Nghiên cứu, trao đổi

  • TÁC PHẨM
  • TÁC PHẨM ''TỪ DỤ THÁI HẬU'' CỦA TRẦN THÙY MAI TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI

    • 27/07/2024 10:21:00
    • PGS, TS LÊ TÚ ANH
    • 0

    Bài viết phân tích tiểu thuyết ''Từ Dụ thái hậu'' của Trần Thùy Mai từ góc nhìn thể loại qua ba phương diện: cái nhìn rộng mở, giàu tính đối thoại về lịch sử; xóa bỏ 'khoảng cách sử thi' trong việc tái hiện lịch sử và lối trần thuật linh hoạt, hấp dẫn. Qua đó khẳng định tác phẩm không chỉ tạo được một bầu khí quyển sống động như thật mà còn thể hiện tinh thần sẵn sàng đối thoại, nhận thức, lý giải, làm rõ những mơ hồ, uẩn khúc lịch sử.

  • TINH THẦN DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP VĂN HÓA ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ TRƯƠNG VĨNH KÝ
  • TINH THẦN DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP VĂN HÓA ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ TRƯƠNG VĨNH KÝ

    • 26/07/2024 10:03:00
    • PGS, TS DƯƠNG THU HẰNG
    • 0

    Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) và Trương Vĩnh Ký (1837-1898) là hai danh nhân nổi tiếng đất Bến Tre. Tuy có sự khác biệt về nhiều phương diện nhưng điểm tương đồng bao trùm sự nghiệp văn hóa của Nguyễn Đình Chiểu và Trương Vĩnh Ký chính là tinh thần dân tộc sâu sắc, tiến bộ. Bài viết đi sâu phân tích các điểm tương đồng trong quan niệm cầm bút và nội dung trước tác của hai nhà văn hóa có vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc buổi giao thời.

  • GIÁO DỤC THẨM MĨ Ở ĐẠI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NƯỚC ĐỨC
  • GIÁO DỤC THẨM MĨ Ở ĐẠI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NƯỚC ĐỨC

    • 26/07/2024 09:23:00
    • TS TRẦN TỊNH VY
    • 0

    Bài viết giới thiệu các chiều kích của giáo dục thẩm mĩ tại Đức xoay quanh một số nội dung như giáo dục thính giác, giáo dục chính trị và giáo dục đa thẩm mĩ. Qua việc phân tích về chương trình giáo dục thẩm mĩ tại Khoa Giáo dục, Đại học Hamburg, bài viết khẳng định giáo dục thẩm mĩ là một khái niệm đa tầng, thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về cái đẹp, cá nhân và xã hội.

  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN TRUYỀN THỐNG
  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN TRUYỀN THỐNG

    • 26/07/2024 14:16:00
    • TS LA MAI THI GIA
    • 0

    Bài viết trình bày thực tiễn triển khai phương pháp giáo dục cho sinh viên Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh khi tiếp cận với cái đẹp của di sản truyền thống trong chương trình đào tạo. Qua đó góp phần bồi đắp cho thế hệ trẻ ngày nay tinh thần yêu nước thương nòi, trân trọng các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống.

  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO NGƯỜI HỌC HIỆN NAY*
  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO NGƯỜI HỌC HIỆN NAY*

    • 26/07/2024 14:14:00
    • PGS, TS BÙI THANH TRUYỀN
    • 0

    Từ việc khẳng định giáo dục thẩm mĩ cho người học là một vấn đề có tính khoa học, cấp thiết hiện nay, bài viết mô tả và phân tích thực trạng giáo dục thẩm mĩ cho người học trong hoạt động đào tạo của Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cho người học.

  • VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN Ở VIỆT NAM
  • VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN Ở VIỆT NAM

    • 26/07/2024 13:50:00
    • TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THUÝ; PGS, TS VÕ VĂN NHƠN
    • 0

    Bài viết tập trung phân tích, luận giải về vai trò của mạng xã hội trong việc giáo dục thẩm mĩ ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong thời điểm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm khuynh đảo mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Từ đó đề xuất một vài giải pháp tận dụng các đặc tính của mạng xã hội nhằm phục vụ quá trình giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, sinh viên.

  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO GIỚI TRẺ BẰNG NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH
  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO GIỚI TRẺ BẰNG NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH

    • 26/07/2024 11:00:00
    • PGS, TS PHAN THỊ BÍCH HÀ
    • 0

    Bài viết phân tích về thẩm mĩ chung của giới trẻ trong xã hội hiện đại và khẳng định việc định hướng giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho giới trẻ trong hệ thống giáo dục đại học là cần thiết. Đồng thời đề xuất định hướng thẩm mĩ cho giới trẻ bằng nghệ thuật điện ảnh bởi đó là một loại hình nghệ thuật có nhiều lợi thế, mang tính tổng hòa của nhiều loại hình nghệ thuật và là một trong những lĩnh vực có sức tác động lớn.

  • GIÁO DỤC THẨM MĨ QUA GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT
  • GIÁO DỤC THẨM MĨ QUA GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT

    • 26/07/2024 14:00:00
    • PGS, TS NGUYỄN NGỌC THƠ
    • 0

    Trên cơ sở lý thuyết vốn văn hóa của Pierre Bourdieu kết hợp với lý thuyết chức năng của Radcliffe-Brown, bài viết bàn về chức năng, ý nghĩa và các phương thức giáo dục thẩm mĩ qua giáo dục nghệ thuật; khẳng định vai trò thiết yếu của việc giáo dục nghệ thuật trong nhà trường phổ thông và đại học Việt Nam hiện nay.

  • VĂN HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI NHÌN TỪ TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
  • VĂN HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI NHÌN TỪ TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ

    • 26/07/2024 09:50:00
    • GS PHONG LÊ; TS NGUYỄN HOA BẰNG
    • 0

    Từ mối quan hệ giữa văn học với đạo đức xã hội, bài viết phân tích cơ sở hình thành những quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội trong các giai đoạn lịch sử. Qua đó, phân tích sự thể hiện đạo đức xã hội trong văn học, chức năng giáo dục đạo đức của văn học ở các giai đoạn khác nhau trong tiến trình lịch sử.

  • VÀI NÉT VỀ DI TÍCH ĐÁ KHÔNG MÁI Ở NINH VÂN, HOA LƯ, NINH BÌNH
  • VÀI NÉT VỀ DI TÍCH ĐÁ KHÔNG MÁI Ở NINH VÂN, HOA LƯ, NINH BÌNH

    • 26/06/2024 10:30:00
    • THS NGÔ THỊ KIM TUYẾN
    • 0

    Trên cơ sở phân tích đặc trưng của các di tích đá không mái ở Ninh Vân (Ninh Bình), bài viết khẳng định sự cần thiết của việc bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử và giá trị kinh tếở vùng đất cố đô Hoa Lư.

  • NHÂN VẬT NHÀ VĂN TRONG VĂN CHƯƠNG ĐƯƠNG ĐẠI
  • NHÂN VẬT NHÀ VĂN TRONG VĂN CHƯƠNG ĐƯƠNG ĐẠI

    • 26/06/2024 10:00:40
    • PGS, TS HOÀNG KIM NGỌC
    • 0

    Qua việc phân tích nhân vật nhà văn trong một số tác phẩm văn chương đương đại Việt Nam tiêu biểu, bài viết đề cập đến hiện thực cuộc sống, sự xuống cấp, suy thoái đạo đức của một số nhà văn, nhà phê bình.

  • TRỊNH CÔNG LỘC - NGƯỜI LÍNH KHÔNG HÁT ĐỒNG CA
  • TRỊNH CÔNG LỘC - NGƯỜI LÍNH KHÔNG HÁT ĐỒNG CA

    • 26/06/2024 10:00:00
    • TRẦN VĂN MINH
    • 0

    Bài viết phân tích những thành công của thơ Trịnh Công Lộc ở hai yếu tố: thứ nhất, cảm hứng chủ đạo đạt đến sự hài hòa giữa lãng mạn - sử thi với hiện thực - thế sự; thứ hai, thơ Trịnh Công Lộc đã tạo dựng được một thế giới nghệ thuật với những đặc điểm thi pháp rõ nét, độc đáo. Điều đó giúp cho ông có được vị trí xứng đáng, đắc địa trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại.

  • LÝ LUẬN VĂN NGHỆ HIỆN THỰC Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
  • LÝ LUẬN VĂN NGHỆ HIỆN THỰC Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

    • 26/06/2024 09:00:11
    • PGS, TS TRẦN VĂN TOÀN
    • 0

    Bài viết tái hiện bức tranh toàn cảnh sự hình thành và phát triển tư tưởng lý luận văn nghệ hiện thực ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX; làm rõ thêm những khái niệm như ''tả chân'', ''tả thực'', ''tả thực xã hội'' trong văn nghệ hiện thực. Qua đó khẳng định văn học hiện thực ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX có sự gắn bó sâu sắc với lý luận về cách mạng, có ảnh hưởng lâu dài ở những giai đoạn văn học tiếp theo.