Kết quả tìm kiếm

trình hiện
  • GỐM CỦA NGUYỄN HỮU NAM BỨC MOSAIC VỀ LỊCH SỬ
  • GỐM CỦA NGUYỄN HỮU NAM BỨC MOSAIC VỀ LỊCH SỬ

    • 24/07/2023 12:00:00
    • PGS. TS. LÊ TRÀ MY
    • 0

    Bài viết dựa trên quan điểm ký hiệu học để giải mã tiểu thuyết Gốm theo nhãn quan của nghệ thuật mosaic. Qua đó, người đọc nhận thấy một ''bảo tàng'' về gốm. Ở bảo tàng đó, mỗi số phận của đồ vật gốm đều gợi nhớ về lịch sử dân tộc. Bằng những đối thoại về cảm hứng nghệ thuật, động cơ sáng tạo, đặt nghệ thuật giữa những xung đột dân tộc, quốc gia, Gốm đã làm bừng lên vẻ đẹp, sự bền bỉ, sức mạnh của sáng tạo, của văn hóa, của sự sống con người.

  • DỊCH THUẬT VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
  • DỊCH THUẬT VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

    • 25/10/2023 10:10:49
    • PGS, TS NGUYỄN THỊ MAI CHANH
    • 0

    Bài viết phân tích về vấn đề tiếp nhận văn học nước ngoài; từ đó làm nổi bật tầm quan trọng của dịch thuật, văn học dịch, tiếp nhận văn học nước ngoài trong việc đọc hiện đại và công cuộc xây dựng một nền văn hóa dân tộc, dân chủ, phát triển, nhân văn.

  • ĐÓNG GÓP CỦA
  • ĐÓNG GÓP CỦA ''VĂN HỌC TẠP CHÍ'' (1932-1935) ĐỐI VỚI BÁO CHÍ VÀ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

    • 03/11/2023 09:30:00
    • NGUYỄN MINH HUỆ
    • 0

    "Văn học tạp chí" do Dương Bá Trạc chủ bút và Dương Tụ Quán làm chủ nhiệm là một tờ báo quốc ngữ chuyên khảo cứu bàn soạn văn chương tồn tại từ năm 1932 đến năm 1935. Bài viết đánh giá những đóng góp của "Văn học tạp chí" đối với hành trình phổ biến chữ quốc ngữ, sự phát triển quốc văn, bảo tồn tinh hoa văn hóa dân tộc và quá trình chuyển giao thế hệ trên tiến trình hiện đại hóa báo chí và văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

  • VẤN ĐỀ ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH
  • VẤN ĐỀ ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH

    • 01/12/2023 04:00:16
    • PHẠM THỊ THIỂM*
    • 0

    Trong lịch sử phát triển tiểu thuyết ở Việt Nam, tiểu thuyết của Nhất Linh có một vị trí đặc biệt quan trọng. Với những đổi mới và cách tân trên nhiều phương diện, Nhất Linh đã góp phần đặt nền tảng cho sự hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam. Bài viết bàn về vấn đề đối thoại trong tiểu thuyết của Nhất Linh từ bình diện ý thức nghệ thuật và phương thức trần thuật. Trên cơ sở đó, khẳng định những dấu ấn hiện đại hóa trong tiểu thuyết của Nhất Linh.

  • VĂN HỌC HÀ NỘI TRONG CHỐNG PHÁP (1947-1954) VÀ 20 NĂM VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM(1956-1975) QUA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
  • VĂN HỌC HÀ NỘI TRONG CHỐNG PHÁP (1947-1954) VÀ 20 NĂM VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM(1956-1975) QUA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

    • 20/12/2023 09:00:38
    • GS PHONG LÊ
    • 0

    Bài viết góp phần phác thảo diện mạo văn học Hà Nội và văn học Miền Nam; làm rõ thêm văn học Hà Nội trong chống Pháp (1947-1954) và 20 năm văn học Miền Nam trong chống Mĩ (1956-1975) qua những tác phẩm nghiên cứu-phê bình: ''Văn nghệ Hà Nội những năm 1947-1954'' của Lê Văn Ba; ''Văn hóa, văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mĩ tại Nam Việt Nam 1954-1975'' của Trần Trọng Đăng Đàn; ''Nhìn lại một chặng đường văn học'' của Trần Hữu Tá.

  • PHỤ NỮ, CHIẾN TRANH VÀ SỰ KIẾN TẠO HÌNH DUNG VỀ CỘNG ĐỒNG (TRƯỜNG HỢP TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU)*
  • PHỤ NỮ, CHIẾN TRANH VÀ SỰ KIẾN TẠO HÌNH DUNG VỀ CỘNG ĐỒNG (TRƯỜNG HỢP TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU)*

    • 20/12/2023 10:00:00
    • TS ĐẶNG THỊ BÍCH HỒNG
    • 0

    Bài viết phân tích các tác phẩm Nguyễn Quang Thiều viết về phụ nữ và chiến tranh để cho thấy cách nhà văn kiến tạo hình dung về cộng đồng với những câu chuyện vừa thống nhất vừa gián đoạn. Một mặt, nhà văn chia sẻ hình dung về tập thể những con người đi qua chiến tranh bằng tất cả ý chí chiến đấu để bảo vệ nền hòa bình, độc lập dân tộc. Mặt khác, Nguyễn Quang Thiều tạo nên các diễn ngôn tiểu tự sự về thân phận cá nhân, về nỗi bất hạnh riêng tư của người phụ nữ trong chiến tranh và hậu chiến.

  • CẢM XÚC NHƯ NHỮNG KIẾN TẠO VĂN HÓA NƯỚC MẮT PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ X-XVII
  • CẢM XÚC NHƯ NHỮNG KIẾN TẠO VĂN HÓA NƯỚC MẮT PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ X-XVII

    • 20/12/2023 04:00:50
    • MAI THỊ THU HUYỀN
    • 0

    Bài viết chỉ ra khuynh hướng định giới và phân tầng trong lối trình hiện nước mắt phụ nữ và nước mắt nam nhân ở văn học thế kỷ X-XVII và tập trung làm rõ cơ chế văn hóa đã chi phối đến lối trình hiện đó. Bài viết cho rằng sự lép vế của phụ nữ trong việc sử dụng phương thức biểu đạt cảm xúc này không chỉ hé lộ sự mất cân bằng giới tính trong việc tái hiện bằng văn chương mà còn thể hiện quyền lực của nam giới trong vai trò người sáng tác chính, người ấn định khuôn mẫu giới và chuẩn mực cảm xúc.

Đầu 1 2 3  ... Cuối