Văn nghệ và đời sống

  • VÀI SUY NGHĨ VỀ BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG VÀ SAU ĐẠI DỊCH COVID-19
  • VÀI SUY NGHĨ VỀ BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG VÀ SAU ĐẠI DỊCH COVID-19

    • 11/10/2024 12:41:00
    • THS LÊ HỮU LUẬN
    • 0

    Bài viết tập trung phân tích hoạt động của Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh trong và sau đại dịch Covid-19, từ việc phải ngừng hoạt động do giãn cách xã hội đến giai đoạn phục hồi sau dịch. Từ đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động nghệ thuật tại Nhà hát, bao gồm tổ chức các chương trình biểu diễn mới, tạo điều kiện cho khán giả và hợp tác quốc tế để phục hồi vị thế của Nhà hát.

  • PHÁT HUY DI SẢN TƯ LIỆU THẾ GIỚI 82 BIA TIẾN SĨ TẠI VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM QUA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC DI SẢN
  • PHÁT HUY DI SẢN TƯ LIỆU THẾ GIỚI 82 BIA TIẾN SĨ TẠI VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM QUA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC DI SẢN

    • 11/10/2024 10:14:00
    • ĐƯỜNG NGỌC HÀ
    • 0

    Từ việc chỉ ra những quan niệm về giáo dục di sản trên thế giới và các văn bản hướng dẫn ở Việt Nam, bài viết phân tích việc xây dựng chương trình giáo dục di sản bia tiến sĩ cho học sinh các cấp học ở Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Qua đó nhấn mạnh mục tiêu đưa di sản đến với công chúng, đồng thời nâng cao năng lực sáng tạo và mở ra một hướng đi mới cho di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong công tác phát huy giá trị di sản của 82 bia tiến sĩ.

  • NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỘNG TRONG THIẾT KẾ WEBSITE CHO TRẺ EM
  • NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỘNG TRONG THIẾT KẾ WEBSITE CHO TRẺ EM

    • 26/08/2024 14:25:00
    • MAI THỊ THÙY HƯƠNG; ĐOÀN THỊ KIM DUNG
    • 0

    Bài viết phân tích việc sử dụng hình ảnh động trong thiết kế website cho trẻ em qua các yếu tố xây dựng thư viện ảnh động theo chủ đề, lựa chọn màu sắc, sắp xếp bố cục, tích hợp yếu tố đa phương tiện… Qua đó để thấy rằng, yếu tố ảnh động không chỉ đáp ứng về mặt thẩm mĩ mà còn khơi gợi tư duy, tính sáng tạo, trí tưởng tượng và cảm xúc tích cực của trẻ em trong tiếp cận kiến thức.

  • SƠN MÀI MĨ THUẬT ỨNG DỤNG THEO ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
  • SƠN MÀI MĨ THUẬT ỨNG DỤNG THEO ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

    • 26/08/2024 14:16:00
    • NGUYỄN THANH GIANG*
    • 0

    Bài viết bàn về việc phát triển các sản phẩm sơn mài ứng dụng theo định hướng bảo tồn, cải tạo và phát triển nhằm lưu giữ, khẳng định bản sắc, giá trị độc đáo của nghề sơn mài truyền thống Việt Nam, hướng đến phát triển thương hiệu quốc gia và thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa vật thể giữa các nước trong khu vực.

  • NGHỀ DỆT TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI PÀ THẺN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
  • NGHỀ DỆT TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI PÀ THẺN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

    • 26/08/2024 13:54:00
    • THS LÝ THỊ LOAN*
    • 0

    Bài viết đề cập đến nghề dệt truyền thống của người Pà Thẻn, những thách thức hiện tại và các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa. Từ đó, khẳng định việc bảo tồn, phát huy không chỉ nhằm giữ gìn truyền thống mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của văn hóa dân tộc.

  • HÌNH TƯỢNG ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ TRÊN KIẾN TRÚC CẦU CỔ KHU VỰC CHÂU THỔ BẮC BỘ
  • HÌNH TƯỢNG ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ TRÊN KIẾN TRÚC CẦU CỔ KHU VỰC CHÂU THỔ BẮC BỘ

    • 26/08/2024 10:03:00
    • BÙI VĂN LONG*
    • 0

    Bài viết phân tích nghệ thuật trang trí trong kiến trúc và các hoa văn điêu khắc cầu cổ vùng châu thổ Bắc Bộ qua các hình tượng vật linh như rồng, lân, rùa; hình tượng hoa, lá, mây, sóng nước. Có thể thấy rằng, điêu khắc trang trí trên cầu cổ không chỉ mang đến những giá trị đặc sắc về nghệ thuật mà còn thể hiện niềm tự hào của người dân về những di sản văn hóa, nghệ thuật của quê hương.

  • KHAI THÁC HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG*
  • KHAI THÁC HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG*

    • 27/07/2024 09:59:00
    • PHẠM DUY ANH
    • 0

    Bài viết khái quát nội dung lý luận và lịch sử mĩ thuật trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hình ảnh và tiêu chí lựa chọn hình ảnh trong nội dung lý luận và lịch sử mĩ thuật. Từ đó đưa ra cách thức khai thác hình ảnh trong dạy nội dung lý luận và lịch sử mĩ thuật trong nhà trường ở cấp Trung học phổ thông một cách hiệu quả.

  • NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SÁNG TÁC TRANH PHONG CẢNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 1996-2020
  • NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SÁNG TÁC TRANH PHONG CẢNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 1996-2020

    • 27/07/2024 16:27:00
    • ĐỖ MẠNH HẢI
    • 0

    Bài viết phân tích các yếu tố kiến thức nền tảng, lịch sử, văn hóa, môi trường và xã hội tác động đến sáng tác tranh phong cảnh miền núi phía Bắc giai đoạn 1996-2020. Đó là những nhân tố ảnh hưởng đến nội dung, chủ đề, ý nghĩa của tranh phong cảnh miền núi phía Bắc, qua đó giúp người xem hiểu rõ hơn về quá trình phát triển và sự đa dạng của nghệ thuật tranh phong cảnh giai đoạn này.

  • ĐIỆN ẢNH LÀ “HỒN CỐT CỦA HỒN CỐT”
  • ĐIỆN ẢNH LÀ “HỒN CỐT CỦA HỒN CỐT”

    • 27/07/2024 15:30:00
    • GS, TS TRÌNH QUANG PHÚ
    • 0

    Từ những đánh giá bước đầu về thời kỳ hội nhập quốc tế, đoàn kết, hữu nghị hiện nay, bài viết đưa ra những luận bàn, cảm nghĩ cũng như khẳng định niềm tin vào những bước tiến mới của nền điện ảnh nước nhà.

  • CƠN SỐT PHÒNG VÉ TỪ PHIM
  • CƠN SỐT PHÒNG VÉ TỪ PHIM ''MAI'' CỦA ĐẠO DIỄN TRẤN THÀNH VÀ PHIM ''ĐÀO, PHỞ VÀ PIANO'' CỦA ĐẠO DIỄN PHI TIẾN SƠN

    • 28/06/2024 10:00:00
    • TS NGUYỄN THANH ĐẠT
    • 0

    Hiện tượng cơn sốt phòng vé từ bộ phim ''Mai'' của đạo diễn Trấn Thành và phim ''Đào, phở và piano'' của đạo diễn Phi Tiến Sơn đã tạo ra một hiệu ứng đặc biệt đối với công chúng yêu nghệ thuật điện ảnh Việt Nam. Trên cơ sở nhận diện thành công của hai bộ phim trên ở nhiều phương diện khác nhau, bài viết đưa ra những gợi mở nhằm thúc đẩy nỗ lực làm cho điện ảnh Việt Nam có được nhiều tác phẩm chất lượng hơn.

  • DÂN CA TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MƯỜNG Ở PHÚ THỌ HIỆN NAY
  • DÂN CA TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MƯỜNG Ở PHÚ THỌ HIỆN NAY

    • 22/05/2024 10:00:00
    • TS TẠ THỊ THU HIỀN
    • 0

    Bài viết khái quát về vai trò của dân ca trong đời sống sinh hoạt thường ngày của cộng đồng người Mường hiện nay. Đồng thời khẳng định sự đa dạng của các thể loại dân ca dân gian này đã góp phần làm phong phú cho không gian nghệ thuật dân ca Phú Thọ nói riêng và dân ca Việt Nam nói chung.

  • QUẢNG NINH: PHÁT TRIỀN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA DỰA TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO ĐƯỢC TỔ CHỨC SẢN XUẤT Ở TRÌNH ĐỘ CAO
  • QUẢNG NINH: PHÁT TRIỀN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA DỰA TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO ĐƯỢC TỔ CHỨC SẢN XUẤT Ở TRÌNH ĐỘ CAO

    • 15/04/2024 12:00:00
    • Nguyễn Thị Hạnh
    • 0

    Sáng 15/4, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh đã diễn ra Lễ Khai mạc Lớp Bồi dưỡng lý luận, phê bình trẻ 2024, với chủ đề ''Văn học nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận – phê bình và quảng bá'' do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức. Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã đến dự và phát biểu chào mừng. lyluanphebinh.vn trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu

  • KHÁNH HÒA: XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA THEO HƯỚNG PHÁT HUY CÁC  GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
  • KHÁNH HÒA: XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA THEO HƯỚNG PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

    • 03/04/2024 12:00:00
    • Nguyễn Khắc Toàn
    • 0

    Sáng 3/4, tại Nha Trang, Khánh Hòa đã diễn ra Lễ Khai mạc Lớp Bồi dưỡng lý luận, phê bình trẻ 2024, chủ đề ''Văn học nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận – phê bình và quảng bá'' do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức. Đồng chí Nguyễn Khắc Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã đến dự và phát biểu chào mừng. lyluanphebinh.vn trân trọng giới thiệu nội dung.

  • DẤU ẤN TƯỢNG CHÂN DUNG THẦY GIÁO, HỌA SĨ TÔN THẤT ĐÀO
  • DẤU ẤN TƯỢNG CHÂN DUNG THẦY GIÁO, HỌA SĨ TÔN THẤT ĐÀO

    • 24/03/2024 09:00:00
    • TS ĐỖ XUÂN PHÚ
    • 0

    Bài viết giới thiệu tiểu sử và sự nghiệp, những đóng góp to lớn của thầy giáo, họa sĩ Tôn Thất Đào đối với lịch sử xây dựng và phát triển Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế, cũng như đối với mĩ thuật Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực đào tạo. Đồng thời giới thiệu quá trình xây dựng tượng chân dung thầy giáo, họa sĩ Tôn Thất Đào trong khuôn viên Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế - công trình thể hiện tấm lòng thành kính tri ân của các thế hệ đồng nghiệp, sinh viên qua các thời kỳ đối với

12