Kết quả tìm kiếm

diện mạo
  • GỐM CỦA NGUYỄN HỮU NAM BỨC MOSAIC VỀ LỊCH SỬ
  • GỐM CỦA NGUYỄN HỮU NAM BỨC MOSAIC VỀ LỊCH SỬ

    • 24/07/2023 12:00:00
    • PGS. TS. LÊ TRÀ MY
    • 0

    Bài viết dựa trên quan điểm ký hiệu học để giải mã tiểu thuyết Gốm theo nhãn quan của nghệ thuật mosaic. Qua đó, người đọc nhận thấy một ''bảo tàng'' về gốm. Ở bảo tàng đó, mỗi số phận của đồ vật gốm đều gợi nhớ về lịch sử dân tộc. Bằng những đối thoại về cảm hứng nghệ thuật, động cơ sáng tạo, đặt nghệ thuật giữa những xung đột dân tộc, quốc gia, Gốm đã làm bừng lên vẻ đẹp, sự bền bỉ, sức mạnh của sáng tạo, của văn hóa, của sự sống con người.

  • VĂN HỌC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẦU THẾ KỶ XXI – NHÌN LẠI ĐỂ BƯỚC TỚI
  • VĂN HỌC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẦU THẾ KỶ XXI – NHÌN LẠI ĐỂ BƯỚC TỚI

    • 08/09/2023 05:11:50
    • PGS, TS NGUYỄN KIM CHÂU
    • 0

    Từ góc nhìn tổng quan, bài viết đánh giá thực trạng phát triển thiếu cân xứng, có nhiều yếu tố kìm hãm khiến cho những tiềm lực dồi dào để phát triển văn học đồng bằng sông Cửu Long không được phát huy. Từ đó đề ra một số kiến nghị, đề xuất cụ thể để xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ mới tương xứng với tiềm năng phát triển văn học, nghệ thuật nơi đây.

  • TỪ ĐIỂN VĂN HỌC DÙNG TRONG NHÀ TRƯỜNG LỊCH SỬ VÀ LOẠI HÌNH
  • TỪ ĐIỂN VĂN HỌC DÙNG TRONG NHÀ TRƯỜNG LỊCH SỬ VÀ LOẠI HÌNH

    • 08/09/2023 10:12:13
    • NGUYỄN HUY BỈNH
    • 0

    Bài viết mô tả và đánh giá quá trình biên soạn từ điển văn học dùng trong nhà trường ở Việt Nam qua các công trình từ điển tiêu biểu. Trên cơ sở đó khẳng định những đặc điểm, giá trị, tác dụng của các công trình từ điển văn học ở Việt Nam hiện nay.

  • ĐÓNG GÓP CỦA
  • ĐÓNG GÓP CỦA ''VĂN HỌC TẠP CHÍ'' (1932-1935) ĐỐI VỚI BÁO CHÍ VÀ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

    • 03/11/2023 09:30:00
    • NGUYỄN MINH HUỆ
    • 0

    "Văn học tạp chí" do Dương Bá Trạc chủ bút và Dương Tụ Quán làm chủ nhiệm là một tờ báo quốc ngữ chuyên khảo cứu bàn soạn văn chương tồn tại từ năm 1932 đến năm 1935. Bài viết đánh giá những đóng góp của "Văn học tạp chí" đối với hành trình phổ biến chữ quốc ngữ, sự phát triển quốc văn, bảo tồn tinh hoa văn hóa dân tộc và quá trình chuyển giao thế hệ trên tiến trình hiện đại hóa báo chí và văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

  • VỀ ĐỘI NGŨ TÁC GIẢ VÀ THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC TRẺ EM TRUNG QUỐC TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
  • VỀ ĐỘI NGŨ TÁC GIẢ VÀ THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC TRẺ EM TRUNG QUỐC TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

    • 23/11/2023 10:51:29
    • TS TRẦN THỊ NHUNG
    • 0

    Bài viết miêu tả khái quát diện mạo của văn học trẻ em Trung Quốc đầu thế kỷ XXI trên phương diện đội ngũ sáng tác và thể loại. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khoảng hai thập niên đầu thế kỷ XXI, về đội ngũ tác giả, văn học trẻ em Trung Quốc có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, xuất hiện nhóm tác giả tiêu biểu, tác giả có thương hiệu, tác giả bán chạy; về thể loại, văn học trẻ em hết sức phong phú, đa dạng.

  • Định vị tên tuổi các cây bút trẻ trên văn đàn
  • Định vị tên tuổi các cây bút trẻ trên văn đàn

    • 30/11/2023 04:00:00
    • Thanh Thảo
    • 0

    Làm thế nào để nâng cao năng lực và chất lượng sáng tác văn học trẻ? Trong thực tế, có nhiều cây bút trẻ mang trong mình khát khao được trở thành những nhà văn, nhà thơ. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được cho mình hướng đi đúng đắn, định vị được tên tuổi trong đời sống văn chương. Do đó, rất cần sự quan tâm, đầu tư đúng mức, có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo ra một lực lượng sáng tác trẻ tài năng, trách nhiệm, đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, phát triển văn hoá quốc gia.

  • VĂN HỌC HÀ NỘI TRONG CHỐNG PHÁP (1947-1954) VÀ 20 NĂM VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM(1956-1975) QUA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
  • VĂN HỌC HÀ NỘI TRONG CHỐNG PHÁP (1947-1954) VÀ 20 NĂM VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM(1956-1975) QUA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

    • 20/12/2023 09:00:38
    • GS PHONG LÊ
    • 0

    Bài viết góp phần phác thảo diện mạo văn học Hà Nội và văn học Miền Nam; làm rõ thêm văn học Hà Nội trong chống Pháp (1947-1954) và 20 năm văn học Miền Nam trong chống Mĩ (1956-1975) qua những tác phẩm nghiên cứu-phê bình: ''Văn nghệ Hà Nội những năm 1947-1954'' của Lê Văn Ba; ''Văn hóa, văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mĩ tại Nam Việt Nam 1954-1975'' của Trần Trọng Đăng Đàn; ''Nhìn lại một chặng đường văn học'' của Trần Hữu Tá.

Đầu 1 2 3  ... Cuối