Kết quả tìm kiếm

đàn ông
  • BẢN SẮC HUẾ TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
  • BẢN SẮC HUẾ TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN ''QUÊ MẸ'' CỦA THANH TỊNH

    • 01/11/2023 09:00:30
    • TS PHAN TUẤN ANH
    • 0

    Bài viết phân tích về không gian, phong tục và đặc trưng tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế (đầu thế kỷ XX) đã được thể hiện một cách rõ nét, sinh động trong tập truyện ngắn "Quê mẹ" của nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh. Từ đó, làm nổi bật giá trị bền vững của tập truyện ngắn và những biến thiên thời cuộc của xã hội Việt Nam.

  • CA KỊCH
  • CA KỊCH ''NGÀN NĂM MÂY TRẮNG'' MỘT CÁCH XỬ LÝ HUYỀN THOẠI SÁNG TẠO VÀ CHUYÊN NGHIỆP

    • 24/11/2023 09:20:16
    • NGUYỄN THỊ NAM
    • 0

    Bài viết phân tích tác phẩm sân khấu ''Ngàn năm mây trắng'' - kịch bản văn học của PGS, TS, Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ; chuyển thể kịch hát: NS Hoàng Song Việt và NSƯT Thanh Ngoan - từ hướng tiếp cận phân tích nghệ thuật xử lý huyền thoại về nàng Tô Thị. Qua đó, lý giải và khẳng định sự sáng tạo và thông minh của nhà văn ở cách xử lý huyền thoại trong vở kịch này.

  • VĂN HỌC HÀ NỘI TRONG CHỐNG PHÁP (1947-1954) VÀ 20 NĂM VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM(1956-1975) QUA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
  • VĂN HỌC HÀ NỘI TRONG CHỐNG PHÁP (1947-1954) VÀ 20 NĂM VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM(1956-1975) QUA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

    • 20/12/2023 09:00:38
    • GS PHONG LÊ
    • 0

    Bài viết góp phần phác thảo diện mạo văn học Hà Nội và văn học Miền Nam; làm rõ thêm văn học Hà Nội trong chống Pháp (1947-1954) và 20 năm văn học Miền Nam trong chống Mĩ (1956-1975) qua những tác phẩm nghiên cứu-phê bình: ''Văn nghệ Hà Nội những năm 1947-1954'' của Lê Văn Ba; ''Văn hóa, văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mĩ tại Nam Việt Nam 1954-1975'' của Trần Trọng Đăng Đàn; ''Nhìn lại một chặng đường văn học'' của Trần Hữu Tá.

  • MẤY NHẬN XÉT VỀ THƠ VĂN CAO
  • MẤY NHẬN XÉT VỀ THƠ VĂN CAO

    • 20/12/2023 09:00:09
    • LẠI NGUYÊN ÂN
    • 0

    Bài viết suy ngẫm, luận bàn về thơ của Văn Cao, bên cạnh lĩnh vực sáng tác âm nhạc và hội họa. Từ đó, một lần nữa khẳng định tài năng thiên bẩm độc đáo, tâm huyết sáng tạo cùng những đóng góp to lớn mà ông đã để lại cho đời.

  • PHIM
  • PHIM ''TRO TÀN RỰC RỠ'' VÀ KHẢ NĂNG TRUYỀN CẢM HỨNG CHO KHÁN GIẢ VIỆT

    • 20/12/2023 11:00:03
    • NGUYỄN THỊ NAM
    • 0

    Bài viết giới thiệu bộ phim ''Tro tàn rực rỡ'' của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, chỉ ra giá trị tiêu biểu và những nét độc đáo của bộ phim này. Đồng thời, lý giải nguyên nhân vì sao bộ phim chưa nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả Việt Nam.

  • PHỤ NỮ, CHIẾN TRANH VÀ SỰ KIẾN TẠO HÌNH DUNG VỀ CỘNG ĐỒNG (TRƯỜNG HỢP TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU)*
  • PHỤ NỮ, CHIẾN TRANH VÀ SỰ KIẾN TẠO HÌNH DUNG VỀ CỘNG ĐỒNG (TRƯỜNG HỢP TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU)*

    • 20/12/2023 10:00:00
    • TS ĐẶNG THỊ BÍCH HỒNG
    • 0

    Bài viết phân tích các tác phẩm Nguyễn Quang Thiều viết về phụ nữ và chiến tranh để cho thấy cách nhà văn kiến tạo hình dung về cộng đồng với những câu chuyện vừa thống nhất vừa gián đoạn. Một mặt, nhà văn chia sẻ hình dung về tập thể những con người đi qua chiến tranh bằng tất cả ý chí chiến đấu để bảo vệ nền hòa bình, độc lập dân tộc. Mặt khác, Nguyễn Quang Thiều tạo nên các diễn ngôn tiểu tự sự về thân phận cá nhân, về nỗi bất hạnh riêng tư của người phụ nữ trong chiến tranh và hậu chiến.

  • TRUYỆN VIỆT NAM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TỪ GÓC NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN
  • TRUYỆN VIỆT NAM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TỪ GÓC NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN

    • 20/12/2023 08:30:00
    • PGS, TS TRẦN KHÁNH THÀNH
    • 0

    Bài viết tổng quan về đội ngũ những tác giả nữ tiêu biểu thế hệ 7X, 8X, 9X để từ đó thấy rằng, sang thế kỷ XXI, nữ giới càng tự khẳng định mình trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động sáng tác văn chương. Từ góc nhìn nữ quyền luận, bài viết tập trung vào những sáng tác trên không gian mạng qua việc phân tích ba vấn đề: ý thức nữ quyền trong tình yêu, hôn nhân; số phận của người phụ nữ nhìn từ nữ giới; giới tính và đồng tính luyến ái.

  • LỊCH SỬ TỪ ĐIỂM NHÌN NỮ GIỚI
  • LỊCH SỬ TỪ ĐIỂM NHÌN NỮ GIỚI

    • 21/12/2023 10:00:00
    • PGS, TS THÁI PHAN VÀNG ANH
    • 0

    Ở Việt Nam, không nhiều nhà văn nữ viết về đề tài lịch sử. Việc viết tự sự hư cấu về lịch sử, tự nó, là một sự ''khác'', nếu đặt trong những hệ đề tài mà các tác giả nữ thường quan tâm. Với hàng loạt tiểu thuyết, truyện ngắn lịch sử của các nhà văn nữ, lịch sử đã được diễn giải từ cái nhìn của nữ giới. Bài viết quan tâm đến lối viết nữ khi tìm hiểu lịch sử - lối viết đặt nữ giới vào vị trí trung tâm.

  • QUAN NIỆM VÀ THỰC HÀNH NỮ QUYỀN CỦA NỮ SĨ HUỲNH THỊ BẢO HÒA
  • QUAN NIỆM VÀ THỰC HÀNH NỮ QUYỀN CỦA NỮ SĨ HUỲNH THỊ BẢO HÒA

    • 20/12/2023 12:00:00
    • TS ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
    • 0

    Huỳnh Thị Bảo Hòa (1896-1982) là một trong không nhiều phụ nữ Việt Nam tiên phong viết báo, viết văn, dùng trường văn trận bút cùng các hoạt động xã hội khác như diễn thuyết, lập hội đoàn để phổ biến và tranh đấu cho quyền phụ nữ, nam nữ bình quyền và nữ quyền ở Việt Nam. Bài viết tái dựng hành trạng và sự nghiệp của Huỳnh Thị Bảo Hòa, từ đó, thảo luận về quan niệm và các thực hành nữ quyền của bà trong bối cảnh khởi đầu phong trào nữ quyền mang gương mặt phụ nữ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Đầu 1 2 3  ... Cuối