Kết quả tìm kiếm

sáng lập
  • ''SỰ IM LẶNG CỦA BIỂN'' - TIẾNG NÓI NHÀ VĂN TRƯỚC KẺ XÂM LƯỢC

    • 09/09/2023 02:20:46
    • PGS, TS PHÙNG NGỌC KIÊN
    • 0

    Bài viết phân tích tác phẩm Sự im lặng của biển của Vercors - nhà văn kháng chiến Pháp trong thời gian Thế chiến 2 để chỉ ra rằng sự giản dị của cốt truyện là một cách biểu đạt cho tinh thần kháng chiến của những người dân vùng Tạm chiếm. Đó cũng là một ẩn dụ cho ngòi bút của những nghệ sĩ - chiến sĩ không chấp nhận cộng tác với kẻ thù. Qua đó lý giải lựa chọn giữa trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ với sự tự do sáng tạo nghệ thuật trong tình thế khó khăn của nước Pháp lúc đó.

  • NHỮNG CỐNG HIẾN VÔ GIÁ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
  • NHỮNG CỐNG HIẾN VÔ GIÁ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

    • 12/09/2023 09:00:39
    • PGS, TS ĐÀO DUY QUÁT
    • 0

    Bài viết đánh giá, khẳng định những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với báo chí cách mạng Việt Nam. Không chỉ là người sáng lập, tổ chức, chỉ đạo xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh còn là người trực tiếp viết báo trong gần nửa thế kỷ, cả ở nước ngoài và trong nước, để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ, đa dạng phục vụ sự nghiệp cách mạng, trở thành nhà báo mẫu mực và là niềm tự hào của báo chí cách mạng Việt Nam.

  • ĐÓNG GÓP CỦA
  • ĐÓNG GÓP CỦA ''VĂN HỌC TẠP CHÍ'' (1932-1935) ĐỐI VỚI BÁO CHÍ VÀ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

    • 03/11/2023 09:30:00
    • NGUYỄN MINH HUỆ
    • 0

    "Văn học tạp chí" do Dương Bá Trạc chủ bút và Dương Tụ Quán làm chủ nhiệm là một tờ báo quốc ngữ chuyên khảo cứu bàn soạn văn chương tồn tại từ năm 1932 đến năm 1935. Bài viết đánh giá những đóng góp của "Văn học tạp chí" đối với hành trình phổ biến chữ quốc ngữ, sự phát triển quốc văn, bảo tồn tinh hoa văn hóa dân tộc và quá trình chuyển giao thế hệ trên tiến trình hiện đại hóa báo chí và văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

  • DANH NHÂN VĂN HÓA CHU VĂN AN TÁC GIA BÁCH KHOA THƯ THỜI TRUNG ĐẠI
  • DANH NHÂN VĂN HÓA CHU VĂN AN TÁC GIA BÁCH KHOA THƯ THỜI TRUNG ĐẠI

    • 29/11/2023 09:00:01
    • TS TRẦN VĂN TRỌNG
    • 0

    Bài viết trình bày ba giai đoạn cuộc đời và sự nghiệp Chu Văn An để thấy được những đóng góp của ông cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa Việt Nam thời trung đại. Xuất phát từ lý luận của bách khoa thư học, bài viết còn nhìn nhận ông trên tư cách một tác gia bách khoa thư Việt Nam thời Trần. Từ đó, hướng đến nghiên cứu, biên soạn một công trình bách khoa thư cỡ nhỏ (1 tập) về Chu Văn An.

  • VẤN ĐỀ ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH
  • VẤN ĐỀ ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH

    • 01/12/2023 04:00:16
    • PHẠM THỊ THIỂM*
    • 0

    Trong lịch sử phát triển tiểu thuyết ở Việt Nam, tiểu thuyết của Nhất Linh có một vị trí đặc biệt quan trọng. Với những đổi mới và cách tân trên nhiều phương diện, Nhất Linh đã góp phần đặt nền tảng cho sự hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam. Bài viết bàn về vấn đề đối thoại trong tiểu thuyết của Nhất Linh từ bình diện ý thức nghệ thuật và phương thức trần thuật. Trên cơ sở đó, khẳng định những dấu ấn hiện đại hóa trong tiểu thuyết của Nhất Linh.

Đầu 1 2 3  ... Cuối