Kết quả tìm kiếm

hập thế
  • DỊCH THUẬT VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
  • DỊCH THUẬT VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

    • 25/10/2023 10:10:49
    • PGS, TS NGUYỄN THỊ MAI CHANH
    • 0

    Bài viết phân tích về vấn đề tiếp nhận văn học nước ngoài; từ đó làm nổi bật tầm quan trọng của dịch thuật, văn học dịch, tiếp nhận văn học nước ngoài trong việc đọc hiện đại và công cuộc xây dựng một nền văn hóa dân tộc, dân chủ, phát triển, nhân văn.

  • DANH NHÂN VĂN HÓA CHU VĂN AN TÁC GIA BÁCH KHOA THƯ THỜI TRUNG ĐẠI
  • DANH NHÂN VĂN HÓA CHU VĂN AN TÁC GIA BÁCH KHOA THƯ THỜI TRUNG ĐẠI

    • 29/11/2023 09:00:01
    • TS TRẦN VĂN TRỌNG
    • 0

    Bài viết trình bày ba giai đoạn cuộc đời và sự nghiệp Chu Văn An để thấy được những đóng góp của ông cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa Việt Nam thời trung đại. Xuất phát từ lý luận của bách khoa thư học, bài viết còn nhìn nhận ông trên tư cách một tác gia bách khoa thư Việt Nam thời Trần. Từ đó, hướng đến nghiên cứu, biên soạn một công trình bách khoa thư cỡ nhỏ (1 tập) về Chu Văn An.

  • NHÌN LẠI KIỂU NHÂN VẬT NGƯỜI NỮ ANH HÙNG TRONG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM
  • NHÌN LẠI KIỂU NHÂN VẬT NGƯỜI NỮ ANH HÙNG TRONG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

    • 20/12/2023 10:00:00
    • TS MAI ANH TUẤN
    • 0

    Bài viết tập trung phân tích một số phim Việt Nam như "Con chim vành khuyên" (1962), "Chị Tư Hậu" (1963), "Dòng máu anh hùng" (2005), "Hai Phượng" (2019) nhằm nhận diện, đánh giá quá trình xây dựng, sáng tạo nhân vật người nữ anh hùng trong điện ảnh Việt. Đồng thời, phân tích một số thủ pháp điện ảnh mà đạo diễn Việt Nam thường sử dụng, đặc biệt hiệu quả, khiến hình tượng người nữ anh hùng Việt không hề đứt đoạn qua chiều dài thời gian.

  • PHÙ SA VĂN HÓA TRONG THƠ CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI
  • PHÙ SA VĂN HÓA TRONG THƠ CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI

    • 20/01/2024 11:00:00
    • GS HỒ SĨ VỊNH
    • 0

    Bài viết phân tích phù sa văn hoá trong thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam ở các mảng: thơ triết lý, thơ trào phúng, thơ về đời thường... Qua đó làm rõ trầm tích giá trị văn hoá tạo nên ý nghĩa triết lý, giá trị giáo dục, thẩm mĩ và nhân văn trong thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam.

  • NHẬN DIỆN VĂN HÓA HÀ NỘI NGHĨ VỀ CÁCH TIẾP CẬN
  • NHẬN DIỆN VĂN HÓA HÀ NỘI NGHĨ VỀ CÁCH TIẾP CẬN

    • 24/02/2024 10:00:00
    • PGS, TS PHẠM QUANG LONG
    • 0

    Xuất phát từ lý luận và thực tiễn văn hoá, địa-văn hoá, địa-chính trị, bài viết phân tích và nhận diện các lớp văn hoá Hà Nội trong lịch sử từ xưa đến nay. Từ đó đề xuất cách tiếp cận, giải quyết những vấn đề đặt ra đối với văn hoá Hà Nội; xây dựng chủ trương, chính sách xây dựng, phát triển văn hoá Hà Nội ngày nay.

  • VĂN HÓA ẨN DẬT CỦA TÁC GIẢ NHÀ NHO VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI QUA THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH KHIÊM
  • VĂN HÓA ẨN DẬT CỦA TÁC GIẢ NHÀ NHO VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI QUA THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH KHIÊM

    • 28/03/2024 09:00:50
    • PGS, TS LÊ VĂN TẤN; TS NGUYỄN THỊ HƯỞNG
    • 0

    Bài viết khái quát về loại hình, lý thuyết loại hình học văn học và sự phân loại tác giả nhà Nho Việt Nam thời trung đại. Từ đó giới thiệu thân thế, sự nghiệp tác giả nhà Nho ẩn dật Nguyễn Bỉnh Khiêm; phân tích, làm rõ những khía cạnh, biểu hiện và giá trị văn hoá ẩn dật của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm qua thơ Nôm của ông.

  • Một số suy nghĩ về sáng tạo của văn học - nghệ thuật trong đời sống hôm nay
  • Một số suy nghĩ về sáng tạo của văn học - nghệ thuật trong đời sống hôm nay

    • 19/06/2024 05:30:00
    • PHẠM XUÂN TRƯỜNG
    • 0

    Thiên chức cao cả, thiêng liêng của văn học-nghệ thuật là vì con người và đấu tranh chống lại cái xấu, cái thấp hèn, muôn đời vẫn không thay đổi. Trong phạm vi bài viết này, xin đề cập tới một số vấn đề trong lao động sáng tạo nghệ thuật để tác phẩm có giá trị đến gần và hấp dẫn với đông đảo công chúng hơn.

  • NƯỚC MẮT NAM NHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ X-XVII
  • NƯỚC MẮT NAM NHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ X-XVII

    • 25/06/2024 08:00:00
    • MAI THỊ THU HUYỀN
    • 0

    Trên cơ sở kết quả khảo sát những trường hợp nam nhân khóc trong văn chương thế kỷ X-XVII và xem xét những ý nghĩa được chuyển tải trong hành vi ấy, bài viết chỉ ra khuynh hướng phân tầng trong cách trình hiện nước mắt nam nhân; làm rõ những cơ chế văn hóa đã chi phối sự trình hiện ấy để làm rõ phương thức khẳng định nam tính đặc trưng của các cây bút nam giới thuộc tầng lớp tinh hoa thời trung đại.

Đầu 1 2 Cuối