Kết quả tìm kiếm

văn học trung đại Việt Nam
  • CẢM XÚC NHƯ NHỮNG KIẾN TẠO VĂN HÓA NƯỚC MẮT PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ X-XVII
  • CẢM XÚC NHƯ NHỮNG KIẾN TẠO VĂN HÓA NƯỚC MẮT PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ X-XVII

    • 20/12/2023 04:00:50
    • MAI THỊ THU HUYỀN
    • 0

    Bài viết chỉ ra khuynh hướng định giới và phân tầng trong lối trình hiện nước mắt phụ nữ và nước mắt nam nhân ở văn học thế kỷ X-XVII và tập trung làm rõ cơ chế văn hóa đã chi phối đến lối trình hiện đó. Bài viết cho rằng sự lép vế của phụ nữ trong việc sử dụng phương thức biểu đạt cảm xúc này không chỉ hé lộ sự mất cân bằng giới tính trong việc tái hiện bằng văn chương mà còn thể hiện quyền lực của nam giới trong vai trò người sáng tác chính, người ấn định khuôn mẫu giới và chuẩn mực cảm xúc.

  • VĂN HÓA ẨN DẬT CỦA TÁC GIẢ NHÀ NHO VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI QUA THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH KHIÊM
  • VĂN HÓA ẨN DẬT CỦA TÁC GIẢ NHÀ NHO VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI QUA THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH KHIÊM

    • 28/03/2024 09:00:50
    • PGS, TS LÊ VĂN TẤN; TS NGUYỄN THỊ HƯỞNG
    • 0

    Bài viết khái quát về loại hình, lý thuyết loại hình học văn học và sự phân loại tác giả nhà Nho Việt Nam thời trung đại. Từ đó giới thiệu thân thế, sự nghiệp tác giả nhà Nho ẩn dật Nguyễn Bỉnh Khiêm; phân tích, làm rõ những khía cạnh, biểu hiện và giá trị văn hoá ẩn dật của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm qua thơ Nôm của ông.

  • BẢO TỒN, PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VÀ DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1975
  • BẢO TỒN, PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VÀ DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1975

    • 22/10/2024 16:56:00
    • TS PHẠM VĂN ÁNH
    • 0

    Trong điều kiện độc lập và thống nhất đất nước, việc tìm về nguồn cội để cố kết cộng đồng và tìm thấy ở đó nguồn nội lực phát triển trở thành một chủ điểm quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như trong tâm lý chung của các văn nghệ sĩ. Bài viết phân tích và chỉ ra việc phát huy di sản văn hóa dân tộc ngày càng được coi trọng, có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần đáng kể vào việc định hình bản sắc văn hóa, văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới, hội nhập quốc tế

  • TƯ TƯỞNG MĨ HỌC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIAO LƯU VĂN HOÁ QUỐC TẾ
  • TƯ TƯỞNG MĨ HỌC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIAO LƯU VĂN HOÁ QUỐC TẾ

    • 04/12/2024 14:23:00
    • PGS, TS NGUYỄN VĂN DÂN
    • 0

    Từ việc nêu ra những vấn đề như: các lý thuyết văn học, nghệ thuật tiếp thu rộng rãi các nguồn mạch nghệ thuật và mĩ học thế giới; sáng tác văn học, nghệ thuật đa dạng; phương pháp nghiên cứu, phê bình phong phú; 'cái bi', 'cái xấu' trở thành đối tượng thẩm mĩ của văn học đổi mới... bài viết khẳng định tư tưởng mĩ học sau Đổi mới của Việt Nam đã hội nhập thực sự với mĩ học thế giới.

  • CẢNH QUAN TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI TỪ ĐIỂM NHÌN CỦA LÝ THUYẾT CẢNH QUAN VÀ TRIẾT LÝ PHƯƠNG ĐÔNG
  • CẢNH QUAN TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI TỪ ĐIỂM NHÌN CỦA LÝ THUYẾT CẢNH QUAN VÀ TRIẾT LÝ PHƯƠNG ĐÔNG

    • 25/12/2024 16:26:00
    • TS ĐẶNG HOÀNG OANH
    • 0

    Bài viết là một thể nghiệm đọc lại thơ Nguyễn Trãi từ điểm nhìn của lý thuyết cảnh quan, từ đó phân tích, nhận diện những nét riêng về cảnh quan trong sáng tác của ông. Qua tìm hiểu nội hàm của khái niệm cảnh quan ở phương Tây, đồng thời kết hợp ý niệm về cảnh quan trong minh triết phương Đông, bài viết chỉ ra cảnh quan trong thơ Nguyễn Trãi chính là phương tiện để biểu đạt thế giới nội tâm, là con đường để tìm về với diện mục cá nhân – một nhà Nho với tinh thần nhập thế đầy hăm hở.

Đầu 1 Cuối