Danh sách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nhiệm kỳ I

Danh sách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nhiệm kỳ I

 

* Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
* Ngày, tháng, năm sinh: 15/4/1943
* Quá trình công tác: Hoạt đông ở chiến trường Thừa Thiên-Huế, cán bộ thanh vận, tuyên huấn, sáng tác văn nghệ; Công tác thanh niên, văn nghệ, tuyên huấn, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế; Công tác ở Bộ Văn hóa Thông tin; Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam; Ủy biên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Cửa thép (ký sự); Đất ngoại ô (tập thơ); Mặt đường khát vọng (trường ca); Ngôi nhà  có ngọn lửa ấm (tập thơ) ; Cõi lặng (tập thơ) ; Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tập tuyển thơ). 

 

* PGS, TS Nguyễn Hồng Vinh
* Bút danh: Hồng Vinh, Duy Nguyễn
* Ngày, tháng, năm sinh: 25/06/1945
* Quá trình công tác: Tốt nghiệp Khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, về nhận công tác tại Báo Nhân Dân từ 06/1968 đến 2001. Đã từ phóng viên, lần lượt làm Trưởng ban, sau đó làm Ủy viên Ban biên tập. Hai lần được cử vào Trường Sơn và mặt trận Trị Thiên Huế làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường; làm Phó Tổng biên tập, rồi Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, khóa IX, Đại biểu Quốc hội khóa X, khóa XI, làm Phó Trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; Phó Chủ tịch Thường trực, rồi Chủ tịch Hội Đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị CAND (Bộ Công an); Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - LB Nga.
* Các tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 - Về sách chính luận:
  + Đất nước qua những chặng đường làm báo (NXB Chính trị quốc gia, 2007).
  + Văn hóa và con người Việt Nam thời hội nhập (NXB Chính trị quốc gia, 2023)
  + Từ 1914-2019: NXB Văn học ấn hành 4 tập Giữ Lửa, gồm hơn 2000 trang.
 - Về thơ:
+ Từ 2010 đến nay đã xuất bản 11 tập thơ do các NXB Văn học, NXB Hội Nhà văn ấn hành.
 - Các công trình nghiên cứu tiêu biểu:
  + Từ năm 2015-2016 làm Chủ nghiệm đề án Lý luận văn nghệ ở Việt Nam - Thực tiễn và định hướng phát triển do Ban Bí thư Trung ương Đảng giao cho Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương chủ trì, gồm 4 đề tài cấp Nhà nước (đã được Hội đồng Nghiệm thu quốc gia nghiệm thu và xếp loại Xuất sắc).
  + Trong những năm làm Phó Chủ tịch thường trực, rồi Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, đã trực tiếp tham gia viết bài hoặc làm chủ biên các công trình lớn sau đây (đã được NXB Chính trị quốc gia phát hành từ 2005-2016):
   Văn học, nghệ thuật trong cuộc sống hôm nay.
   Văn học, nghệ thuật trong cơ chế thị trường.
   Văn học, nghệ thuật với đề tài lịch sử.
(Chủ biên)
   Phấn đấu có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao. (Chủ biên)
   Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam. (Chủ biên)
   Vấn đề đạo đức xã hội trong văn học, nghệ thuật hiện nay. (Chủ biên)
 

  

* Nhà thơ Nguyễn Hữu Thỉnh
* Bút danh: Hữu Thỉnh
* Ngày, tháng, năm sinh: 15/2/1942.
* Chức vụ đã qua:
 + Tham gia Quân đội, làm thơ, làm báo ở chiến trường miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. 
 + Từng là: Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
 + Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.
 + Đại biểu Quốc hội khóa X, XI.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Âm vang chiến hào (thơ, in chung); Tiếng hát trong rừng (thơ); Đường tới thành phố (trường ca); Thư mùa đông (thơ); Trường ca biển (trường ca); Thương lượng với thời gian (thơ); Ghi chú sau mây (thơ); Trăng Tân Trào (trường ca); Sức bền của đất (trường ca); Mây trắng bản Nam (truyện ngắn, bút ký); Lý do của hy vọng (lý luận, phê bình văn học); Bến văn và những vòng sóng (lý luận, phê bình văn học)
* Giải thưởng: Huân chương Độc lập hạng NhìGiải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật; Giải A Hội đồng LLPBNVHNTTW.

* PGS, TS Nguyễn Ngọc Thiện
* Bút danh: Nguyễn Ngọc Thiện, Thế Uẩn, Thy Yên, Thiên Năng, Nguyễn Thiện.
* Ngày, tháng, năm sinh: 6/3/1947 
 + Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành Lý luận văn học bậc 5 (2007).
 + Tổng Biên tập tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam thuộc Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam (từ 6/2006-12/2021)
 + Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ 1997)
 + Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam (từ 1997)
* Quá trình công tác: Sau khi tốt nghiệp Văn khoa, Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa VIII (1963-1967) về Viện Văn học công tác từ 12/1967 đến 6/2006 lần lượt đảm nhiệm các cương vị: nghiên cứu viên, Trưởng phòng nghiên cứu, nghiên cứu viên cao cấp, Phó Giáo sư Ngữ văn, Giảng viên thỉnh giảng Sau Đại học thuộc chuyên ngành: Lý luận văn học; Xen kẽ trong thời gian 39 năm nói trên, từ Viện Văn học đã: Nhập ngũ, tham gia quân đội nhân dân Việt Nam, từ 6/1968-12/1973; Là đảng viên, cán bộ tăng cường thuộc cơ quan Trung ương cho Huyện ủy Sông Mã, tỉnh Sơn La, từ 6/1978-9/1980; Là nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận tại Cộng hòa Dân chủ Đức, từ 9/1983-9/1987; Từ 6/2006 chuyển công tác sang Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, đảm nhiệm cương vị Tổng Biên tập tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, từ 6/2006-12/2021; Là ủy viên kiêm nhiệm thuộc Hội đồng Lý luận-Phê bình VHNT Trung ương, các nhiệm kỳ 2003-2006; 2011-2016; 2016-2021.
 + Khen thưởng:
   - Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba (1973)
   - Huân chương Lao động hạng Ba (2010)
   - Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng (2022)
   - Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất (1984)
   - Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương (2020, 2022)
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 + Văn chương và tác giả (Tiểu luận-Phê bình, 1995)
 + Lý luận-Phê bình và Đời sống văn chương (Phê bình - Tiểu luận, 2010)
  - Tặng thưởng của Hội đồng Lý luận - Phê bình VHNT Trung ương năm 2013
 + Văn chương nghệ thuật và Thẩm mỹ tiếp nhận (Phê bình-Tiểu luận, 2015)
  - Tặng thưởng của Hội đồng Lý luận - Phê bình VHNT Trung ương năm 2016
  - Giải Bạc, sách Hay của Hội xuất bản Sách Việt Nam năm 2016
 + Đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng và Lý luận, thực tiễn nghệ thuật (chuyên khảo, 2020)
  - Tặng thưởng của Hội đồng Lý luận - Phê bình VHNT Trung ương năm 2021
 + Thăng hoa sáng tạo và Thẩm mỹ tiếp nhận văn chương [Tuyển tập (1974-2017), 2018]
 + Văn học Việt Nam thế kỷ XX-Lý luận-Phê bình thế kỷ XX (Chủ biên, 13 tập, 2005-2010)

* GS, NSND, Nhạc sĩ Trọng Bằng 
* Ngày, tháng, năm sinh: 1/5/1931
* Quá trình công tác: Giảng viên Trường Âm nhạc Việt Nam; Nhạc trưởng, Phó Giám đốc kiêm chỉ đạo nghệ thuật của Nhà hát Giao hưởng-Hợp xướng-Nhạc Vũ Kịch Việt Nam; Phó Giám đốc Nhạc viện Hà Nội; Giám đốc Nhạc viện Hà Nội; Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Đại biểu Quốc hội kX.

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Giao hưởng thơ Người về đem tới niềm vui; hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng: Trường ca Tây Bắc - Điện Biên Phủ; khởi nhạc phong tác: Chào thiên niên kỷ mới; nhạc phim: Người chiến sĩ trẻ; các ca khúc: Bão nổi lên rồi, Nhịp máy khoan, Chúng ta là chiến sĩ công an, Vang mãi bản tình ca.
* Giải thưởng:
 
+ Huân chương Độc lập hạng Ba.
 + Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (2017)

Đồng chí Thế Bảo  
Đồng chí Đỗ Bảo  
* Họa sĩ Trần Khánh Chương
* Ngày, tháng, năm sinh:
1943 (mất: 19/4/2020)
* Quá trình công tác: Phó Quản đốc Phân xưởng trang trí Nhà máy sứ Hải Dương; tham gia quân ngũ tại Cục Quản lý giáo dục-Bộ Tổng tham mưu; Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội; Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội; Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội  Văn học nghệ thuật Việt Nam; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XI.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Màu xanh trên vùng đất đỏ (sơn dầu, năm 1980), Đường lên Điện Biên (sơn mài, 2005), Ngày vui giải phóng (khắc thạch cao, năm 1986), Những cánh diều (khắc thạch cao, năm 1983), Bên cầu Thê Húc (sơn mài), Nhịp thời gian (sơn mài), Trưa cửa Tùng (sơn mài)...
* Giải thưởng: Huy chương Vàng về Gốm tại Triển lãm Mỹ thuật công nghệ toàn quốc (1987); Giải Nhì Hội Mỹ thuật Việt Nam (2002); Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2007).

* GS, NGND Hà Minh Đức
* Ngày, tháng, năm sinh: 3/5/1935
* Quá trình công tác: Trưởng bộ môn lý luận văn học; Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn; Chủ nhiệm Khoa Báo chí Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội); Viện trưởng Viện Văn học kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn học; thành viên Ủy ban Giáo dục toàn quốc; Ủy viên Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 
+ Những công trình in riêng: Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc (nghiên cứu, 1961); Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (chuyên luận, 1974); Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà thơ lớn của dân tộc (1979); Nhà văn và tác phẩm (tiểu luận, 1979); Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca (tiểu luận, 1979); C. Mác, Ph. Anghen, V.L. Lênin và một số vấn đề lý luận văn học (nghiên cứu, 1982); Nam Cao - đời văn và tác phẩm (1986); Thời gian và trang sách (tiểu luận, 1987); Nguyễn Bính thi nhân của đồng quê (chuyên luận, 1996); Đi tìm chân lý nghệ thuật (tiểu luận, 1998); Khảo luận văn chương (chuyên luận, 1999); Văn thơ Hồ Chí Minh (nghiên cứu, 2000); Hồ Chí Minh - nhà báo (2000); Văn chương - tài năng và phong cách (tiểu luận, 2001); Một nền văn hoá văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú (2005); Tự lực văn đoàn - Trào lưu và tác giả (nghiên cứu, 2007); Một thế hệ vàng trong thơ Việt Nam hiện đại (2013); Tác phẩm Hồ Chí Minh - Cẩm nang của Cách mạng Việt Nam (2014); Nguyễn Bính thi sĩ của đồng quê (bộ mới), (chuyên luận và tuyển chọn, 2016); Tác phẩm văn nghệ và giá trị bền vững (tiểu luận văn học, 2016); Lưu Trọng Lư – Tình đời và mộng đẹp (chuyên luận, 2017); Hà Minh Đức – tuyển tập (3 tập 3000 trang, 2004);
 + Những công trình in chung (chủ biên): Lý luận văn học (1992); Một thời đại trong thi ca (nghiên cứu, 1996) in chung Huy Cận; Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học (1999); Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn (1997); Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX (2002); Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (2003).
* Giải thưởng: Huân chương Lao động hạng Nhất; Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (2000); Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2001); Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ (2012).

 

* Nhà biên kịch Lê Duy Hạnh (Lê Thành Yến)
* Ngày, tháng, năm sinh: 28/2/1947
* Quá trình công tác: Học tiểu học và trung học ở Bình Định; Học Đại học tại Sài Gòn. Tham gia phong trào Sinh viên học sinh Sài Gòn. Được kết nạp Đảng năm 1969 tại Đô thị Sài Gòn; Hoạt động tại chiến khu Đông Nam bộ. Học trường Đảng Nguyễn Văn Cừ; Ra Hà Nội học tập và công tác. Học Trường Nguyễn Ái quốc IV và trường viết văn Quảng Bá (Nay là trường Nguyễn D) Khóa 7; Công tác tại Viện Nghiên cứu Sân khấu thuộc Bộ VHTT; Thực tập sân khấu Hugary; Là Thường vụ Hội Sân khấu TP. HỒ Chí Minh-Ủy viên thư ký Hội Nghệ Sĩ Sân khấu Việt Nam.

* Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

* Nhạc sĩ Trần Hoàn (Nguyễn Tăng Hích)
* Bút danh: Hồ Thuận An
* Ngày, tháng, năm sinh: 27/12/1928 (mất: 23/11/2003)
* Quá trình công tác: Phụ trách công tác văn hóa văn nghệ Liên khu IV, Liên khu III, khu Tả ngạn; Giám đốc Sở Văn hóa Thành phố Hải Phòng; Trở lại chiến trường Bình Trị Thiên; Trưởng Ty Thông tin Bình Trị Thiên; Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Tuyên huấn, Phó Bí thư Thành ủy; Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI, VII); Bộ trưởng Bộ Thông tin và sau đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin; Đại biểu Quốc hội khóa VIII; Phó trưởng Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: 
Sơn nữ ca (1948), Tìm em, Lời người ra đi (1950), Lời Bác dặn trước lúc đi xa (1998), Thăm Bến nhà rồng (1990), Kể chuyện người cộng sản, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh, Một mùa xuân nho nhỏ (1980, thơ Thanh Hải), Nắng tháng Ba (1975), Tình ca mùa xuân (1978, thơ Nguyễn Loan)…

* Giải thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhì; Huân chương Quyết thắng (hạng Nhất, Nhì); Huân chương Giải phóng hạng Nhất; Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.

 

* PGS, TS Trần Luân Kim
* Bút danh: Trần Luân Kim
* Ngày, tháng, năm sinh: 16/7/1942
* Quá trình công tác:Học tại Thượng Hải, Trung Quốc (ngành Thiết kế tàu thủy); Công tác tại Bộ Giao thông Vận tải, tham gia thiết kế các phương tiện “ Bảo đảm giao thông vào Miền Nam trên biển và trên bộ; Lưu học tại Matxcova, Liên Xô (ngành LLPB trường Đại học Điện Ảnh toàn Liên bang-VGIK); Trưởng Phòng Quản lý Phổ Biến phim (Xuất-nhập khẩu, Phát hành, Chiếu bóng);
 Hiệu trưởng trường Điện ảnh Việt Nam tại TPHCM (mở các lớp LLPB, Đạo diễn, Quay phim, Diễn xuất trình độ đại học đầu tiên tại phía Nam); Viện trưởng Viện Nghiên cứu và trữ Điện ảnh Việt Nam, kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Lưu  Điện ảnh tại TPHCM.
  - Giám đốc Hãng phim Sài gòn
  - Tổng Biên tập tạp chí “ Điện ảnh Ngày nay”
  - Giám đốc Nhà Văn hóa Điện ảnh
  - Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Nhật bản
  - Chủ tịch Hội đồng Duyệt Phim quốc gia tại Phía Nam, v…v…
 + Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam.
 + Tham gia Quốc Hội khóa XI.
 + 2011 đến nay: Nghỉ hưu.

  - Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội VHNT Thành phố HCM
  - Trưởng Ban LLPB của Liên hiệp
  - Trưởng Tiểu Ban LLPB của Hội đồng LLPB VHNT Thành phố HCM
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 Nhận thức Điện ảnh; Phương pháp Phê bình Điện ảnh; Hiện thực sáng tạo; Đời sống và Nghệ thuật.

 

* GS, TS Nguyễn Xuân Kính
* Ngày, tháng, năm sinh: 02/1/1952
* Quá trình công tác: Học sinh phổ thông hệ mười năm tại Thái Bình; Sinh viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (tức Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hiện nay), lần lượt ở Viện Văn học và Viện Nghiên cứu Văn hóa (tức Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian trước đây); Bảo vệ luận án tại Trường Đại học Tổng hợp Mátxcơva; Phó Giáo sư Văn học; Giáo sư Văn học.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 Thi pháp ca dao, tác giả, Nxb Khoa học xã hội, 1993, 2006; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội: 2004, 2006, 2007, 2012.
 + Kho tàng ca dao người Việt, đồng chủ biên cùng Phan Đăng Nhật, Nxb Văn hóa-Thông tin, 1995; tái bản: 2001.
 + Tổng tập văn học dân gian người Việt, Chủ tịch Hội đồng biên tập và đồng tác giả, Nxb Khoa học xã hội, 2002-2006, 19 tập.
 + Kho tàng sử thi Tây Nguyên, đồng tác giả với hàng trăm nghệ nhân, cán bộ làm công tác văn hóa và nghiên cứu ở địa phương, nhà khoa học trung ương, Nxb Khoa học xã hội, 2004-2012, 91 tập.
 + Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng biên tập và đồng tác giả, Nxb Khoa học xã hội, 2007-2010, 23 tập.
 + 
Văn hóa Việt Nam (1945-1975), chủ biên, Nxb Hồng Đức, 2019.
 + Lịch sử văn học dân gian Việt Nam, viết cùng Bùi Thiên Thai, Nxb Văn hóa dân tộc, 2020.
 + 
Văn học dân gian Việt Nam, tác giả, Nxb Hồng Đức, 2021.
 + Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần thời kì Đại Việt, chủ biên, Nxb Hồng Đức, 2023.

 

* GS, TSKH, KTS Hoàng Đạo Kính
* Ngày, tháng, năm sinh:
1941
* Quá trình công tác: Chuyên viên bảo tồn, trùng tu các công trình di tích kiến trúc; Uỷ viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng Kiến trúc; Giám đốc Trung tâm Thiết kế và tu bổ di tích Trung ương (nay Viện Bảo tồn di tích).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Di sản văn hóa, bảo tồn và trùng tu; Ngõ phố người đời; Văn hoá kiến trúc.

 

* GS Mai Quốc Liên    
* Ngày, tháng, năm sinh: 8/06/1941
* Quá trình công tác: nghiên cứu viên Viện Văn học, Viện Hán Nôm; giảng viên Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc học; Tổng biên tập Tạp chí Hồn Việt.
 * Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa (phê bình, 1979); Ngô Thì Nhậm tuyển tập (đồng tác giả, dịch, khảo cứu, 1980); Ngô Thì Nhậm trong nền văn học Tây Sơn (chuyên luận, 1985); Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ (tiểu luận, 1986); Trước đèn (tiểu luận, 1992); Khảo luận Văn chiêu hồn (1991); Nguyễn Du toàn tập (chủ biên, 1996); Phê bình và tranh luận văn học (1998); Tạp luận (1998); Nguyễn Trãi toàn tập (chủ biên, và dịch, phiên âm, 2002); Cao Bá Quát toàn tập (chủ biên, dịch, giới thiệu, 2003); Vị mặn biển đời (thơ, 2003).
* Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2012).

* KTS Nguyễn Trực Luyện
* Ngày, tháng, năm sinh: 5/10/1935 (mất: 21/5/2021)
* Quá trình công tác: cán bộ, Tổng Thư ký Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Đại biểu Quốc hội.

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Thiết kế cải tạo Khách sạn Dân Chủ (góc phố Tràng Tiền - Nguyễn Khắc Cần ngày nay), thiết kế Khách sạn Thái Nguyên, Khu Ngoại giao đoàn (Vạn Phúc - Ba Đình) và đóng góp sức mình cho những công trình quan trọng như Bảo tàng Hồ Chí Minh, tôn tạo Nghĩa trang A1 Điện Biên Phủ, tôn tạo Nghĩa trang Hàng Dương - Côn Đảo, xây Đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Ba Vì, Khu tưởng niệm Nguyễn Thái Học và các anh hùng của cuộc Khởi nghĩa Yên Bái… 

* NSND, Đạo diễn Nguyễn Hải Ninh
Ngày tháng năm sinh: 31/12/1931 (mất: 5/2/2013) 
* Quá trình công tác: tham gia cách mạng ở Vệ quốc đoàn; đạo diễn tại Hãng phim truyện Việt Nam; Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam.

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:Phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm; Em bé Hà Nội, Đất mẹ; Mối tình đầu,…
* Giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (2007).

* NSND Nguyễn Công Nhạc       
* Ngày, tháng, năm sinh: 1946
* Quá trình công tác: giảng viên Trường Múa Việt Nam; cán bộ, Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch; Phó Tổng Thư ký, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam.

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Biên đạo múa với nhiều vở diễn nổi tiếng một thời như Bài ca chim ưng, Tranh tứ bình, Tiếng trống Xô Viết, Bên dòng Lô năm xưa, Ngôi sao Đồng Lộc, Tiếng gọi nơi hoang dã, Huyền thoại mẹ, Trương Chi
* Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2002); Huân chương Hiệp sĩ Văn học nghệ thuật của Cộng hòa Pháp (2006).

* Nhà báo, NSNA Lê Phức (Lê Bá Phức)
* Ngày, tháng, năm sinh: 24/4/1940 (mất: 03/01/2007)
* Quá trình công tác: Cán bộ Xưởng phim đèn chiếu, Bộ Văn hóa - Thông tin; cán bộ Xưởng phim vô tuyến truyền hình, Tổng cục Thông tin; làm phóng viên, biên tập viên, Thư ký tòa soạn, Phó Tổng biên tập, Tổng Biên tập Báo ảnh Việt Nam; Ủy viên thư ký, Phó Tổng Thư ký, Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Kiếm sống (1984), Trên đảo Sinh Tồn (1988), Trong cõi tâm linh (1998), Sông Ba mùa cạn (1999), Động Vòi Voi - Phong Nha - Kẻ Bàng (2000).

* NSND Chu Thuý Quỳnh    
* Ngày, tháng, năm sinh: 10/10/1941
* Quá trình công tác: Diễn viên Đoàn Ca múa nhân dân Trung ương; Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Trung ương; Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam; Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam; Đại biểu Quốc hội khoá IV, VIII, IX, X.

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Biên đạo múa nhiều tác phẩm như Hoa Tràng An, Vũ khúc đàn T'rưng, Hương xuân, Hương quê, Cánh chim không mỏi, Trống hội, Những cô gái Việt Nam...; là nhà nghiên cứu phê bình múa, tác giả của nhiều giáo trình múa và các công trình nghiên cứu; tổng đạo diễn, chỉ huy nhiều chương trình lớn như Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị cấp cao các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao các nước ASEAN, Cúp Bóng đá ASEAN Tiger 1998, Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội (cùng với Phạm Thị Thành), Chương trình khai mạc và bế mạc SEA Games 22...
* Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2001); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (2017).

  

* GS, TS Trần Đình Sử
* Ngày, tháng, năm sinh: 10/8/1940
* Quá trình công tác: Tốt nghiệp đại học; Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội; Dạy học ở Đại học Sư phạm Vinh, Nghệ An; Chủ nhiệm khoa Ngữ văn ĐHSP Hà Nội, tham gia vào Hội nhà văn Việt nam; Ủy viên Hội đồng Lý luận Phê bình Hội nhà văn chức danh giáo sư nhà Văn; Ủy viên hội đồng LLPB VHNT TW; Ủy viên HĐ ngữ văn Bộ Giáo dục Đào tạo nhiều năm.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Thi pháp thơ Tố Hữu (1987), Lý luận văn học (viết chung, 1987), Những thế giới nghệ thuật thơ (1995), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam (1998), Thi pháp Truyện Kiều (2002), Giáo trình thi pháp học (2004), Từ điển thuật ngữ văn học (đồng chủ biên, 1992-2010 tái bản nhiều lần), Cơ sở văn học so sánh (2020), Văn học Việt Nam từ những mảnh ghép (2023), Phê bình văn học Việt Nam hiện đại - Lịch sử và chân dung (2023), Tổng chủ biên chương trình THPT môn văn, Tổng chủ biên SGK THPT nâng cao (2003-2023)...
* Giải thưởng: Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1987) về tác phẩm Lý luận và phê bình văn học, NXB Hội nhà văn, 1996; Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ về cụm tác phẩm thi pháp học, năm 2000; Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội (2015) cho tác phẩm: Trên đường biên của lý luận văn học, 2014, NXB. Văn học; Tặng thưởng mức B của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho cuốn Lược sử văn học Việt Nam (2021) (chủ biên).

* Nhà thơ Lò Ngân Sủn
* Ngày, tháng, năm sinh: 26/04/1945 (mất: 15/12/2013)
* Quá trình công tác: giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục huyện Bát Xát (Lào Cai); Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Hoàng Liên Sơn; Chủ tịch Hội Văn nghệ Lào Cai; Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Chiếc vòng bạc (truyện ký, 1987); Chiều biên giới (thơ, 1989); Những người con của núi (thơ, 1990); Đám cưới (thơ, 1992); Đường dốc (thơ, 1993); Tục ngữ Dáy (sưu tầm biên dịch, 1994); Dòng sông mây (thơ, 1995); Chợ tình (thơ, 1995); Hưu tập thể (tập truyện, 1995); Lều nương (1995); Suối Pí Lè (thơ, 1996); Thơ Lò Ngân Sủn (thơ, 1996); Đầu nguồn cuối nước (song ngữ, 1997); Bước đầu tìm về văn hoá người Dáy (1997); Tôi là một ngọn gió (1998); Hoa văn thổ cẩm (tiểu luận, 1998); Núi mọc trong mặt gương (tiểu luận, 1998); Hoa văn thổ cẩm 2 (1999); Người trên đá (2000); Hoa văn thổ cẩm (2000); Con của núi 3 (tiểu luận, 2001); Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu số (2002); Nơi mặt trăng mặt trời gặp nhau (2003); Bữa tình yêu (2004); Chất trữ tình trong dân ca thiểu số (2005); Có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ (2006).
 * Giải thưởng: Giải C của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 1982 (truyện ký Chiếc vòng bạc); Giải B của Bộ Giao thông (thơ Dốc chín quai, Đường về Bát Xát); Giải nhì của Bộ Giáo dục 1991 (thơ Cô giáo Mường); Giải B Văn học Dân tộc thiểu số của Hội Nhà văn Việt Nam 1992 (tập thơ Những người con của núi); Giải A của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học & Nghệ thuật Việt Nam 1993 (tập thơ Đám cưới); Giải ba của báo Người Hà Nội 1994 (bài thơ Ở đây); Giải B của báo Thiếu nhi dân tộc 1995 (bài thơ Trời, Cái bật lửa); Giải B của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học & Nghệ thuật Việt Nam 1995 (tập thơ Dòng sông mây); Giải thưởng của Hội Nhà văn 1997 (Lều nương); Giải Phan xi păng; Giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật (2017).
 

* Nhà văn Ngô Thảo   
* Ngày, tháng, năm sinh: 9/2/1941
* Quá trình công tác: nghiên cứu viên Viện Văn học; Binh nhì, Thiếu tá, Trung đội trưởng trinh sát, chính trị viên Đại đội, Trợ lý tuyên huấn Trung đoàn 368; phụ trách phần bình luận văn nghệ Tạp chí Văn nghệ quân đội; Ủy viên Ban thư ký, Phó Tổng thư ký thường trực Hội, Đảng ủy viên khối cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng, Ủy viên Đảng đoàn Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Sân khấu, Giám đốc NXB Sân khấu; cố vấn nghệ thuật Hãng phim Việt- Công ty BHD.

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Từ cuộc đời chiến sĩ (1978); Nhà văn viết về nghề văn (biên soạn, 1980); Năm tháng chưa xa (sưu tầm, biên soạn, 1985); Một tài năng một đời người (viết chung, 1988); Toàn tập Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi (sưu tầm, tuyển chọn, 1996); Như cuộc đời (1995); Đời người – đời văn (2000); Văn học với đời sống – Đời sống văn học (2000); Mấy vấn đề của sân khấu Việt Nam trong cơ chế thị trường (2000); Văn học về người lính (2002, 2003); Mây bay về núi (2007); Thao thức với phần đời chiến trận (2009); Tiểu luận phê bình văn học (2010); goài ra còn một số công trình in chung khác.
 * Giải thưởng: Giải thưởng Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (1995); Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (2002); Giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật (2012).

 

*  GS, TS Tô Ngọc Thanh
* Ngày, tháng, năm sinh: 24/6/1934
* Quá trình công tác: Diễn viên, Đoàn Văn hóa Kháng chiến Việt Bắc, khu 10; Học viên, trường Trung cấp Âm nhạc Việt Bắc; Học viên, trường Sư phạm khu Học xá Trung ương; Giảng viên, trường Phổ thông cấp III Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang; Giảng viên, trường Phổ thông cấp III Tân Trào, Tuyên Quang; Giảng viên, trường Phổ thông cấp I Lý Thường Kiệt, Hà Nội; Hiệu trưởng, trường Phổ thông cấp I Phà Đen, Hà Nội; Sinh viên, trường Âm nhạc Việt Nam, Hà Nội; Cán bộ nghiên cứu, Vụ Nhạc Múa, Bộ Văn hóa, Hà Nội; Cán bộ nghiên cứu, Sở Văn hóa, Khu tự trị Tây Bắc; Phó Phòng Nghiên cứu, Sở Văn hóa, Khu tự trị Tây Bắc; Sinh viên chuyên tu Nga văn, Đại học Ngại ngữ, Hà Nội; Cán bộ Viện Nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Hà Nội; Bảo vệ luận văn Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ), học viện Âm nhạc Quốc gia Sofia, Bulgaria; Thư ký Kha học, Viện Âm nhạc, Bộ Văn hóa và Thông tin, Hà Nội; Trưởng phòng Nghiên cứu, Viện Văn hóa, Bộ Văn hóa, Hà Nội; Bảo vệ luận văn Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ Kha học), học viện Âm nhạc Quốc gia Sfia, Bulgaria; Phó Viện trưởng và Viện trưởng, Viện Văn hóa nghệ thuật, Bộ Văn hóa - Thông tin, Thể tha và Du lịch, Hà Nội; Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam các nhiệm kỳ II (1990-1995), nhiệm kỳ III (1995-2000), nhiệm kỳ IV (2000-2005), nhiệm kỳ V (2005-2010), nhiệm kỳ VI (2010-2015), nhiệm kỳ VII (2015-2020); Tổng Thư ký Uỷ ban tàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam; Uỷ viên Ban Thường vụ Hội đồng Quốc tế Âm nhạc Truyền thống ICTM của UNESCO.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 
+ Đề tài khoa học:
  - 2 đề tài cấp ASEAN, 3 đề tài cấp Nhà nước.
 + Sách:
  - Fônclo Bâhnar (chủ biên), Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai - Kon Tum, 1988.
  - Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc thiểu số Việt Nam, Trung tâm Văn hóa dân tộc thành phố Hồ Chí Minh, 1995.
  -·Musical instrument of Việt Nam’s Minorities, Nhà xuất bản. Thế giới 1997.
  - Âm nhạc dân gian Thái Tây Bắc, Nhà xuất bản. Âm nhạc, Hà Nội, 1998.
  - Tư liệu âm nhạc dân tộc cổ truyền (viết chung với Nhạc sĩ Hồng Thao), Nhà xuất bản. Âm nhạc, 1982.
  - Các vùng văn hóa Việt Nam, chủ biên: Đinh Gia Khánh và Cù Huy Cận, Nhà xuất bản. Văn học, Hà Nội, 1955.
  - Tư liệu âm nhạc cung đình Việt Nam (chủ biên), Nhà xuất bản. Âm nhạc, Viện Âm nhạc xuất bản, Hà Nội, 1999, song ngữ Việt - Anh.
  - Bài tạp chí, báo cáo khoa học: đã công bố 200 bài trên các tạp chí trong nước và nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Bulgaria và tiếng Việt.
* Giải thưởng: Huân chương Kháng chiến chống Pháp, hạng Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, hạng Ba; Huân chương Lao động, hạng Nhất; Giải thưởng Nhà nước; Huân chương Độc lập, hạng Hai.

 

* NSNA Chu Chí Thành
* Ngày, tháng, năm sinh: 26/4/1944
* Quá trình công tác: Phóng viên ảnh VNTTX; Biên tập viên, Ủy viên Ban biên tập, Phó Trưởng ban, Trưởng ban Ban biên tập ảnh Thông tấn xã Việt Nam; Phó Giám đốc, Giám đốc Xí nghiệp In I TTXVN; Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh Hội NSNAVN; Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội NSNAVN; Chủ tịch Hội NSNAVN; Ủy viên Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương; Hưu trí; Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng ba, Huân chương Lao động hạng ba.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 
+ Tác phẩm:
  - Cụm tác phẩm 4 ảnh: Từ ngục tối thắng lợi trở về, Giải thưởng Nhà nước, năm 2012.
  - Cụm tác phẩm 4 ảnh: Hai Người lính, Giải thưởng Hồ Chí Minh, năm 2022.
  - Sách ảnh: Ký ức chiến tranh, NXB Thông tấn, năm 2010, tái bản năm 2015
 + Công trình nghiên cứu:
  - Nhiếp ảnh và sự miêu tả con người, Nội san Thông tấn, năm 1982
  - Những vấn đề cơ bản của ảnh báo chí, Nội san Thông tấn, 1982.
  - 
Những tính chất và đặc điểm cơ bản của nhiếp ảnh, 4.4- Cơ sở lý luận và sự cần thiết phân chia thể loại ảnh, 4.5 Các thể loại Ảnh tin, Ảnh Tường thuật, Ảnh Tài liệu, Ảnh bình luận (in chung trong tập Nhiếp ảnh và hiện thực, NXB Văn hóa, năm 1987).
  - Nhiếp ảnh Việt Nam với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. (Tiểu luận, phê bình, sách được Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương hỗ trợ tài chính, năm 2022).

 

* NSND Lê Tiến Thọ
* Ngày, tháng, năm sinh: 15/5/1951
* Quá trình công tác: Công tác Nhà hát Tuồng; công tác tại Cục Nghệ thuật biểu diễn; Thứ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Nghệ thuật biểu diễn Tuồng truyền thống, Dưới ánh đèn sân khấu và Những vai diễn của NSND Lê Tiến Thọ nhân nửa thể kỷ gắn với sân khấu (1964-2014),…
* Giải thưởng: Huy chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân chương Lao động hạng Hai; Huân chương Độc lập hạng Ba; Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng (2008); Giải thưởng VHNT của Thành phố Hồ Chí Minh (1989); Giải thưởng Đào Tấn (2 lần: 2005, 2009); Được nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tặng Huân chương Lao động Hạng 2; Giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật (2012).

* Nhà văn Đỗ Kim Cuông
* Ngày, tháng, năm sinh: 25/4/1951

* Quá trình công tác: Nhập ngũ 1968, chiến đấu tại chiến trường Miền Nam; Tốt nghiệp Đại học Văn, cán bộ giảng dạy Đại học Sư phạm Nha Trang; Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Khánh Hòa, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Nha Trang; Vụ trưởng Vụ Văn hóa, văn nghệ Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam.

* GS, TS Đinh Xuân Dũng
* Ngày, tháng, năm sinh: 25/4/1945
* Quá trình công tác: Cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội; Công tác trong quân đội. Trưởng phòng Văn nghệ quân đội (1988) kiêm Đoàn trưởng Đoàn Ca múa quân đội, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn Quân đội (1990-1998), Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 (Bộ Quốc phòng); Vụ trưởng Vụ Văn hoá; Vụ trưởng Vụ Xuất bản: Uỷ viên Thường trực, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (khóa III); Tổng Biên tập Tạp chí Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (2008 - 12/2016); Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương; Ủy viên Hội đồng Chức danh giáo sư (liên ngành Văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao) (2009-2018); Nhà văn; Nhà báo; Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Việt Nam đương đại (Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á). Thành viên Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội IX, X, XI, XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, NXP. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990, tái bản lần thứ nhất năm 2003; Một số hiểu biết về văn học nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ (Chủ biên), NXP. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996; Văn hóa, văn nghệ và đời sống quân đội, NXP. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998; Nuôi dưỡng các giá trị văn hóa trong nhân cách người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam (Chủ biên), NXP. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999; Công tác tư tưởng - văn hóa trong xây dựng quân đội về chính trị (Chủ biên), NXP. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000; Mấy cảm nhận về văn hóa, NXP. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Văn hóa, văn học - tiếp nhận và suy nghĩ, NXP. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2004; Xây dựng môi trường văn hóa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Chủ biên), Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương xuất bản, Hà Nội, 2004; Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ (Đồng chủ biên với Nguyên An), NXP. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2005; Xây dựng làng văn hóa ở đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Chủ biên), NXP. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Các nhà xuất bản Việt Nam thế kỷ XX (Đồng chủ biên với Ngô Trần Ái), NXP. Giáo dục, Hà Nội, 2006; Phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới, NXP. Thời đại, Hà Nội, 2010, tái bản có bổ sung năm 2011; Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, văn nghệ - những mốc phát triển, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương xuất bản, Hà Nội, 2011; Văn học, nghệ thuật Việt Nam trong 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 (Chủ biên), NXP. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012; Mấy vấn đề sáng tạo văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay (Chủ biên), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương xuất bản, Hà Nội, 2012; Các nhà xuất bản Việt Nam đương đại (Đồng chủ biên với Ngô Trần Ái), NXP. Giáo dục, Hà Nội, 2013; Văn hóa trong chiến lược phát triển của Việt Nam (Chủ biên), NXP. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013; Văn hóa - Sức mạnh nội sinh của phát triển (Đồng chủ biên với GS.TS. Phùng Hữu Phú), NXP. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014; Mấy vấn đề văn hóa, văn nghệ Việt Nam hiện nay - Thực tiễn và suy nghĩ, NXP. Lao động, Hà Nội, 2014; Khám phá quá khứ và gặp gỡ hiện tại (Văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử và truyền thống dân tộc) (Chủ biên), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương xuất bản, Hà Nội, 2015; Văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam đương đại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Tuyển chọn các bài viết 1966 - 2014), NXP. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, 2 tập; Văn học - tiếp nhận tác phẩm và suy nghĩ lý luận, NXP. Hà Nội, 2016; Văn hóa và con người Việt Nam hiện nay - Mấy suy nghĩ từ thực tiễn, NXP. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2016; Công tác tư tưởng - văn hóa trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam (2 tập), NXP. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2016; Định hướng và những nội dung cơ bản của lý luận văn nghệ Việt Nam (Chủ biên), NXP. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016; Họ Đinh với lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam (Đồng chủ biên với PGS.TS. Đinh Quang Hải), NXP. Hồng Đức, Hà Nội, 2018; Văn nghệ với người lính và thời cuộc, NXP. Lao động, Hà Nội, 2018; Tổ quốc, đồng đội và văn nghệ, NXP. Văn học (tái bản), Hà Nội, 2019; Mấy vấn đề văn hóa - suy nghĩ và đối thoại, NXP. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2020; Vang vọng lời nước non (12 tập), Tuyển chọn và biên soạn cùng Giáo sư Nguyễn Như Ý, NXP. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2021; Đọc và nghĩ, NXP. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021; Tìm về cội nguồn Hồ Chí Minh, NXP. Hà Nội, 2022; Chăm lo bồi đắp, phát triển kiểu mẫu nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”, NXP. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2022; Văn hóa động lực và hệ điều tiết sự phát triển, NXP Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội, 2022.
* Giải thưởng: Giải thưởng Bộ Quốc phòng cho công trình “Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học”; Giải A của Quốc hội và Hội Nhà báo Việt Nam cho loạt bài “Những giá trị cơ bản, cốt lõi của văn hóa trong Hiến pháp sửa đổi”; Giải B (không có A) của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cho công trình “Văn hóa và con người Việt Nam hiện nay - Mấy suy nghĩ từ thực tiễn”; Giải A Giải “Ngọn lửa” - Giải Báo chí và nghiên cứu khoa học của Tạp chí Cộng sản; Giải A Giải thưởng văn học, nghệ thuật, báo chí 5 năm (2014-2019) của Bộ Quốc phòng cho Tập lý luận, phê bình “Văn nghệ với người lính và thời cuộc”; Giải B của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho công trình: “Mấy vấn đề văn hóa: Suy nghĩ và đối thoại”.

* PGS, TS, Nhà thơ Vũ Duy Thông
* Ngày, tháng, năm sinh: 26/2/1944 (mất: 28/5/2021)
* Quá trình công tác: phóng viên, biên tập viên, Trưởng Tiểu ban Công thương, Ủy viên Ban Biên tập tin trong nước Thông tấn xã Việt Nam; Tổng Bên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ; Vụ trưởng Vụ Báo chí-Xuất bản, Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương; Phó Tổng biên tập Website Đảng Cộng sản Việt Nam (nay là Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam).

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Nhiều bài báo được tuyển chọn, in thành các tập sách Ký và tùy bút (1998); Theo dòng thời sự (2006); Chuyện nông thôn (2002); Những chuyện đời thường gặp (2002)… Các tập thơ: Những đám lá đổi mầu (1982); Tình yêu người thợ (1987); Gió đàn” (1989); Trái đất không chỉ có một người (1993); Chối từ cô đơn (1998); Một trăm bài thơ (1999); Cuộc đời sẽ cứu rỗi (2003); Du ca đời lá (2006); Con bồ câu tha đi một cọng cỏ (2012); Giã biệt xa xăm (2014); hơn mười tập văn thơ cho thiếu nhi, 10 kịch bản phim, sân khấu, phim hoạt hình; công trình nghiên cứu Cái đẹp trong thơ ca kháng chiến Việt Nam (1945-1975), Một cửa sổ Văn nghệ (2012), Chủ biên sách Mác - Ăngnghen, Lênin, Hồ Chí Minh bàn về báo chí xuất bản (2004)… Trong sự nghiệp của mình, ông đã in khoảng 50 đầu sách, trong đó có 9 cuốn nghiên cứu lý luận, phê bình.

* PGS, TS Phan Trọng Thưởng
* Ngày, tháng, năm sinh:
04/5/1951
* Quá trình công tác: trợ lý quân lực Trung đoàn, Quân khu Tả Ngạn; cán bộ biên tập Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - Ủy ban KHXH Việt Nam; nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính, Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện Văn học, Trưởng khoa Văn học Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Ủy viên, Phó Chủ tịch kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

+ 2010-2020: Kiêm nhiệm nhiều chức danh tại Hội Nhà văn Việt Nam.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Văn chương tự lực văn đoàn (3 tập); Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (5 tập); Văn học Việt Nam thế kỉ XX; Những vấn đề lịch sử văn học kịch Việt Nam (nửa đầu thế kỷ XX) (chuyên luận); Văn chương - Tiến trình - Tác giả - Tác phẩm (tiểu luận); Thẩm định các giá trị văn học (tiểu luận); tham gia và làm Chủ nhiệm, chủ biên nhiều công trình tập thể; đã công bố gần 200 bài tạp chí trên các tập chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế;

* Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (2022).

* TS, Nhà báo Trần Đăng Tuấn
* Ngày, tháng, năm sinh:
5/10/1957
* Quá trình công tác: giảng viên Khoa Báo chí Truyền hình Trường Báo chí-Tuyên truyền tại Hà Nội (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền); biên tập viên, bình luận viên thời sự quốc tế, Phó Trưởng Ban Biên tập thời sự quốc tế, Trưởng Ban Biên tập các chương trình văn nghệ, Trưởng Ban Biên tập các chuyên mục chính trị-kinh tế-xã hội, Trưởng Ban Biên tập kênh giải trí VTV3, Trưởng Ban Thư ký-Biên tập Đài Truyền hình Việt Nam; Biên tập viên tại Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam (VFC); Giám đốc Hãng phim truyền hình, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Tổng Giám đốc AVG – Truyền hình An Viên.

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Trực tiếp thực hiện hàng trăm phóng sự truyền hình, bài bình luận phát trên sóng VTV; Thiết kế và lãnh đạo thực hiện kênh truyền hình VTV3 từ năm 1996; trực tiếp chỉ đạo hàng trăm chương trình truyền hình các sự kiện lớn về chính trị - văn hóa - xã hội trên VTV.
* Giải thưởng: Giải Báo chí Quốc gia thể loại bài nghiên cứu (2008).

 

Bình luận

    Chưa có bình luận