Hội thảo được tổ chức vào thời điểm rất có ý nghĩa, khi Đảng ta vừa hoàn thành tổng kết 15 năm thựHội thảo được tổ chức vào thời điểm rất có ý nghĩa, khi Đảng ta vừa hoàn thành tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; đang triển khai từng bước việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước ta trong năm 2024, hướng tới năm 2025.c hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; đang triển khai từng bước việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước ta trong năm 2024, hướng tới năm 2025.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy cùng khoảng 200 đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và các nhà khoa học…
Quang cảnh Hội thảo khoa học toàn quốc tại phiên thảo luận thứ nhất.
Các đồng chí PGS, TS, Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng; TS Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; cùng các Phó Chủ tịch Hội đồng: PGS, TS Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; TS Bùi Thế Đức, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; TS Ngô Phương Lan, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh; PGS, TS Trần Khánh Thành, nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội đồng chủ trì Hội thảo.
Theo Ban Tổ chức, Hội thảo đã nhận được 126 tham luận. Số lượng tham luận chứng tỏ chủ đề Hội thảo nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các cơ quan tuyên giáo, văn hoá, văn nghệ; các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và văn nghệ sĩ cả nước.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội thảo.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng hiếm có dân tộc nào trên thế giới này đã anh dũng, kiên cường vượt qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ như dân tộc Việt Nam. Quá trình phát triển, hiện đại hóa nền văn học, nghệ thuật Việt Nam trong thế kỷ XX gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc, cùng những cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc, chống xâm lấn, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vẹn toàn từng tấc đất cha ông để lại. Đặc điểm lịch sử đó đã ghi dấu ấn đặc biệt sâu sắc trong văn học, nghệ thuật nước nhà. Trong đó, đề tài về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng đã được phản ánh một cách đậm nét và sâu sắc. Hiện thực cách mạng hào hùng của dân tộc, những chiến công to lớn của lực lượng vũ trang, hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho những sáng tác văn học, nghệ thuật. Người chiến sĩ lực lượng vũ trang không những là đối tượng phản ánh của các tác phẩm văn học, nghệ thuật mà còn là lực lượng trực tiếp sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị phục vụ cho cách mạng, cho nhân dân.
PGS, TS, Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ phát biểu khai mạc và Đề dẫn Hội thảo.
Báo cáo đề dẫn của PGS, TS, Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh: Trong lịch sử phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam thời hiện đại, đề tài về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Sự ra đời và phát triển của mảng văn học, nghệ thuật tiêu biểu và xuyên suốt này đã góp phần làm phong phú thêm nền văn học, nghệ thuật của dân tộc. Đây là một chủ đề không chỉ mang tính sử thi hào hùng mà còn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc. Dù không còn giữ vị trí chủ lưu như trong giai đoạn 1945-1975 nhưng dòng văn học, nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng vẫn luôn là dòng chảy quan trọng hàng đầu, có sức định hướng và lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn nghệ nước nhà. Dòng văn nghệ đó luôn nhận được sự quan tâm của các thế hệ văn nghệ sĩ, giới nghiên cứu lý luận, phê bình và đông đảo công chúng trên cả nước.
Hội thảo tập trung luận bàn xung quanh mấy nhóm vấn đề sau:
1) Đánh giá thực trạng của văn học, nghệ thuật trong việc phản ánh truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và quân đội ta trong 80 năm qua, nhất là mảng đề tài về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng. Sau năm 1975, đặc biệt là sau hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc thập niên bảy mươi, tám mươi thế kỷ XX, mảng đề tài này tiếp tục được nhìn nhận, đánh giá và thể hiện như thế nào.
2) Phân tích, đánh giá thực trạng văn học, nghệ thuật tham gia phản ánh tầm vóc, ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ở thời điểm 70 năm trước và những năm sau; quá trình hình thành và phát triển của hình tượng Bộ đội Cụ Hồ, hình tượng nhân dân anh hùng từ khi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân cuối năm 1944, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng cho đến nay.
3) Phân tích, đánh giá thực trạng, vai trò của văn học, nghệ thuật cách mạng trong việc phản ánh hiện thực đời sống thời chiến tranh và thời hậu chiến.
4) Đánh giá vai trò của các nhà văn, nghệ sĩ trong việc khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ, hình tượng công an nhân dân và các lực lượng vũ trang qua các thời kỳ cách mạng. Tập trung vào các vấn đề: đội ngũ tác giả; thể loại tác phẩm; nội dung và nghệ thuật tác phẩm; chính sách, cơ chế, điều kiện, nguồn lực để khích lệ, cổ vũ sáng tác về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.
5) Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa - xã hội đến sự hình thành và phát triển của đội ngũ sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng, từ đó làm rõ hơn bối cảnh lịch sử, những thách thức cũng như cơ hội mà các nhà văn, nghệ sĩ đã phải đối mặt trong quá trình sáng tạo, trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các tác phẩm văn học, nghệ thuật hôm nay và mai sau.
6) Đánh giá quá trình vận động và phát triển tư duy lý luận của Đảng và Nhà nước ta trong chỉ đạo, định hướng, khích lệ dòng văn học, nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.
7) Đề xuất các hướng đi, cách làm trong nghiên cứu, giảng dạy, phê bình và tiếp nhận giá trị các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề này.
Kết quả Hội thảo sẽ là cơ sở, luận cứ khoa học để Hội đồng xây dựng báo cáo gửi Thường trực Ban Bí thư; Ban Tuyên giáo Trung ương đưa vào nội dung tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tư vấn cho Đảng, Nhà nước tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và có những quyết sách đúng đắn, kịp thời để phát triển công nghiệp văn hóa nước nhà; phát huy vai trò định hướng của lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trong hoạt động thực tiễn.