Kết quả tìm kiếm

phương pháp giáo dục
  • TỪ ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM (1943) ĐẾN THÀNH TỰU BẢO TỒN, PHÁT HUY NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG HÔM NAY
  • TỪ ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM (1943) ĐẾN THÀNH TỰU BẢO TỒN, PHÁT HUY NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG HÔM NAY

    • 25/07/2023 12:00:00
    • TS. NGUYỄN ĐÌNH LÂM - THS. NGUYỄN HƯƠNG LIÊN
    • 0

    Việt Nam là một quốc gia có nền âm nhạc truyền thống phát triển phong phú và độc đáo. Sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại là thành quả sáng tạo của văn nghệ sĩ dựa trên nền âm nhạc truyền thống. Kể từ Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943), âm nhạc truyền thống Việt Nam được bảo tồn và phát huy một cách toàn diện. Nghiên cứu việc bảo tồn và phát triển âm nhạc truyền thống qua các giai đoạn kể từ Đề cương cho phép rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho giai đoạn hiện nay.

  • DANH NHÂN VĂN HÓA CHU VĂN AN TÁC GIA BÁCH KHOA THƯ THỜI TRUNG ĐẠI
  • DANH NHÂN VĂN HÓA CHU VĂN AN TÁC GIA BÁCH KHOA THƯ THỜI TRUNG ĐẠI

    • 29/11/2023 09:00:01
    • TS TRẦN VĂN TRỌNG
    • 0

    Bài viết trình bày ba giai đoạn cuộc đời và sự nghiệp Chu Văn An để thấy được những đóng góp của ông cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa Việt Nam thời trung đại. Xuất phát từ lý luận của bách khoa thư học, bài viết còn nhìn nhận ông trên tư cách một tác gia bách khoa thư Việt Nam thời Trần. Từ đó, hướng đến nghiên cứu, biên soạn một công trình bách khoa thư cỡ nhỏ (1 tập) về Chu Văn An.

  • GIÁO DỤC THẨM MĨ QUA GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT
  • GIÁO DỤC THẨM MĨ QUA GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT

    • 26/07/2024 14:00:00
    • PGS, TS NGUYỄN NGỌC THƠ
    • 0

    Trên cơ sở lý thuyết vốn văn hóa của Pierre Bourdieu kết hợp với lý thuyết chức năng của Radcliffe-Brown, bài viết bàn về chức năng, ý nghĩa và các phương thức giáo dục thẩm mĩ qua giáo dục nghệ thuật; khẳng định vai trò thiết yếu của việc giáo dục nghệ thuật trong nhà trường phổ thông và đại học Việt Nam hiện nay.

  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO GIỚI TRẺ BẰNG NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH
  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO GIỚI TRẺ BẰNG NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH

    • 26/07/2024 11:00:00
    • PGS, TS PHAN THỊ BÍCH HÀ
    • 0

    Bài viết phân tích về thẩm mĩ chung của giới trẻ trong xã hội hiện đại và khẳng định việc định hướng giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho giới trẻ trong hệ thống giáo dục đại học là cần thiết. Đồng thời đề xuất định hướng thẩm mĩ cho giới trẻ bằng nghệ thuật điện ảnh bởi đó là một loại hình nghệ thuật có nhiều lợi thế, mang tính tổng hòa của nhiều loại hình nghệ thuật và là một trong những lĩnh vực có sức tác động lớn.

  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO NGƯỜI HỌC HIỆN NAY*
  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO NGƯỜI HỌC HIỆN NAY*

    • 26/07/2024 14:14:00
    • PGS, TS BÙI THANH TRUYỀN
    • 0

    Từ việc khẳng định giáo dục thẩm mĩ cho người học là một vấn đề có tính khoa học, cấp thiết hiện nay, bài viết mô tả và phân tích thực trạng giáo dục thẩm mĩ cho người học trong hoạt động đào tạo của Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cho người học.

  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN TRUYỀN THỐNG
  • GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN TRUYỀN THỐNG

    • 26/07/2024 14:16:00
    • TS LA MAI THI GIA
    • 0

    Bài viết trình bày thực tiễn triển khai phương pháp giáo dục cho sinh viên Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh khi tiếp cận với cái đẹp của di sản truyền thống trong chương trình đào tạo. Qua đó góp phần bồi đắp cho thế hệ trẻ ngày nay tinh thần yêu nước thương nòi, trân trọng các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống.

  • GIÁO DỤC THẨM MĨ Ở ĐẠI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NƯỚC ĐỨC
  • GIÁO DỤC THẨM MĨ Ở ĐẠI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NƯỚC ĐỨC

    • 26/07/2024 09:23:00
    • TS TRẦN TỊNH VY
    • 0

    Bài viết giới thiệu các chiều kích của giáo dục thẩm mĩ tại Đức xoay quanh một số nội dung như giáo dục thính giác, giáo dục chính trị và giáo dục đa thẩm mĩ. Qua việc phân tích về chương trình giáo dục thẩm mĩ tại Khoa Giáo dục, Đại học Hamburg, bài viết khẳng định giáo dục thẩm mĩ là một khái niệm đa tầng, thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về cái đẹp, cá nhân và xã hội.

  • PHÁT HUY DI SẢN TƯ LIỆU THẾ GIỚI 82 BIA TIẾN SĨ TẠI VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM QUA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC DI SẢN
  • PHÁT HUY DI SẢN TƯ LIỆU THẾ GIỚI 82 BIA TIẾN SĨ TẠI VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM QUA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC DI SẢN

    • 27/09/2024 10:14:00
    • ĐƯỜNG NGỌC HÀ
    • 0

    Từ việc chỉ ra những quan niệm về giáo dục di sản trên thế giới và các văn bản hướng dẫn ở Việt Nam, bài viết phân tích việc xây dựng chương trình giáo dục di sản bia tiến sĩ cho học sinh các cấp học ở Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Qua đó nhấn mạnh mục tiêu đưa di sản đến với công chúng, đồng thời nâng cao năng lực sáng tạo và mở ra một hướng đi mới cho di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong công tác phát huy giá trị di sản của 82 bia tiến sĩ.

  • ĐÀO TẠO NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG GẮN VỚI THỰC TIỄN DOANH NGHIỆP
  • ĐÀO TẠO NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG GẮN VỚI THỰC TIỄN DOANH NGHIỆP

    • 25/01/2025 11:28:00
    • TS NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI
    • 0

    Phát triển đào tạo gắn với thực tiễn doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm mà các cơ sở đào tạo ngành thiết kế thời trang đang nỗ lực thực hiện, đặc biệt là trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài viết tiếp cận các chương trình đào tạo ở nước ta và đề xuất giải pháp nhằm phát triển ngành thiết kế thời trang đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và xã hội.

Đầu 1 2 Cuối