Kết quả tìm kiếm

Đoàn Thị Điểm
  • DỊCH THUẬT VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
  • DỊCH THUẬT VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

    • 25/10/2023 10:10:49
    • PGS, TS NGUYỄN THỊ MAI CHANH
    • 0

    Bài viết phân tích về vấn đề tiếp nhận văn học nước ngoài; từ đó làm nổi bật tầm quan trọng của dịch thuật, văn học dịch, tiếp nhận văn học nước ngoài trong việc đọc hiện đại và công cuộc xây dựng một nền văn hóa dân tộc, dân chủ, phát triển, nhân văn.

  • ĐÓNG GÓP CỦA
  • ĐÓNG GÓP CỦA ''VĂN HỌC TẠP CHÍ'' (1932-1935) ĐỐI VỚI BÁO CHÍ VÀ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

    • 03/11/2023 09:30:00
    • NGUYỄN MINH HUỆ
    • 0

    "Văn học tạp chí" do Dương Bá Trạc chủ bút và Dương Tụ Quán làm chủ nhiệm là một tờ báo quốc ngữ chuyên khảo cứu bàn soạn văn chương tồn tại từ năm 1932 đến năm 1935. Bài viết đánh giá những đóng góp của "Văn học tạp chí" đối với hành trình phổ biến chữ quốc ngữ, sự phát triển quốc văn, bảo tồn tinh hoa văn hóa dân tộc và quá trình chuyển giao thế hệ trên tiến trình hiện đại hóa báo chí và văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

  • CẢM XÚC NHƯ NHỮNG KIẾN TẠO VĂN HÓA NƯỚC MẮT PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ X-XVII
  • CẢM XÚC NHƯ NHỮNG KIẾN TẠO VĂN HÓA NƯỚC MẮT PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ X-XVII

    • 20/12/2023 04:00:50
    • MAI THỊ THU HUYỀN
    • 0

    Bài viết chỉ ra khuynh hướng định giới và phân tầng trong lối trình hiện nước mắt phụ nữ và nước mắt nam nhân ở văn học thế kỷ X-XVII và tập trung làm rõ cơ chế văn hóa đã chi phối đến lối trình hiện đó. Bài viết cho rằng sự lép vế của phụ nữ trong việc sử dụng phương thức biểu đạt cảm xúc này không chỉ hé lộ sự mất cân bằng giới tính trong việc tái hiện bằng văn chương mà còn thể hiện quyền lực của nam giới trong vai trò người sáng tác chính, người ấn định khuôn mẫu giới và chuẩn mực cảm xúc.

  • SỰ DỊCH CHUYỂN TƯ TƯỞNG TRONG HÁT NÓI CỦA CÁC CHÍ SĨ MIỀN TRUNG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
  • SỰ DỊCH CHUYỂN TƯ TƯỞNG TRONG HÁT NÓI CỦA CÁC CHÍ SĨ MIỀN TRUNG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

    • 26/03/2024 10:00:00
    • TS HÀ NGỌC HOÀ
    • 0

    Bài viết phân tích sự dịch chuyển tư tưởng trong hát nói của các chí sĩ Miền Trung từ môi trường ca nhạc thính phòng mang tính chất riêng tư sang một môi trường mới mang tính chất quảng đại của quần chúng nhân dân để tuyên truyền, kêu gọi cho phù hợp với đối tượng tiếp nhận. Trên cơ sở đó khẳng định hát nói đầu thế kỷ XX có thêm những hình thức biểu đạt mới và có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam trên con đường hiện đại hoá

  • DỊCH VĂN HỌC TRONG BỐI CẢNH TRÍ TUỆ NHÂN TẠO PHÁT TRIỂN
  • DỊCH VĂN HỌC TRONG BỐI CẢNH TRÍ TUỆ NHÂN TẠO PHÁT TRIỂN

    • 19/05/2024 10:00:00
    • VŨ HỒNG MAI PHƯƠNG*
    • 0

    Trên cơ sở phân tích hoạt động dịch văn học trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển nhanh chóng và đang có những tác động to lớn lên mọi mặt của đời sống, bài viết khẳng định vai trò quan trọng và không thể thay thế của người dịch văn bản văn học.

  • ĐOÀN THỊ ĐIỂM TRONG CÁC KIẾN TẠO CỦA GIAI THOẠI DÂN GIAN VÀ THƯ TỊCH TRUNG ĐẠI
  • ĐOÀN THỊ ĐIỂM TRONG CÁC KIẾN TẠO CỦA GIAI THOẠI DÂN GIAN VÀ THƯ TỊCH TRUNG ĐẠI

    • 25/08/2024 14:37:00
    • PHÙNG THỦY CHI
    • 0

    Nghiên cứu hình tượng Đoàn Thị Điểm trong các giai thoại dân gian và thư tịch trung đại, bài viết đưa ra nhận xét, so sánh bước đầu về sự khác biệt trong cách xây dựng hình tượng này bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp logic và lịch sử trong nghiên cứu văn học. Từ đó, kỳ vọng góp phần dựng lại chân dung của Đoàn Thị Điểm trong mắt các chủ thể kiến tạo nhà Nho và quần chúng lao động.

  • NỮ SĨ ĐOÀN THỊ ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN NGOẠI QUỐC
  • NỮ SĨ ĐOÀN THỊ ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN NGOẠI QUỐC

    • 07/11/2024 15:49:00
    • TS CAO VIỆT ANH
    • 0

    Bài viết lược khảo quá trình nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cùng tác phẩm được tương truyền của bà là bản dịch ''Chinh phụ ngâm'' đến với độc giả nước ngoài. Trước hết, đó là những nỗ lực giới thiệu và tìm hiểu của các học giả Việt Nam hoặc gốc Việt, sau đó là những nghiên cứu nhân học của học giả nước ngoài. Sự 'không toàn bích' trong các nghiên cứu đó có thể sẽ khích lệ những bước chân nối tiếp, những nghiên cứu mới và táo bạo sau này.

Đầu 1 Cuối