảo luận các luận điểm giao thoa và hợp nhất cơ bản sau: 1) Giọng (voice) và giới (gender); 2) Cốt truyện (plot) và giới; 3) Diễn ngôn (discourse) và giới.

  • GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA, KHOA HỌC VÀ THẨM MĨ CỦA MỘC BẢN TRƯỜNG HỌC PHÚC GIANG
  • GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA, KHOA HỌC VÀ THẨM MĨ CỦA MỘC BẢN TRƯỜNG HỌC PHÚC GIANG

    • 26/10/2024 10:23:00
    • TRẦN PHI CÔNG
    • 0

    Bài viết giới thiệu khái quát về mộc bản Trường học Phúc Giang – bộ ván khắc do các danh nhân dòng họ Nguyễn Huy ở làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh chế tạo phục vụ in sách giáo khoa tóm tắt kinh điển Nho giáo phục vụ dạy học thời phong kiến từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX. Từ đó, phân tích, làm nổi bật giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mĩ của mộc bản Trường học Phúc Giang.

  • ĐẠO DIỄN KỊCH NÓI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
  • ĐẠO DIỄN KỊCH NÓI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

    • 26/10/2024 14:18:00
    • NGUYỄN HÒA AN
    • 0

    Bài viết giới thiệu lịch sử tìm hiểu, nghiên cứu lý luận kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng đạo diễn kịch nói giai đoạn 1954-1975 qua sự khái quát tình hình hoạt động của các ban kịch; các tác phẩm, đạo diễn, diễn viên, khuynh hướng và những đặc điểm công tác đạo diễn kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh.

  • BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM: NHỮNG THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
  • BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM: NHỮNG THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

    • 26/10/2024 10:14:00
    • TS TRẦN THỊ NGỌC ANH
    • 0

    Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số hiện nay là một yêu cầu tất yếu, một nhiệm vụ nặng nề, cấp bách và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bài viết chỉ ra những thách thức trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập và phát triển.