Kết quả tìm kiếm

người kể chuyện
  • GỐM CỦA NGUYỄN HỮU NAM BỨC MOSAIC VỀ LỊCH SỬ
  • GỐM CỦA NGUYỄN HỮU NAM BỨC MOSAIC VỀ LỊCH SỬ

    • 24/07/2023 12:00:00
    • PGS. TS. LÊ TRÀ MY
    • 0

    Bài viết dựa trên quan điểm ký hiệu học để giải mã tiểu thuyết Gốm theo nhãn quan của nghệ thuật mosaic. Qua đó, người đọc nhận thấy một ''bảo tàng'' về gốm. Ở bảo tàng đó, mỗi số phận của đồ vật gốm đều gợi nhớ về lịch sử dân tộc. Bằng những đối thoại về cảm hứng nghệ thuật, động cơ sáng tạo, đặt nghệ thuật giữa những xung đột dân tộc, quốc gia, Gốm đã làm bừng lên vẻ đẹp, sự bền bỉ, sức mạnh của sáng tạo, của văn hóa, của sự sống con người.

  • ''SỰ IM LẶNG CỦA BIỂN'' - TIẾNG NÓI NHÀ VĂN TRƯỚC KẺ XÂM LƯỢC

    • 09/09/2023 02:20:46
    • PGS, TS PHÙNG NGỌC KIÊN
    • 0

    Bài viết phân tích tác phẩm Sự im lặng của biển của Vercors - nhà văn kháng chiến Pháp trong thời gian Thế chiến 2 để chỉ ra rằng sự giản dị của cốt truyện là một cách biểu đạt cho tinh thần kháng chiến của những người dân vùng Tạm chiếm. Đó cũng là một ẩn dụ cho ngòi bút của những nghệ sĩ - chiến sĩ không chấp nhận cộng tác với kẻ thù. Qua đó lý giải lựa chọn giữa trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ với sự tự do sáng tạo nghệ thuật trong tình thế khó khăn của nước Pháp lúc đó.

  • BẢN SẮC HUẾ TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
  • BẢN SẮC HUẾ TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN ''QUÊ MẸ'' CỦA THANH TỊNH

    • 01/11/2023 09:00:30
    • TS PHAN TUẤN ANH
    • 0

    Bài viết phân tích về không gian, phong tục và đặc trưng tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế (đầu thế kỷ XX) đã được thể hiện một cách rõ nét, sinh động trong tập truyện ngắn "Quê mẹ" của nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh. Từ đó, làm nổi bật giá trị bền vững của tập truyện ngắn và những biến thiên thời cuộc của xã hội Việt Nam.

  • TRUYỆN VIỆT NAM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TỪ GÓC NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN
  • TRUYỆN VIỆT NAM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TỪ GÓC NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN

    • 20/12/2023 08:30:00
    • PGS, TS TRẦN KHÁNH THÀNH
    • 0

    Bài viết tổng quan về đội ngũ những tác giả nữ tiêu biểu thế hệ 7X, 8X, 9X để từ đó thấy rằng, sang thế kỷ XXI, nữ giới càng tự khẳng định mình trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động sáng tác văn chương. Từ góc nhìn nữ quyền luận, bài viết tập trung vào những sáng tác trên không gian mạng qua việc phân tích ba vấn đề: ý thức nữ quyền trong tình yêu, hôn nhân; số phận của người phụ nữ nhìn từ nữ giới; giới tính và đồng tính luyến ái.

  • LỊCH SỬ TỪ ĐIỂM NHÌN NỮ GIỚI
  • LỊCH SỬ TỪ ĐIỂM NHÌN NỮ GIỚI

    • 21/12/2023 10:00:00
    • PGS, TS THÁI PHAN VÀNG ANH
    • 0

    Ở Việt Nam, không nhiều nhà văn nữ viết về đề tài lịch sử. Việc viết tự sự hư cấu về lịch sử, tự nó, là một sự ''khác'', nếu đặt trong những hệ đề tài mà các tác giả nữ thường quan tâm. Với hàng loạt tiểu thuyết, truyện ngắn lịch sử của các nhà văn nữ, lịch sử đã được diễn giải từ cái nhìn của nữ giới. Bài viết quan tâm đến lối viết nữ khi tìm hiểu lịch sử - lối viết đặt nữ giới vào vị trí trung tâm.

  • VỀ
  • VỀ ''HỘI CHỨNG BOVARY'' TRONG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA GUSTAVE FLAUBERT

    • 24/01/2024 10:00:00
    • PGS, TS LÊ NGUYÊN CẨN
    • 0

    Trên cơ sở phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật của của G. Flauberttrong tác phẩm ''Bà Bovary'', bài viết khẳng định: Cái riêng đặc sắc của G. Flaubert thể hiện qua quan điểm mĩ học mới, qua cách viết, lối viết đầy sáng tạo độc đáo, mang dấu ấn khơi hướng, mở đường... đã khiến nhân vật Bovary thành dạng tính cách đặc trưng của một tầng lớp người, một thời đại, thành ''hội chứng Bovary''. Và chính sáng tạo độc đáo này đã khẳng định tài năng và vị trí của G. Flaubert trên văn đàn Pháp thế kỷ XIX

  • SỰ DỊCH CHUYỂN TƯ TƯỞNG TRONG HÁT NÓI CỦA CÁC CHÍ SĨ MIỀN TRUNG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
  • SỰ DỊCH CHUYỂN TƯ TƯỞNG TRONG HÁT NÓI CỦA CÁC CHÍ SĨ MIỀN TRUNG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

    • 26/03/2024 10:00:00
    • TS HÀ NGỌC HOÀ
    • 0

    Bài viết phân tích sự dịch chuyển tư tưởng trong hát nói của các chí sĩ Miền Trung từ môi trường ca nhạc thính phòng mang tính chất riêng tư sang một môi trường mới mang tính chất quảng đại của quần chúng nhân dân để tuyên truyền, kêu gọi cho phù hợp với đối tượng tiếp nhận. Trên cơ sở đó khẳng định hát nói đầu thế kỷ XX có thêm những hình thức biểu đạt mới và có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam trên con đường hiện đại hoá

  • BIẾN VÍ DỤ XOÀNG THÀNH CÁI KHÔNG XOÀNG CỦA VIẾT
  • BIẾN VÍ DỤ XOÀNG THÀNH CÁI KHÔNG XOÀNG CỦA VIẾT

    • 28/03/2024 09:30:00
    • HOÀI NAM
    • 0

    Bài viết phân tích tiểu thuyết ''Một ví dụ xoàng'' của Nguyễn Bình Phương, chỉ ra hiệu quả và giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của tác phẩm. Qua đó khẳng định thứ mĩ cảm rất đặc biệt của Nguyễn Bình Phương: biến những ''ví dụ xoàng'' thành cái không hề xoàng của sự viết, biến những ''cái xoàng'' cũng phải trở thành đối tượng của phản ánh nghệ thuật.

  • NHÂN VẬT VÔ LUÂN TRONG TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG
  • NHÂN VẬT VÔ LUÂN TRONG TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG

    • 27/03/2024 09:00:00
    • ĐỖ THỊ THUÝ DƯƠNG
    • 0

    Bài viết xuất phát từ góc độ phê bình luân lý học văn học, chỉ ra hình tượng trung tâm trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng là hình tượng con người vô luân, đồng thời phân tích những biểu hiện vô luân của nhân vật và một số phương diện nghệ thuật thể hiện những đặc điểm đó.

Đầu 1 2 3 Cuối