Kết quả tìm kiếm

sự thật
  • CÙNG TRÔNG LẠI MỘT THỜI KỊCH NÓI
  • CÙNG TRÔNG LẠI MỘT THỜI KỊCH NÓI

    • 21/07/2023 12:00:00
    • PGS. TS. PHẠM DUY KHUÊ
    • 0

    Qua việc khái quát, phân tích về quá trình ra đời, vận động và phát triển của kịch nói Việt Nam từ khi ra đời (1921) đến giữa thập niên 50 của thế kỷ XX khi diễn ra Hội nghị Tranh luận Sân khấu, bài viết xem xét sự ra đời, nội dung phản ánh hiện thực, vấn đề thi pháp thể loại… cũng như những đóng góp của kịch nói cho thành tựu sân khấu Việt Nam.

  • GỐM CỦA NGUYỄN HỮU NAM BỨC MOSAIC VỀ LỊCH SỬ
  • GỐM CỦA NGUYỄN HỮU NAM BỨC MOSAIC VỀ LỊCH SỬ

    • 24/07/2023 12:00:00
    • PGS. TS. LÊ TRÀ MY
    • 0

    Bài viết dựa trên quan điểm ký hiệu học để giải mã tiểu thuyết Gốm theo nhãn quan của nghệ thuật mosaic. Qua đó, người đọc nhận thấy một ''bảo tàng'' về gốm. Ở bảo tàng đó, mỗi số phận của đồ vật gốm đều gợi nhớ về lịch sử dân tộc. Bằng những đối thoại về cảm hứng nghệ thuật, động cơ sáng tạo, đặt nghệ thuật giữa những xung đột dân tộc, quốc gia, Gốm đã làm bừng lên vẻ đẹp, sự bền bỉ, sức mạnh của sáng tạo, của văn hóa, của sự sống con người.

  • TỪ ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM (1943) ĐẾN THÀNH TỰU BẢO TỒN, PHÁT HUY NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG HÔM NAY
  • TỪ ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM (1943) ĐẾN THÀNH TỰU BẢO TỒN, PHÁT HUY NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG HÔM NAY

    • 25/07/2023 12:00:00
    • TS. NGUYỄN ĐÌNH LÂM - THS. NGUYỄN HƯƠNG LIÊN
    • 0

    Việt Nam là một quốc gia có nền âm nhạc truyền thống phát triển phong phú và độc đáo. Sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại là thành quả sáng tạo của văn nghệ sĩ dựa trên nền âm nhạc truyền thống. Kể từ Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943), âm nhạc truyền thống Việt Nam được bảo tồn và phát huy một cách toàn diện. Nghiên cứu việc bảo tồn và phát triển âm nhạc truyền thống qua các giai đoạn kể từ Đề cương cho phép rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho giai đoạn hiện nay.

  • HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT  TRUNG ƯƠNG KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH LẬP
  • HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH LẬP

    • 05/09/2023 12:00:00
    • DƯƠNG HUYỀN TRANG
    • 0

    Ngày 5/9/2023, tại Nhà hát Lớn Thủ đô Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (10/9/2003- 10/9/2023). Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự, phát biểu chúc mừng và định hướng nhiệm vụ cho Hội đồng những năm tới

  • ''SỰ IM LẶNG CỦA BIỂN'' - TIẾNG NÓI NHÀ VĂN TRƯỚC KẺ XÂM LƯỢC

    • 09/09/2023 02:20:46
    • PGS, TS PHÙNG NGỌC KIÊN
    • 0

    Bài viết phân tích tác phẩm Sự im lặng của biển của Vercors - nhà văn kháng chiến Pháp trong thời gian Thế chiến 2 để chỉ ra rằng sự giản dị của cốt truyện là một cách biểu đạt cho tinh thần kháng chiến của những người dân vùng Tạm chiếm. Đó cũng là một ẩn dụ cho ngòi bút của những nghệ sĩ - chiến sĩ không chấp nhận cộng tác với kẻ thù. Qua đó lý giải lựa chọn giữa trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ với sự tự do sáng tạo nghệ thuật trong tình thế khó khăn của nước Pháp lúc đó.

  • NHỮNG CỐNG HIẾN VÔ GIÁ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
  • NHỮNG CỐNG HIẾN VÔ GIÁ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

    • 12/09/2023 09:00:39
    • PGS, TS ĐÀO DUY QUÁT
    • 0

    Bài viết đánh giá, khẳng định những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với báo chí cách mạng Việt Nam. Không chỉ là người sáng lập, tổ chức, chỉ đạo xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh còn là người trực tiếp viết báo trong gần nửa thế kỷ, cả ở nước ngoài và trong nước, để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ, đa dạng phục vụ sự nghiệp cách mạng, trở thành nhà báo mẫu mực và là niềm tự hào của báo chí cách mạng Việt Nam.

Đầu 1 2 3  ... Cuối