Kết quả tìm kiếm

nhà Nho
  • NGÔ TẤT TỐ MỘT CHÂN DUNG LỚN, MỘT SỰ NGHIỆP LỚN
  • NGÔ TẤT TỐ MỘT CHÂN DUNG LỚN, MỘT SỰ NGHIỆP LỚN

    • 20/07/2023 11:00:00
    • GS. PHONG LÊ
    • 0

    Bài viết góp một cách nhìn mới về những đóng góp nhiều mặt của Ngô Tất Tố ở nhiều thể loại, nhiều phương diện. Nhìn nhận, đánh giá về những thấu hiểu sâu sắc của ông về cuộc sống và con người, về xã hội và thời cuộc, về tri thức và văn hoá, về văn chương và học thuật... tác giả đã góp thêm tiếng nói khẳng định về vai trò, vị trí của Ngô Tất Tố trên văn đàn.

  • DỊCH THUẬT VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
  • DỊCH THUẬT VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

    • 25/10/2023 10:10:49
    • PGS, TS NGUYỄN THỊ MAI CHANH
    • 0

    Bài viết phân tích về vấn đề tiếp nhận văn học nước ngoài; từ đó làm nổi bật tầm quan trọng của dịch thuật, văn học dịch, tiếp nhận văn học nước ngoài trong việc đọc hiện đại và công cuộc xây dựng một nền văn hóa dân tộc, dân chủ, phát triển, nhân văn.

  • ĐÓNG GÓP CỦA
  • ĐÓNG GÓP CỦA ''VĂN HỌC TẠP CHÍ'' (1932-1935) ĐỐI VỚI BÁO CHÍ VÀ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

    • 03/11/2023 09:30:00
    • NGUYỄN MINH HUỆ
    • 0

    "Văn học tạp chí" do Dương Bá Trạc chủ bút và Dương Tụ Quán làm chủ nhiệm là một tờ báo quốc ngữ chuyên khảo cứu bàn soạn văn chương tồn tại từ năm 1932 đến năm 1935. Bài viết đánh giá những đóng góp của "Văn học tạp chí" đối với hành trình phổ biến chữ quốc ngữ, sự phát triển quốc văn, bảo tồn tinh hoa văn hóa dân tộc và quá trình chuyển giao thế hệ trên tiến trình hiện đại hóa báo chí và văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

  • DANH NHÂN VĂN HÓA CHU VĂN AN TÁC GIA BÁCH KHOA THƯ THỜI TRUNG ĐẠI
  • DANH NHÂN VĂN HÓA CHU VĂN AN TÁC GIA BÁCH KHOA THƯ THỜI TRUNG ĐẠI

    • 29/11/2023 09:00:01
    • TS TRẦN VĂN TRỌNG
    • 0

    Bài viết trình bày ba giai đoạn cuộc đời và sự nghiệp Chu Văn An để thấy được những đóng góp của ông cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa Việt Nam thời trung đại. Xuất phát từ lý luận của bách khoa thư học, bài viết còn nhìn nhận ông trên tư cách một tác gia bách khoa thư Việt Nam thời Trần. Từ đó, hướng đến nghiên cứu, biên soạn một công trình bách khoa thư cỡ nhỏ (1 tập) về Chu Văn An.

  • QUAN NIỆM VÀ THỰC HÀNH NỮ QUYỀN CỦA NỮ SĨ HUỲNH THỊ BẢO HÒA
  • QUAN NIỆM VÀ THỰC HÀNH NỮ QUYỀN CỦA NỮ SĨ HUỲNH THỊ BẢO HÒA

    • 20/12/2023 12:00:00
    • TS ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
    • 0

    Huỳnh Thị Bảo Hòa (1896-1982) là một trong không nhiều phụ nữ Việt Nam tiên phong viết báo, viết văn, dùng trường văn trận bút cùng các hoạt động xã hội khác như diễn thuyết, lập hội đoàn để phổ biến và tranh đấu cho quyền phụ nữ, nam nữ bình quyền và nữ quyền ở Việt Nam. Bài viết tái dựng hành trạng và sự nghiệp của Huỳnh Thị Bảo Hòa, từ đó, thảo luận về quan niệm và các thực hành nữ quyền của bà trong bối cảnh khởi đầu phong trào nữ quyền mang gương mặt phụ nữ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

  • PHÙ SA VĂN HÓA TRONG THƠ CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI
  • PHÙ SA VĂN HÓA TRONG THƠ CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI

    • 20/01/2024 11:00:00
    • GS HỒ SĨ VỊNH
    • 0

    Bài viết phân tích phù sa văn hoá trong thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam ở các mảng: thơ triết lý, thơ trào phúng, thơ về đời thường... Qua đó làm rõ trầm tích giá trị văn hoá tạo nên ý nghĩa triết lý, giá trị giáo dục, thẩm mĩ và nhân văn trong thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam.

  • SÂN KHẤU VÍ, GIẶM – TỪ DÂN GIAN ĐẾN HIỆN ĐẠI
  • SÂN KHẤU VÍ, GIẶM – TỪ DÂN GIAN ĐẾN HIỆN ĐẠI

    • 19/01/2024 10:00:00
    • PGS, TS TRẦN TRÍ TRẮC
    • 0

    Bài viết khái quát về lịch sử phát triển dân ca ví, giặm và phân tích giá trị dân ca ví, giặm xứ Nghệ. Từ đó phân tích sự hình thành và phát triển, những nét giá trị đặc trưng, độc đáo và những đóng góp của sân khấu ví, giặm xứ Nghệ trong lịch sử văn học, nghệ thuật xứ Nghệ nói riêng và văn học, nghệ thuật Việt Nam nói chung.

  • KHÁNG CỰ TIẾP XÚC VĂN HÓA TRONG THƠ VĂN YÊU NƯỚC NAM BỘ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
  • KHÁNG CỰ TIẾP XÚC VĂN HÓA TRONG THƠ VĂN YÊU NƯỚC NAM BỘ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX

    • 22/01/2024 10:00:31
    • PGS, TS NGUYỄN KIM CHÂU
    • 0

    Bài viết phân tích ý nghĩa của tinh thần kháng cự tiếp xúc văn hóa đối với việc xác định đặc điểm của thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX. Từ đó làm nổi bật thời kỳ khó khăn và xu hướng bài ngoại cực đoan trong buổi đầu thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Nam Kỳ.

Đầu 1 2 3 Cuối