Nghiên cứu, trao đổi

  • CẢM XÚC NHƯ NHỮNG KIẾN TẠO VĂN HÓA NƯỚC MẮT PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ X-XVII
  • CẢM XÚC NHƯ NHỮNG KIẾN TẠO VĂN HÓA NƯỚC MẮT PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ X-XVII

    • 20/12/2023 04:00:50
    • MAI THỊ THU HUYỀN
    • 0

    Bài viết chỉ ra khuynh hướng định giới và phân tầng trong lối trình hiện nước mắt phụ nữ và nước mắt nam nhân ở văn học thế kỷ X-XVII và tập trung làm rõ cơ chế văn hóa đã chi phối đến lối trình hiện đó. Bài viết cho rằng sự lép vế của phụ nữ trong việc sử dụng phương thức biểu đạt cảm xúc này không chỉ hé lộ sự mất cân bằng giới tính trong việc tái hiện bằng văn chương mà còn thể hiện quyền lực của nam giới trong vai trò người sáng tác chính, người ấn định khuôn mẫu giới và chuẩn mực cảm xúc.

  • NHÌN LẠI KIỂU NHÂN VẬT NGƯỜI NỮ ANH HÙNG TRONG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM
  • NHÌN LẠI KIỂU NHÂN VẬT NGƯỜI NỮ ANH HÙNG TRONG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

    • 20/12/2023 10:00:00
    • TS MAI ANH TUẤN
    • 0

    Bài viết tập trung phân tích một số phim Việt Nam như "Con chim vành khuyên" (1962), "Chị Tư Hậu" (1963), "Dòng máu anh hùng" (2005), "Hai Phượng" (2019) nhằm nhận diện, đánh giá quá trình xây dựng, sáng tạo nhân vật người nữ anh hùng trong điện ảnh Việt. Đồng thời, phân tích một số thủ pháp điện ảnh mà đạo diễn Việt Nam thường sử dụng, đặc biệt hiệu quả, khiến hình tượng người nữ anh hùng Việt không hề đứt đoạn qua chiều dài thời gian.

  • QUAN NIỆM VÀ THỰC HÀNH NỮ QUYỀN CỦA NỮ SĨ HUỲNH THỊ BẢO HÒA
  • QUAN NIỆM VÀ THỰC HÀNH NỮ QUYỀN CỦA NỮ SĨ HUỲNH THỊ BẢO HÒA

    • 20/12/2023 12:00:00
    • TS ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
    • 0

    Huỳnh Thị Bảo Hòa (1896-1982) là một trong không nhiều phụ nữ Việt Nam tiên phong viết báo, viết văn, dùng trường văn trận bút cùng các hoạt động xã hội khác như diễn thuyết, lập hội đoàn để phổ biến và tranh đấu cho quyền phụ nữ, nam nữ bình quyền và nữ quyền ở Việt Nam. Bài viết tái dựng hành trạng và sự nghiệp của Huỳnh Thị Bảo Hòa, từ đó, thảo luận về quan niệm và các thực hành nữ quyền của bà trong bối cảnh khởi đầu phong trào nữ quyền mang gương mặt phụ nữ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

  • LỊCH SỬ TỪ ĐIỂM NHÌN NỮ GIỚI
  • LỊCH SỬ TỪ ĐIỂM NHÌN NỮ GIỚI

    • 21/12/2023 10:00:00
    • PGS, TS THÁI PHAN VÀNG ANH
    • 0

    Ở Việt Nam, không nhiều nhà văn nữ viết về đề tài lịch sử. Việc viết tự sự hư cấu về lịch sử, tự nó, là một sự ''khác'', nếu đặt trong những hệ đề tài mà các tác giả nữ thường quan tâm. Với hàng loạt tiểu thuyết, truyện ngắn lịch sử của các nhà văn nữ, lịch sử đã được diễn giải từ cái nhìn của nữ giới. Bài viết quan tâm đến lối viết nữ khi tìm hiểu lịch sử - lối viết đặt nữ giới vào vị trí trung tâm.

  • TRUYỆN VIỆT NAM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TỪ GÓC NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN
  • TRUYỆN VIỆT NAM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TỪ GÓC NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN

    • 20/12/2023 08:30:00
    • PGS, TS TRẦN KHÁNH THÀNH
    • 0

    Bài viết tổng quan về đội ngũ những tác giả nữ tiêu biểu thế hệ 7X, 8X, 9X để từ đó thấy rằng, sang thế kỷ XXI, nữ giới càng tự khẳng định mình trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động sáng tác văn chương. Từ góc nhìn nữ quyền luận, bài viết tập trung vào những sáng tác trên không gian mạng qua việc phân tích ba vấn đề: ý thức nữ quyền trong tình yêu, hôn nhân; số phận của người phụ nữ nhìn từ nữ giới; giới tính và đồng tính luyến ái.

  • PHỤ NỮ, CHIẾN TRANH VÀ SỰ KIẾN TẠO HÌNH DUNG VỀ CỘNG ĐỒNG (TRƯỜNG HỢP TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU)*
  • PHỤ NỮ, CHIẾN TRANH VÀ SỰ KIẾN TẠO HÌNH DUNG VỀ CỘNG ĐỒNG (TRƯỜNG HỢP TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU)*

    • 20/12/2023 10:00:00
    • TS ĐẶNG THỊ BÍCH HỒNG
    • 0

    Bài viết phân tích các tác phẩm Nguyễn Quang Thiều viết về phụ nữ và chiến tranh để cho thấy cách nhà văn kiến tạo hình dung về cộng đồng với những câu chuyện vừa thống nhất vừa gián đoạn. Một mặt, nhà văn chia sẻ hình dung về tập thể những con người đi qua chiến tranh bằng tất cả ý chí chiến đấu để bảo vệ nền hòa bình, độc lập dân tộc. Mặt khác, Nguyễn Quang Thiều tạo nên các diễn ngôn tiểu tự sự về thân phận cá nhân, về nỗi bất hạnh riêng tư của người phụ nữ trong chiến tranh và hậu chiến.

  • ĐỂ ĐÔ THỊ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THỜI KỲ MỚI CỦA ĐẤT NƯỚC
  • ĐỂ ĐÔ THỊ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THỜI KỲ MỚI CỦA ĐẤT NƯỚC

    • 21/12/2023 12:00:29
    • PHẠM THANH TÙNG
    • 0

    Bài viết cho thấy một cái nhìn tổng quan khá đậm nét về bức tranh toàn cảnh hệ thống đô thị Việt Nam trong thời kỳ mới của đất nước, giúp chúng ta hiểu thêm định hướng về đô thị hóa, về phát triển đô thị của nước ta trong những năm tới. Từ thực tế phát triển đô thị Việt Nam, bài viết cũng đưa ra những yêu cầu và một số giải pháp để phát triển đô thị Việt Nam một cách bền vững.

  • PHIM
  • PHIM ''TRO TÀN RỰC RỠ'' VÀ KHẢ NĂNG TRUYỀN CẢM HỨNG CHO KHÁN GIẢ VIỆT

    • 20/12/2023 11:00:03
    • NGUYỄN THỊ NAM
    • 0

    Bài viết giới thiệu bộ phim ''Tro tàn rực rỡ'' của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, chỉ ra giá trị tiêu biểu và những nét độc đáo của bộ phim này. Đồng thời, lý giải nguyên nhân vì sao bộ phim chưa nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả Việt Nam.

  • VĂN HỌC HÀ NỘI TRONG CHỐNG PHÁP (1947-1954) VÀ 20 NĂM VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM(1956-1975) QUA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
  • VĂN HỌC HÀ NỘI TRONG CHỐNG PHÁP (1947-1954) VÀ 20 NĂM VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM(1956-1975) QUA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

    • 20/12/2023 09:00:38
    • GS PHONG LÊ
    • 0

    Bài viết góp phần phác thảo diện mạo văn học Hà Nội và văn học Miền Nam; làm rõ thêm văn học Hà Nội trong chống Pháp (1947-1954) và 20 năm văn học Miền Nam trong chống Mĩ (1956-1975) qua những tác phẩm nghiên cứu-phê bình: ''Văn nghệ Hà Nội những năm 1947-1954'' của Lê Văn Ba; ''Văn hóa, văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mĩ tại Nam Việt Nam 1954-1975'' của Trần Trọng Đăng Đàn; ''Nhìn lại một chặng đường văn học'' của Trần Hữu Tá.

  • VẤN ĐỀ ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH
  • VẤN ĐỀ ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH

    • 01/12/2023 04:00:16
    • PHẠM THỊ THIỂM*
    • 0

    Trong lịch sử phát triển tiểu thuyết ở Việt Nam, tiểu thuyết của Nhất Linh có một vị trí đặc biệt quan trọng. Với những đổi mới và cách tân trên nhiều phương diện, Nhất Linh đã góp phần đặt nền tảng cho sự hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam. Bài viết bàn về vấn đề đối thoại trong tiểu thuyết của Nhất Linh từ bình diện ý thức nghệ thuật và phương thức trần thuật. Trên cơ sở đó, khẳng định những dấu ấn hiện đại hóa trong tiểu thuyết của Nhất Linh.

  • TRUYỆN THIẾU NHI CỦA THÂM TÂM: KHOẢNG TRỜI NGỠ ĐÃ NGỦ QUÊN
  • TRUYỆN THIẾU NHI CỦA THÂM TÂM: KHOẢNG TRỜI NGỠ ĐÃ NGỦ QUÊN

    • 01/12/2023 09:00:54
    • TS NGUYỄN THANH TÂM
    • 0

    Bài viết tiếp cận Thâm Tâm không phải với tư cách một nhà viết kịch, nhà thơ mà là một sự trở lại, bề thế và sinh động giữa không khí văn học đương đại với những truyện ngắn viết cho thiếu nhi. Qua việc phân tích những thân quen và mới lạ mà truyện Thâm Tâm tạo ra, bài viết khẳng định tài năng, nhân cách và những đóng góp to lớn của Thâm Tâm đối với nền văn học Việt Nam.

  • NHỚ NHẠC SĨ TRẦN HOÀN
  • NHỚ NHẠC SĨ TRẦN HOÀN

    • 30/11/2023 09:00:57
    • NGUYỄN GIA AN
    • 0

    Bài viết là lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với người nhạc sĩ, nhà văn hóa Trần Hoàn. Đồng thời, khẳng định những đóng góp to lớn, quan trọng của ông cho nền văn hóa, văn nghệ nước nhà.

  • DANH NHÂN VĂN HÓA CHU VĂN AN TÁC GIA BÁCH KHOA THƯ THỜI TRUNG ĐẠI
  • DANH NHÂN VĂN HÓA CHU VĂN AN TÁC GIA BÁCH KHOA THƯ THỜI TRUNG ĐẠI

    • 29/11/2023 09:00:01
    • TS TRẦN VĂN TRỌNG
    • 0

    Bài viết trình bày ba giai đoạn cuộc đời và sự nghiệp Chu Văn An để thấy được những đóng góp của ông cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa Việt Nam thời trung đại. Xuất phát từ lý luận của bách khoa thư học, bài viết còn nhìn nhận ông trên tư cách một tác gia bách khoa thư Việt Nam thời Trần. Từ đó, hướng đến nghiên cứu, biên soạn một công trình bách khoa thư cỡ nhỏ (1 tập) về Chu Văn An.

  • CÔNG NGHỆ VỚI SÂN KHẤU VIỆT
  • CÔNG NGHỆ VỚI SÂN KHẤU VIỆT

    • 27/11/2023 04:00:03
    • TS BÙI NHƯ LAI*
    • 0

    Bài viết phân tích, đánh giá những thay đổi của văn học, nghệ thuật, đặc biệt là biểu diễn, sân khấu Việt Nam, dưới tác động của sự phát triển cách mạng công nghệ trong thời đại mới. Đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế, những thách thức với đội ngũ văn nghệ sĩ và cả khán giả khi áp dụng công nghệ vào lĩnh vực sân khấu ở nước ta.

  • CẢI TIẾN ĐÀN TRANH… BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
  • CẢI TIẾN ĐÀN TRANH… BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

    • 25/11/2023 09:15:08
    • PGS, TS NGUYỄN THỊ MỸ LIÊM*
    • 0

    Bài viết phác họa hai giai đoạn cải tiến đàn tranh ở Việt Nam trước và sau 1975 để từ đó nêu lên quan điểm về vấn đề kế thừa và phát huy giá trị âm nhạc truyền thống - dân tộc; khẳng định việc gìn giữ ''tiếng nói dân tộc'' trong mỗi nhạc khí truyền thống nói riêng, đối với nghệ thuật biểu diễn đàn tranh trong thời đại hiện nay nói riêng.