Kết quả tìm kiếm

sống lại
  • TỪ ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM (1943) ĐẾN THÀNH TỰU BẢO TỒN, PHÁT HUY NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG HÔM NAY
  • TỪ ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM (1943) ĐẾN THÀNH TỰU BẢO TỒN, PHÁT HUY NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG HÔM NAY

    • 25/07/2023 12:00:00
    • TS. NGUYỄN ĐÌNH LÂM - THS. NGUYỄN HƯƠNG LIÊN
    • 0

    Việt Nam là một quốc gia có nền âm nhạc truyền thống phát triển phong phú và độc đáo. Sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại là thành quả sáng tạo của văn nghệ sĩ dựa trên nền âm nhạc truyền thống. Kể từ Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943), âm nhạc truyền thống Việt Nam được bảo tồn và phát huy một cách toàn diện. Nghiên cứu việc bảo tồn và phát triển âm nhạc truyền thống qua các giai đoạn kể từ Đề cương cho phép rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho giai đoạn hiện nay.

  • ''SỰ IM LẶNG CỦA BIỂN'' - TIẾNG NÓI NHÀ VĂN TRƯỚC KẺ XÂM LƯỢC

    • 09/09/2023 02:20:46
    • PGS, TS PHÙNG NGỌC KIÊN
    • 0

    Bài viết phân tích tác phẩm Sự im lặng của biển của Vercors - nhà văn kháng chiến Pháp trong thời gian Thế chiến 2 để chỉ ra rằng sự giản dị của cốt truyện là một cách biểu đạt cho tinh thần kháng chiến của những người dân vùng Tạm chiếm. Đó cũng là một ẩn dụ cho ngòi bút của những nghệ sĩ - chiến sĩ không chấp nhận cộng tác với kẻ thù. Qua đó lý giải lựa chọn giữa trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ với sự tự do sáng tạo nghệ thuật trong tình thế khó khăn của nước Pháp lúc đó.

  • PHÊ PHÁN VÀ GHI ƠN TRONG
  • PHÊ PHÁN VÀ GHI ƠN TRONG ''NGỤC TRUNG NHẬT KÝ''

    • 31/10/2023 10:00:05
    • PGS, TS LÊ THỜI TÂN
    • 0

    Bài viết điểm lược về chủ đề ''phê phán và ghi ơn'' thể hiện trong tập "Ngục trung nhật ký". Những ghi chép ''ân-oán'' đó không chỉ thể hiện tình thế khó khăn mà Bác phải chịu đựng trong những năm tháng tù đày mà còn để thấy rõ hơn những nét đặc sắc trong phẩm cách đạo đức và phong độ con người vị lãnh tụ.

  • NGHĨ VỀ GIÁO SƯ, NGHỆ SĨ NHÂN DÂN TRẦN BẢNG
  • NGHĨ VỀ GIÁO SƯ, NGHỆ SĨ NHÂN DÂN TRẦN BẢNG

    • 01/11/2023 09:00:00
    • PGS, TS TRẦN TRÍ TRẮC
    • 0

    Bài viết góp một cách nhìn mới mẻ, tổng quát về một đời đóng góp, cống hiến của Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng dành cho nghệ thuật chèo. Đồng thời khẳng định tài năng, vị trí, vai trò quan trọng của ông trong sự nghiệp phát triển chèo Việt Nam.

  • TRUYỆN THIẾU NHI CỦA THÂM TÂM: KHOẢNG TRỜI NGỠ ĐÃ NGỦ QUÊN
  • TRUYỆN THIẾU NHI CỦA THÂM TÂM: KHOẢNG TRỜI NGỠ ĐÃ NGỦ QUÊN

    • 01/12/2023 09:00:54
    • TS NGUYỄN THANH TÂM
    • 0

    Bài viết tiếp cận Thâm Tâm không phải với tư cách một nhà viết kịch, nhà thơ mà là một sự trở lại, bề thế và sinh động giữa không khí văn học đương đại với những truyện ngắn viết cho thiếu nhi. Qua việc phân tích những thân quen và mới lạ mà truyện Thâm Tâm tạo ra, bài viết khẳng định tài năng, nhân cách và những đóng góp to lớn của Thâm Tâm đối với nền văn học Việt Nam.

  • TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
  • TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH

    • 20/01/2024 10:00:00
    • TS NGUYỄN THANH ĐẠT*
    • 0

    Bài viết gợi mở những góc nhìn khi trải nghiệm một tác phẩm điện ảnh được sáng tạo trên nền tác phẩm văn học ở hai vấn đề: các hình thức sáng tạo; những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo... Từ đó khẳng định nỗ lực của những người làm điện ảnh khi không ngừng kiếm tìm, cập nhật những câu chuyện thú vị từ các tác phẩm văn học đã thành công để đem đến với khán giả dưới một hình thức nghệ thuật mới.

  • VỀ
  • VỀ ''HỘI CHỨNG BOVARY'' TRONG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA GUSTAVE FLAUBERT

    • 24/01/2024 10:00:00
    • PGS, TS LÊ NGUYÊN CẨN
    • 0

    Trên cơ sở phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật của của G. Flauberttrong tác phẩm ''Bà Bovary'', bài viết khẳng định: Cái riêng đặc sắc của G. Flaubert thể hiện qua quan điểm mĩ học mới, qua cách viết, lối viết đầy sáng tạo độc đáo, mang dấu ấn khơi hướng, mở đường... đã khiến nhân vật Bovary thành dạng tính cách đặc trưng của một tầng lớp người, một thời đại, thành ''hội chứng Bovary''. Và chính sáng tạo độc đáo này đã khẳng định tài năng và vị trí của G. Flaubert trên văn đàn Pháp thế kỷ XIX

  • NHẬN DIỆN VĂN HÓA HÀ NỘI NGHĨ VỀ CÁCH TIẾP CẬN
  • NHẬN DIỆN VĂN HÓA HÀ NỘI NGHĨ VỀ CÁCH TIẾP CẬN

    • 24/02/2024 10:00:00
    • PGS, TS PHẠM QUANG LONG
    • 0

    Xuất phát từ lý luận và thực tiễn văn hoá, địa-văn hoá, địa-chính trị, bài viết phân tích và nhận diện các lớp văn hoá Hà Nội trong lịch sử từ xưa đến nay. Từ đó đề xuất cách tiếp cận, giải quyết những vấn đề đặt ra đối với văn hoá Hà Nội; xây dựng chủ trương, chính sách xây dựng, phát triển văn hoá Hà Nội ngày nay.

  • HAI BIỂU TƯỢNG TRONG VỞ KỊCH
  • HAI BIỂU TƯỢNG TRONG VỞ KỊCH ''HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT'' CỦA LƯU QUANG VŨ

    • 28/02/2024 09:00:00
    • PGS, TS TRỊNH BÁ ĐĨNH
    • 0

    Bài viết làm rõ khái niệm biểu tượng và ý nghĩa biểu tượng văn học, nghệ thuật. Từ đó, phân tích, lý giải ý nghĩa hai biểu tượng tiêu biểu trong vở kịch ''Hồn Trương Ba, da hàng thịt'' của Lưu Quang Vũ: biểu tượng Khu vườn và biểu tượng 'Vật kỳ dị' (hồn nọ - xác kia).

Đầu 1 2 3 Cuối