Văn nghệ nước ngoài

  • ''ÔNG BỐ CHÂN DÀI'' VÀ ''KẺ THÙ YÊU DẤU'' TỪ GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC NỮ QUYỀN

    • 25/12/2024 14:14:00
    • PGS, TS LÊ TRÀ MY
    • 0

    Dựa vào nghiên cứu của S. Lanser về tự sự học nữ quyền, bài viết thực hành khảo sát truyện ''Ông bố chân dài'' và ''Kẻ thù yêu dấu'' từ góc độ truyện kể của một nhà văn nữ, lý giải cấu trúc truyện kể trên cơ sở cảm quan giới với những đặc điểm riêng trong lối viết phụ nữ. Từ đó phát hiện mối liên quan cấu trúc tự sự và đặc điểm căn tính nữ cùng lối viết phụ nữ thể hiện qua chiến lược tự sự và mô hình không gian của những truyện này.

  • NƯỚC NGA TRONG THƠ CỦA VLADIMIR NABOKOV
  • NƯỚC NGA TRONG THƠ CỦA VLADIMIR NABOKOV

    • 26/11/2024 15:18:00
    • TS ĐỖ THỊ HƯỜNG
    • 0

    Bài viết tái hiện nước Nga trong thơ Nabokov qua nỗi nhớ, sự cô độc của nhân vật trữ tình khi rời xa quê hương, dáng vẻ nước Nga văn hóa cổ xưa nhìn từ thiên nhiên, điền trang, những địa danh và nhân kiệt nổi tiếng của nước Nga. Từ đó, khẳng định vị trí không thể thay thế của nước Nga trong sáng tác của các nhà văn Nga, đặc biệt là các nhà văn Nga di cư.

  • NỤ CƯỜI VÀ NƯỚC MẮT TRONG TRUYỆN NGẮN SEKHOV
  • NỤ CƯỜI VÀ NƯỚC MẮT TRONG TRUYỆN NGẮN SEKHOV

    • 26/11/2024 15:16:00
    • PGS, TS NGUYỄN TRƯỜNG LỊCH
    • 0

    Trên cơ sở giới thiệu ''Tuyển tập truyện ngắn Sekhov'', bài viết khái quát nội dung và phân tích giá trị một số truyện ngắn tiêu biểu của văn hào Sekhov. Qua đó khẳng định sự thành công của nhà văn trong việc tập trung khám phá số phận lớp người bình thường giữa cuộc sống hằng ngày với ''nụ cười và nước mắt''.

  • VƯỢT THOÁT CHỦNG TỘC VÀ QUÁ TRÌNH KIẾN TẠO CĂN TÍNH NGƯỜI DA ĐEN TRONG TIỂU THUYẾT
  • VƯỢT THOÁT CHỦNG TỘC VÀ QUÁ TRÌNH KIẾN TẠO CĂN TÍNH NGƯỜI DA ĐEN TRONG TIỂU THUYẾT ''NỬA KIA BIỆT TÍCH'' CỦA BRIT BENNETT

    • 27/10/2024 15:07:00
    • PGS, TS NGUYỄN THỊ NHƯ TRANG;TRẦN MẠNH CƯỜNG
    • 0

    Bài viết vận dụng lý thuyết giao thoa, nữ quyền luận, lý thuyết bắt chước và mô hình liên tầng căn tính để phân tích, đánh giá quá trình vượt thoát chủng tộc và kiến tạo căn tính của người da đen trong tiểu thuyết ''Nửa kia biệt tích'' của Brit Bennett. Trên cơ sở đó, khẳng định khả năng bị phá vỡ của những quan điểm vốn mang đậm tính yếu tính luận như chủng tộc trong bối cảnh thế giới với sự xâm lấn ngày càng sâu sắc giữa nhiều nhóm, nhiều cộng đồng khác nhau.

  • TIẾNG NÓI CỦA SUBALTERN VIỆC VIẾT SỬ TỪ DƯỚI LÊN Ở ẤN ĐỘ VÀ VAI TRÒ CỦA PHÊ BÌNH VĂN HỌC
  • TIẾNG NÓI CỦA SUBALTERN VIỆC VIẾT SỬ TỪ DƯỚI LÊN Ở ẤN ĐỘ VÀ VAI TRÒ CỦA PHÊ BÌNH VĂN HỌC

    • 25/08/2024 15:04:00
    • PGS, TS PHẠM PHƯƠNG CHI
    • 0

    Bài viết phân tích các quan niệm về thuật ngữ subaltern trong phê bình hậu thuộc địa; nỗ lực của các nhà phê bình trong việc làm cho tiếng nói của người subaltern được hiển lộ trong lịch sử Ấn Độ và khẳng định vai trò quan trọng của các nhà phê bình trong việc diễn giải, tập hợp sự miêu tả giả xác thực, ''đọc'' được tiếng nói subaltern trong tác phẩm văn học.

  • HÌNH TƯỢNG THẨM MĨ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MISHIMA YUKIO*
  • HÌNH TƯỢNG THẨM MĨ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MISHIMA YUKIO*

    • 27/07/2024 14:51:00
    • KHƯƠNG VIỆT HÀ
    • 0

    Bài viết khảo sát ba hình tượng thẩm mĩ tiêu biểu trong tiểu thuyết ''Kim Các Tự'' (Kinkaku-ji, 1956) của Mishima Yukio là hình tượng Chùa Vàng, người phụ nữ và thiên nhiên Nhật Bản. Bên cạnh các phương thức thẩm mĩ, những hình tượng nghệ thuật nói trên khiến ''Kim Các Tự'' ở nhiều phương diện trở thành một tiểu luận mĩ học, một tuyên ngôn nghệ thuật của tác giả về Cái Đẹp.

  • TÍNH DỰ BÁO TRONG THI PHÁP KỊCH CỦA ALFRÊĐ ĐỜ MUYXÊ
  • TÍNH DỰ BÁO TRONG THI PHÁP KỊCH CỦA ALFRÊĐ ĐỜ MUYXÊ

    • 27/07/2024 13:57:00
    • PGS, TS PHẠM DUY KHUÊ
    • 0

    Bài viết phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng tư tưởng và suy cảm nghệ sĩ tạo nên thi pháp kịch của Alfrêd Đờ Muyxê. Đồng thời, qua phân tích những tác phẩm tiêu biểu của Alfrêd Đờ Muyxê, bài viết chỉ rõ tính dự báo trong thi pháp kịch của ông.

  • TÌNH CẢM CỦA NHÂN DÂN TRUNG QUỐC DÀNH CHO CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH QUA VĂN THƠ
  • TÌNH CẢM CỦA NHÂN DÂN TRUNG QUỐC DÀNH CHO CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH QUA VĂN THƠ

    • 21/05/2024 10:00:00
    • PGS, TS LÊ HUY TIÊU
    • 0

    Bài viết phân tích những tác phẩm thơ văn của các tác giả Trung Quốc về Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm hiện lên hình ảnh, phẩm chất, nhân cách, tác phong, đạo đức của Người. Qua đó thấy rõ tình cảm thân thiết, sự ngợi ca của nhân dân Trung Quốc dành cho Hồ Chủ tịch kính yêu.

  • TỰ DO VÀ SÁNG TẠO – NHÌN TỪ MINH TRIẾT R. TAGORE
  • TỰ DO VÀ SÁNG TẠO – NHÌN TỪ MINH TRIẾT R. TAGORE

    • 26/03/2024 09:00:00
    • PGS, TS NGUYỄN VĂN HẠNH*
    • 0

    Tự do và sáng tạo là vấn đề được nhận thức, lý giải theo những chiều hướng, cách thức khác nhau. Bài viết dựa trên cơ sở minh triết của R. Tagore để bàn về tự do và sáng tạo ở một số vấn đề cụ thể như: bản chất của tự do; quan hệ tự do và sáng tạo; để có tự do sáng tạo, người nghệ sĩ cần phải có những phẩm chất gì...

  • ĐỌC LẠI
  • ĐỌC LẠI ''BA NGƯỜI LÍNH NGỰ LÂM'' CỦA ALEXANDRE DUMAS

    • 20/03/2024 10:00:00
    • PGS, TS LÊ NGUYÊN CẨN
    • 0

    Trên cơ sở phân tích tiểu thuyết ''Ba người lính ngự lâm'' của nhà văn Alexandre Dumas, bài viết một lần nữa khẳng định tài năng kể chuyện và truyền tải ý nghĩa về cách thức hành xử cần thiết mà mỗi con người trong thời đại họ sống, về sức mạnh của sự đoàn kết, về sự ý thức về trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng.

  • VỀ
  • VỀ ''HỘI CHỨNG BOVARY'' TRONG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA GUSTAVE FLAUBERT

    • 24/01/2024 10:00:00
    • PGS, TS LÊ NGUYÊN CẨN
    • 0

    Trên cơ sở phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật của của G. Flauberttrong tác phẩm ''Bà Bovary'', bài viết khẳng định: Cái riêng đặc sắc của G. Flaubert thể hiện qua quan điểm mĩ học mới, qua cách viết, lối viết đầy sáng tạo độc đáo, mang dấu ấn khơi hướng, mở đường... đã khiến nhân vật Bovary thành dạng tính cách đặc trưng của một tầng lớp người, một thời đại, thành ''hội chứng Bovary''. Và chính sáng tạo độc đáo này đã khẳng định tài năng và vị trí của G. Flaubert trên văn đàn Pháp thế kỷ XIX

  • THIÊN HOÀNG GO-TOBA VÀ NIỀM ĐAM MÊ VĨNH CỬU VỚI THƠ CA NHẬT BẢN
  • THIÊN HOÀNG GO-TOBA VÀ NIỀM ĐAM MÊ VĨNH CỬU VỚI THƠ CA NHẬT BẢN

    • 20/12/2023 10:00:00
    • TS LÊ THỊ THANH TÂM*
    • 0

    Go-Toba (1180-1239) được coi như một nghệ sĩ nồng nhiệt và kiêu bạc. Ông đã trở thành biểu tượng lớn về một Thiên hoàng – nghệ nhân khi bảo trợ cho nghệ thuật đương thời, như việc làm tinh tuyển ''Shin Kokinwakashu'' (Tân Cổ Kim hoà ca tập). Bên cạnh việc tạo nên một thể thơ mới là waka, tập thơ do ông bảo trợ còn góp phần cho sự phát triển của văn học nữ lưu thời kỳ Heian.

  • LỊCH SỬ XUẤT BẢN
  • LỊCH SỬ XUẤT BẢN ''LỖ TẤN TOÀN TẬP'' VÀ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI TÁC PHẨM LỖ TẤN

    • 20/12/2023 10:00:00
    • PGS, TS LÊ THỜI TÂN
    • 0

    Bài viết dựng lại một lược sử xuất bản ''Lỗ Tấn toàn tập'' tại Trung Quốc gần một thế kỷ qua, đồng thời bàn chung về thể loại tác phẩm của văn hào. Việc giới thiệu toàn tập và bàn về thể loại trước tác - sáng tác này cũng là một cách cho thấy chân dung văn hóa đại văn hào Lỗ Tấn

  • VỀ ĐỘI NGŨ TÁC GIẢ VÀ THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC TRẺ EM TRUNG QUỐC TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
  • VỀ ĐỘI NGŨ TÁC GIẢ VÀ THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC TRẺ EM TRUNG QUỐC TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

    • 23/11/2023 10:51:29
    • TS TRẦN THỊ NHUNG
    • 0

    Bài viết miêu tả khái quát diện mạo của văn học trẻ em Trung Quốc đầu thế kỷ XXI trên phương diện đội ngũ sáng tác và thể loại. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khoảng hai thập niên đầu thế kỷ XXI, về đội ngũ tác giả, văn học trẻ em Trung Quốc có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, xuất hiện nhóm tác giả tiêu biểu, tác giả có thương hiệu, tác giả bán chạy; về thể loại, văn học trẻ em hết sức phong phú, đa dạng.

  • THIÊN NHIÊN NHƯ LÀ MỘT DẠNG SUBALTERN TRONG TÁC PHẨM VIẾT CHO TRẺ EM CỦA RABINDRANATH TAGORE
  • THIÊN NHIÊN NHƯ LÀ MỘT DẠNG SUBALTERN TRONG TÁC PHẨM VIẾT CHO TRẺ EM CỦA RABINDRANATH TAGORE

    • 02/11/2023 09:00:43
    • PHẠM PHƯƠNG CHI
    • 0

    Bài viết giới thuyết về lý thuyết subaltern, nghiên cứu môi trường, tiếng nói của sinh vật không phải con người. Từ đó, dựa trên cách tiếp cận subaltern, bài viết phân tích một luận điểm tinh thần lấy con người, thậm chí là con người thuộc nhóm đặc tuyển (elite), làm trung tâm trong bức chân dung về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong tác phẩm của R. Tagore - thiên nhiên như là một dạng subaltern.

  • ''SỰ IM LẶNG CỦA BIỂN'' - TIẾNG NÓI NHÀ VĂN TRƯỚC KẺ XÂM LƯỢC

    • 09/09/2023 02:20:46
    • PGS, TS PHÙNG NGỌC KIÊN
    • 0

    Bài viết phân tích tác phẩm Sự im lặng của biển của Vercors - nhà văn kháng chiến Pháp trong thời gian Thế chiến 2 để chỉ ra rằng sự giản dị của cốt truyện là một cách biểu đạt cho tinh thần kháng chiến của những người dân vùng Tạm chiếm. Đó cũng là một ẩn dụ cho ngòi bút của những nghệ sĩ - chiến sĩ không chấp nhận cộng tác với kẻ thù. Qua đó lý giải lựa chọn giữa trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ với sự tự do sáng tạo nghệ thuật trong tình thế khó khăn của nước Pháp lúc đó.

1