Kết quả tìm kiếm

tự sự học
  • GỐM CỦA NGUYỄN HỮU NAM BỨC MOSAIC VỀ LỊCH SỬ
  • GỐM CỦA NGUYỄN HỮU NAM BỨC MOSAIC VỀ LỊCH SỬ

    • 24/07/2023 12:00:00
    • PGS. TS. LÊ TRÀ MY
    • 0

    Bài viết dựa trên quan điểm ký hiệu học để giải mã tiểu thuyết Gốm theo nhãn quan của nghệ thuật mosaic. Qua đó, người đọc nhận thấy một ''bảo tàng'' về gốm. Ở bảo tàng đó, mỗi số phận của đồ vật gốm đều gợi nhớ về lịch sử dân tộc. Bằng những đối thoại về cảm hứng nghệ thuật, động cơ sáng tạo, đặt nghệ thuật giữa những xung đột dân tộc, quốc gia, Gốm đã làm bừng lên vẻ đẹp, sự bền bỉ, sức mạnh của sáng tạo, của văn hóa, của sự sống con người.

  • TRUYỆN VIỆT NAM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TỪ GÓC NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN
  • TRUYỆN VIỆT NAM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TỪ GÓC NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN

    • 20/12/2023 08:30:00
    • PGS, TS TRẦN KHÁNH THÀNH
    • 0

    Bài viết tổng quan về đội ngũ những tác giả nữ tiêu biểu thế hệ 7X, 8X, 9X để từ đó thấy rằng, sang thế kỷ XXI, nữ giới càng tự khẳng định mình trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động sáng tác văn chương. Từ góc nhìn nữ quyền luận, bài viết tập trung vào những sáng tác trên không gian mạng qua việc phân tích ba vấn đề: ý thức nữ quyền trong tình yêu, hôn nhân; số phận của người phụ nữ nhìn từ nữ giới; giới tính và đồng tính luyến ái.

  • NHÂN VẬT VÔ LUÂN TRONG TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG
  • NHÂN VẬT VÔ LUÂN TRONG TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG

    • 27/03/2024 09:00:00
    • ĐỖ THỊ THUÝ DƯƠNG
    • 0

    Bài viết xuất phát từ góc độ phê bình luân lý học văn học, chỉ ra hình tượng trung tâm trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng là hình tượng con người vô luân, đồng thời phân tích những biểu hiện vô luân của nhân vật và một số phương diện nghệ thuật thể hiện những đặc điểm đó.

  • VỀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
  • VỀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG ''TRUYỆN KIỀU'' CỦA NGUYỄN DU*

    • 28/06/2024 10:00:00
    • TS TRẦN THỊ HỒNG NHUNG**
    • 0

    Với các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: bám sát ngôn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật, nghiên cứu trong tính chỉnh thể - hệ thống, gắn không gian nghệ thuật với cái nhìn con người, nghiên cứu đối tượng trong quan hệ so sánh, công trình ''Thi pháp Truyện Kiều'' của GS, TS Trần Đình Sử đã thể hiện được cái nhìn lịch sử cụ thể mang tính hệ thống khi khám phá chiều sâu không gian nội cảm có ý nghĩa nhân sinh mang tính phổ quát của ''Truyện Kiều'' - tập đại thành của thơ ca Việt Nam thế kỷ XVIII.

  • PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA TỰ SỰ HỌC NỮ QUYỀN LUẬN: SỰ HỢP NHẤT GIỮA TÍNH TỰ SỰ VÀ GIỚI
  • PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA TỰ SỰ HỌC NỮ QUYỀN LUẬN: SỰ HỢP NHẤT GIỮA TÍNH TỰ SỰ VÀ GIỚI

    • 26/10/2024 14:47:00
    • PGS, TS CAO KIM LAN
    • 0

    Bài viết giới thiệu phương pháp tiếp cận một khuynh hướng lý thuyết quan yếu của tự sự học hậu kinh điển, đó là tự sự học nữ quyền luận. Để thực hiện mục tiêu này, ngoài việc chỉ ra nền tảng của sự hợp nhất giữa tự sự học và nữ quyền luận ở phần dẫn luận và tương lai của tự sự học nữ quyền luận ở phần kết, nghiên cứu tập trung thảo luận các luận điểm giao thoa và hợp nhất cơ bản sau: 1) Giọng (voice) và giới (gender); 2) Cốt truyện (plot) và giới; 3) Diễn ngôn (discourse) và giới.

  • TỰ SỰ HỌC KHÔNG GIAN: ĐỘT PHÁ VAI TRÒ CỦA KHÔNG GIAN TRONG TỰ SỰ
  • TỰ SỰ HỌC KHÔNG GIAN: ĐỘT PHÁ VAI TRÒ CỦA KHÔNG GIAN TRONG TỰ SỰ

    • 28/10/2024 15:01:00
    • TS ĐỖ VĂN HIỂU
    • 0

    Mặc dù đã có một bước tiến khá dài từ kinh điển đến hậu kinh điển nhưng tự sự học vẫn chủ yếu tập trung nghiên cứu phương diện thời gian, ít quan tâm đến phương diện không gian. Tự sự học không gian xuất hiện nhằm bổ sung cho phần chưa thực sự đầy đặn đó, hướng tới nghiên cứu vai trò của không gian trong hoạt động tự sự, hoạt động tiếp nhận, tổ chức trần thuật; nghiên cứu vấn đề xử lý không gian ở các loại 'văn bản' khác nhau cũng như sự chuyển dịch giữa chúng.

  • QUEER HOÁ TỰ SỰ HỌC: TỪ ĐỐI KHÁNG TỚI ĐỐI THOẠI
  • QUEER HOÁ TỰ SỰ HỌC: TỪ ĐỐI KHÁNG TỚI ĐỐI THOẠI

    • 27/10/2024 15:17:00
    • ĐINH NGỌC MAI*
    • 0

    Bài viết khái lược về ba hiện tượng tiêu biểu nhất trong lịch sử phát triển tự sự học queer ở phương Tây: mâu thuẫn tư tưởng giữa tự sự học và lý luận queer, phong trào Tự sự mới tại Mĩ, nghiên cứu tự sự queer từ đầu thế kỷ XXI tới nay để thấy được tinh thần của tự sự học queer đương đại. Qua đó mong muốn cho thấy queer là một công cụ vô cùng linh hoạt để chất vấn lại những suy nghĩ tưởng chừng như bất biến.

  • ĐIỂM NHÌN VÀ ĐA DẠNG HÓA ĐIỂM NHÌN: TRƯỜNG HỢP PHIM
  • ĐIỂM NHÌN VÀ ĐA DẠNG HÓA ĐIỂM NHÌN: TRƯỜNG HỢP PHIM ''MÙA ỔI'' CỦA ĐẶNG NHẬT MINH

    • 27/10/2024 14:31:00
    • TS LÊ THỊ DƯƠNG
    • 0

    Chọn trường hợp phim Mùa ổi (được Đặng Nhật Minh chuyển thể từ truyện ngắn ''Ngôi nhà xưa'' của chính ông), bài viết phân tích sự chuyển đổi điểm nhìn từ kể chuyện văn học đến kể chuyện điện ảnh dựa trên quan điểm của Warren Buckland về phân loại cách kể chuyện trong phim. Nghiên cứu này một lần nữa cho thấy 'quyền lực' của điểm nhìn trong nghệ thuật tự sự, khi cùng một câu chuyện, có thể rút ra những ý nghĩa khác nhau khi được quan sát và kể từ những điểm nhìn khác nhau.

Đầu 1 Cuối