Danh sách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nhiệm kỳ II

Danh sách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nhiệm kỳ II

 

* GS, TS, NGƯT Phùng Hữu Phú
* Ngày, tháng, năm sinh: 9/8/1948
* Quá trình công tác: Giảng viên, Phó Chủ nhiệm khoa, Chủ nhiệm khoa, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn; Bí thư Đảng ủy Đại học quốc gia Hà Nội; Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội; Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội; Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX, X); Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương.

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh (Đồng Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1996; Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam: 1945-1969 (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1997; Phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử, văn hóa, phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Chủ biên), Nhà xuất bản Hà Nội, 2010; Bí quyết thành công Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010; Văn hóa - Sức mạnh nội sinh của phát triển (Đồng chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2014.

* PGS, TS Nguyễn Hồng Vinh
* Bút danh
: Hồng Vinh, Duy Nguyễn
* Ngày, tháng, năm sinh: 25/6/1945
* Quá trình công tác: Tốt nghiệp Khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, về nhận công tác tại Báo Nhân Dân từ 06/1968 đến 2001. Đã từ phóng viên, lần lượt làm Trưởng ban, sau đó làm Ủy viên Ban biên tập. Hai lần được cử vào Trường Sơn và mặt trận Trị Thiên Huế làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường; làm Phó Tổng biên tập, rồi Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, khóa IX, Đại biểu Quốc hội khóa X, khóa XI, làm Phó Trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; Phó Chủ tịch Thường trực, rồi Chủ tịch Hội Đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị CAND (Bộ Công an); Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - LB Nga.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 - Tác phẩm:
  + Sách:
    Đất nước qua những chặng đường làm báo (NXB Chính trị quốc gia, 2007).
    Văn hóa và con người Việt Nam thời hội nhập (NXB Chính trị quốc gia, 2023)
    Từ 1914-2019: NXB Văn học ấn hành 4 tập Giữ Lửa, gồm hơn 2000 trang.
  + Thơ:
    Từ 2010 đến nay đã xuất bản 11 tập thơ do các NXB Văn học, NXB Hội Nhà văn ấn hành.
 - Công trình nghiên cứu:
  + Từ năm 2015-2016 làm Chủ nghiệm đề án Lý luận văn nghệ ở Việt Nam - Thực tiễn và định hướng phát triển do Ban Bí thư Trung ương Đảng giao cho Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương chủ trì, gồm 4 đề tài cấp Nhà nước (đã được Hội đồng Nghiệm thu quốc gia nghiệm thu và xếp loại Xuất sắc).
  + Trong những năm làm Phó Chủ tịch thường trực, rồi Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, đã trực tiếp tham gia viết bài hoặc làm chủ biên các công trình lớn sau đây (đã được NXB Chính trị quốc gia phát hành từ 2005-2016):
    Văn học, nghệ thuật trong cuộc sống hôm nay.
    Văn học, nghệ thuật trong cơ chế thị trường.

    Văn học, nghệ thuật với đề tài lịch sử. (Chủ biên)
    Phấn đấu có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao. (Chủ biên)
    Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam. (Chủ biên)
    Vấn đề đạo đức xã hội trong văn học, nghệ thuật hiện nay. (Chủ biên). 

* PGS, TS Đào Duy Quát    
* Bút danh: Tuấn Cường
* Ngày, tháng, năm sinh: 20/01/1945
* Quá trình công tác: Pháo thủ, Khẩu đội trưởng, Trung đội phó, Trung đội trưởng, cán sự chính trị, Phó Chính ủy Trung đoàn, Phó trưởng Phòng Tuyên huấn quân chủng Phòng không; chuyên viên, Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện Thông tin lý luận, Viện Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Phó Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương; Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương; Tổng Biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; Phó Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Uỷ viên Hội đồng Lý luận Trung ương; Uỷ viên thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương; Uỷ viên Hội đồng Giáo dục quốc phòng Trung ương.

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Là tác giả, Chủ biên, đồng Chủ biên những các công trình, tác phẩm tiêu biểu: Về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam (1992); Nguyên lý công tác tư tưởng (2002); Cơ cấu biến đổi giai cấp xã hội (2002); Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XXI (2003); Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam (2004); Tâm lý tuyên truyền (2009); Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hoá (2010); Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010) (2013); Đổi mới và phát triển phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay (2015); Vấn đề tự do sáng tạo trong văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay (2020); Công tác tư tưởng và những vấn đề đặt ra đối với công tác tư tưởng trong thời kỳ phát triển mới của đất nước (2023).

  

* NSND Lê Tiến Thọ
* Ngày, tháng, năm sinh: 15/5/1951
* Quá trình công tác: công tác Nhà hát Tuồng; công tác tại Cục Nghệ thuật biểu diễn; Thứ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Nghệ thuật biểu diễn Tuồng truyền thống, Dưới ánh đèn sân khấu và Những vai diễn của NSND Lê Tiến Thọ nhân nửa thể kỷ gắn với sân khấu (1964-2014),…
* Giải thưởng: Huy chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân chương Lao động hạng Hai; Huân chương Độc lập hạng Ba; Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng (2008); Giải thưởng VHNT của Thành phố Hồ Chí Minh (1989); Giải thưởng Đào Tấn (2 lần: 2005, 2009); Được nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tặng Huân chương Lao động Hạng 2; Giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật (2012).

* Nhà thơ Nguyễn Hữu Thỉnh
* Bút danh: Hữu Thỉnh
* Ngày, tháng, năm sinh: 15/2/1942
* Chức vụ đã qua: Nguyên Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; Nguyên Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa X, XI.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Âm vang chiến hào (thơ, in chung); Tiếng hát trong rừng (thơ); Đường tới thành phố (trường ca); Thư mùa đông (thơ); Trường ca biển (trường ca); Thương lượng với thời gian (thơ); Ghi chú sau mây (thơ); Trăng Tân Trào (trường ca); Sức bền của đất (trường ca); Mây trắng bản Nam (truyện ngắn, bút ký); Lý do của hy vọng (lý luận, phê bình văn học); Bến văn và những vòng sóng (lý luận, phê bình văn học).
* Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật; Giải A Hội đồng LLPBNVHNTTW.

* GS, TS Đinh Xuân Dũng
* Ngày, tháng, năm sinh: 25/4/1945
* Quá trình công tác: Cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội; Công tác trong quân đội. Trưởng phòng Văn nghệ quân đội (1988) kiêm Đoàn trưởng Đoàn Ca múa quân đội, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn Quân đội (1990-1998), Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 (Bộ Quốc phòng); Vụ trưởng Vụ Văn hoá; Vụ trưởng Vụ Xuất bản: Uỷ viên Thường trực, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (khóa III); Tổng Biên tập Tạp chí Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (2008-12/2016); Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương; Ủy viên Hội đồng Chức danh giáo sư (liên ngành Văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao) (2009-2018); Nhà văn; Nhà báo; Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Việt Nam đương đại (Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á). Thành viên Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội IX, X, XI, XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, NXP. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990, tái bản lần thứ nhất năm 2003; Một số hiểu biết về văn học nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ (Chủ biên), NXP. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996; Văn hóa, văn nghệ và đời sống quân đội, NXP. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998; Nuôi dưỡng các giá trị văn hóa trong nhân cách người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam (Chủ biên), NXP. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999; Công tác tư tưởng - văn hóa trong xây dựng quân đội về chính trị (Chủ biên), NXP. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000; Mấy cảm nhận về văn hóa, NXP. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Văn hóa, văn học - tiếp nhận và suy nghĩ, NXP. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2004; Xây dựng môi trường văn hóa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Chủ biên), Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương xuất bản, Hà Nội, 2004; Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ (Đồng chủ biên với Nguyên An), NXP. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2005; Xây dựng làng văn hóa ở đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Chủ biên), NXP. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Các nhà xuất bản Việt Nam thế kỷ XX (Đồng chủ biên với Ngô Trần Ái), NXP. Giáo dục, Hà Nội, 2006; Phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới, NXP. Thời đại, Hà Nội, 2010, tái bản có bổ sung năm 2011; Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, văn nghệ - những mốc phát triển, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương xuất bản, Hà Nội, 2011; Văn học, nghệ thuật Việt Nam trong 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 (Chủ biên), NXP. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012; Mấy vấn đề sáng tạo văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay (Chủ biên), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương xuất bản, Hà Nội, 2012; Các nhà xuất bản Việt Nam đương đại (Đồng chủ biên với Ngô Trần Ái), NXP. Giáo dục, Hà Nội, 2013; Văn hóa trong chiến lược phát triển của Việt Nam (Chủ biên), NXP. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013; Văn hóa - Sức mạnh nội sinh của phát triển (Đồng chủ biên với GS.TS. Phùng Hữu Phú), NXP. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014; Mấy vấn đề văn hóa, văn nghệ Việt Nam hiện nay - Thực tiễn và suy nghĩ, NXP. Lao động, Hà Nội, 2014; Khám phá quá khứ và gặp gỡ hiện tại (Văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử và truyền thống dân tộc) (Chủ biên), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương xuất bản, Hà Nội, 2015; Văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam đương đại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Tuyển chọn các bài viết 1966 - 2014), NXP. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, 2 tập; Văn học - tiếp nhận tác phẩm và suy nghĩ lý luận, NXP. Hà Nội, 2016; Văn hóa và con người Việt Nam hiện nay - Mấy suy nghĩ từ thực tiễn, NXP. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2016; Công tác tư tưởng - văn hóa trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam (2 tập), NXP. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2016; Định hướng và những nội dung cơ bản của lý luận văn nghệ Việt Nam (Chủ biên), NXP. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016; Họ Đinh với lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam (Đồng chủ biên với PGS.TS. Đinh Quang Hải), NXP. Hồng Đức, Hà Nội, 2018; Văn nghệ với người lính và thời cuộc, NXP. Lao động, Hà Nội, 2018; Tổ quốc, đồng đội và văn nghệ, NXP. Văn học (tái bản), Hà Nội, 2019; Mấy vấn đề văn hóa - suy nghĩ và đối thoại, NXP. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2020; Vang vọng lời nước non (12 tập), Tuyển chọn và biên soạn cùng Giáo sư Nguyễn Như Ý, NXP. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2021; Đọc và nghĩ, NXP. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021; Tìm về cội nguồn Hồ Chí Minh, NXP. Hà Nội, 2022; Chăm lo bồi đắp, phát triển kiểu mẫu nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”, NXP. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2022; Văn hóa động lực và hệ điều tiết sự phát triển, NXP Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội, 2022.
* Giải thưởng: Giải thưởng Bộ Quốc phòng cho công trình “Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học”; Giải A của Quốc hội và Hội Nhà báo Việt Nam cho loạt bài “Những giá trị cơ bản, cốt lõi của văn hóa trong Hiến pháp sửa đổi”; Giải B (không có A) của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cho công trình “Văn hóa và con người Việt Nam hiện nay - Mấy suy nghĩ từ thực tiễn”; Giải A Giải “Ngọn lửa” - Giải Báo chí và nghiên cứu khoa học của Tạp chí Cộng sản; Giải A Giải thưởng văn học, nghệ thuật, báo chí 5 năm (2014-2019) của Bộ Quốc phòng cho Tập lý luận, phê bình “Văn nghệ với người lính và thời cuộc”; Giải B của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho công trình: “Mấy vấn đề văn hóa: Suy nghĩ và đối thoại”.

* Nhà văn Đỗ Kim Cuông
* Ngày, tháng, năm sinh:
25/4/1951
* Quá trình công tác: Nhập ngũ 1968, chiến đấu tại chiến trường Miền Nam; Tốt nghiệp Đại học Văn, cán bộ giảng dạy Đại học Sư phạm Nha Trang; Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Khánh Hòa, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Nha Trang; Vụ trưởng Vụ Văn hóa, văn nghệ Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam.

* PGS, NGUT, Họa sỹ Vũ Giáng Hương
* Ngày, tháng, năm sinh:
 23/1/1930
* Quá trình công tác: Cha của bà là nhà văn Vũ Ngọc Phan, mẹ là nhà thơ Hằng Phương, 7 người em của bà đều thành đạt và nổi tiếng, em trai Vũ Tuyên Hoàng là GS, Viện sỹ, từng Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Giáo sư tiến sĩ Vũ Triệu Mân, chuyên gia ngành bảo vệ thực vật. Bà từng là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội.

*Giải thưởng: Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1960 và 1965; Giải thưởng chính thức Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội năm 1965. Bà được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001. Tác phẩm: Nhiều bức tranh; sách: “Tình yêu và nghệ thuật”.

* GS, NGND Hà Minh Đức
* Ngày, tháng, năm sinh: 3/5/1935
* Quá trình công tác: công tác tại Trường Đại học Tổng hợp, sau là Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn;    Viện trưởng Viện Văn học, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu văn học.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Những công trình in riêng: Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc (nghiên cứu, 1961); Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (chuyên luận, 1974); Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà thơ lớn của dân tộc (1979); Nhà văn và tác phẩm (tiểu luận, 1979); Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca (tiểu luận, 1979); C. Mác, Ph. Anghen, V.L. Lênin và một số vấn đề lý luận văn học (nghiên cứu, 1982); Nam Cao - đời văn và tác phẩm (1986); Thời gian và trang sách (tiểu luận, 1987); Nguyễn Bính thi nhân của đồng quê (chuyên luận, 1996); Đi tìm chân lý nghệ thuật (tiểu luận, 1998); Khảo luận văn chương (chuyên luận, 1999); Văn thơ Hồ Chí Minh (nghiên cứu, 2000); Hồ Chí Minh - nhà báo (2000); Văn chương - tài năng và phong cách (tiểu luận, 2001); Một nền văn hoá văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú (2005); Tự lực văn đoàn - Trào lưu và tác giả (nghiên cứu, 2007); Một thế hệ vàng trong thơ Việt Nam hiện đại (2013); Tác phẩm Hồ Chí Minh - Cẩm nang của Cách mạng Việt Nam (2014); Nguyễn Bính thi sĩ của đồng quê (bộ mới), (chuyên luận và tuyển chọn, 2016); Tác phẩm văn nghệ và giá trị bền vững (tiểu luận văn học, 2016); Lưu Trọng Lư – Tình đời và mộng đẹp (chuyên luận, 2017); Hà Minh Đức – tuyển tập (3 tập 3000 trang, 2004);
 + Những công trình in chung (chủ biên): Lý luận văn học (1992); Một thời đại trong thi ca (nghiên cứu, 1996) in chung Huy Cận; Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học (1999); Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn (1997); Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX (2002); Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (2003).
* Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (2000); Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2001); Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ (2012).
 

* PGS, TS Trần Luân Kim
* Bút danh: Trần Luân Kim
* Ngày, tháng, năm sinh: 16/7/1942
* Quá trình công tác: Học tại Thượng Hải, Trung Quốc (ngành Thiết kế tàu thủy), Công tác tại Bộ Giao thông Vận tải, tham gia thiết kế các phương tiện “ Bảo đảm giao thông vào Miền Nam trên biển và trên bộ, Lưu học tại Matxcova, Liên Xô (ngành LLPB trường Đại học Điện Ảnh toàn Liên bang-VGIK), Trưởng Phòng Quản lý Phổ Biến phim (Xuất-nhập khẩu, Phát hành, Chiếu bóng), Hiệu trưởng trường Điện ảnh Việt Nam tại TPHCM (mở các lớp LLPB, Đạo diễn, Quay phim, Diễn xuất trình độ đại học đầu tiên tại phía Nam), Viện trưởng Viện Nghiên cứu và trữ Điện ảnh Việt Nam, kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Lưu  Điện ảnh tại TPHCM.
  - Giám đốc Hãng phim Sài gòn
  - Tổng Biên tập tạp chí “ Điện ảnh Ngày nay”
  - Giám đốc Nhà Văn hóa Điện ảnh
  - Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Nhật bản
  - Chủ tịch Hội đồng Duyệt Phim quốc gia tại Phía Nam, v…v…
 + 2001- 2010: Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam.
 + 2002- 2007: Tham gia Quốc Hội khóa XI.
 + 2011 đến nay: Nghỉ hưu.
  - Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội VHNT Thành phố HCM
  - Trưởng Ban LLPB của Liên hiệp
  - Trưởng Tiểu Ban LLPB của Hội đồng LLPB VHNT Thành phố HCM
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Nhận thức Điện ảnh; Phương pháp Phê bình Điện ảnh; Hiện thực sáng tạo; Đời sống và Nghệ thuật.

* GS Mai Quốc Liên    
* Ngày, tháng, năm sinh: 08/06/1941
* Quá trình công tác: công tác tại Viện Văn học, Viện Hán Nôm; giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc học; Tổng biên tập Tạp chí Hồn Việt; 
* Các công trình tiêu biểu: Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa (phê bình, 1979); Ngô Thì Nhậm tuyển tập (đồng tác giả, dịch, khảo cứu, 1980); Ngô Thì Nhậm trong nền văn học Tây Sơn (chuyên luận, 1985); Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ (tiểu luận, 1986); Khảo luận Văn chiêu hồn (1991); Trước đèn (tiểu luận, 1992); Nguyễn Du toàn tập (chủ biên, 1996); Phê bình và tranh luận văn học (1998); Tạp luận (1998); Nguyễn Trãi toàn tập (chủ biên, dịch và phiên âm, 2002); Cao Bá Quát toàn tập (chủ biên, dịch, giới thiệu, 2003);
Phê bình và tiểu luận văn học (NXB. Văn học, 2011); Một thế kỷ văn học yêu nước, cách mạng TP. Hồ Chí Minh (tổng chủ biên) – tổng tập 25 tập (NXB Văn hóa-Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2017); Lý luận văn nghệ cổ Việt Nam (chỉ đạo và duyệt, NXB. Văn học, 2020); Mấy vấn đề tư tưởng văn nghệ Việt Nam thời trung cận đại (thế kỷ X-XIX) (NXB. Văn học, 2022).

* Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật (2012); Giải thưởng Nhà nước về Khoa học-Công nghệ (2012); Giải thưởng Balaban Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm Hoa Kỳ (VNPF) (2013).

* GS, TS Trần Đình Sử
* Ngày, tháng, năm sinh: 10/8/1940
* Quá trình công tác: Tốt nghiệp đại học; Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội; Dạy học ở Đại học Sư phạm Vinh, Nghệ An; Trở về ĐHSP Hà Nội, cho đến khi về hưu năm 2007; Được bầu làm chủ nhiệm khoa Ngữ văn ĐHSP Hà Nội, tham gia vào Hội nhà văn Việt nam; Ủy viên Hội đồng Lý luận Phê bình Hội nhà văn chức danh giáo sư ngữ Văn; Ủy viên hội đồng LLPB VHNT TW; Ủy viên HĐ ngữ văn Bộ Giáo dục Đào tạo nhiều năm.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Thi pháp thơ Tố Hữu (1987), Lý luận văn học (viết chung, 1987), Những thế giới nghệ thuật thơ (1995), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam (1998), Thi pháp Truyện Kiều (2002), Giáo trình thi pháp học (2004), Từ điển thuật ngữ văn học (đồng chủ biên, 1992-2010 tái bản nhiều lần), Cơ sở văn học so sánh (2020), Văn học Việt Nam từ những mảnh ghép (2023), Phê bình văn học Việt Nam hiện đại - Lịch sử và chân dung (2023), Tổng chủ biên chương trình THPT môn văn, Tổng chủ biên SGK THPT nâng cao (2003-2023)...
* Giải thưởng: Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1987) về tác phẩm Lý luận và phê bình văn học, NXB Hội nhà văn, 1996; Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ về cụm tác phẩm thi pháp học, năm 2000; Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội (2015) cho tác phẩm: Trên đường biên của lý luận văn học, 2014, NXB. Văn học; Tặng thưởng mức B của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho cuốn Lược sử văn học Việt Nam (2021) (chủ biên).

* PGS, TS Phan Trọng Thưởng
* Ngày, tháng, năm sinh: 04/5/1951
* Quá trình công tác: Học Khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội; Nhập ngũ tại E568 - Quân khu Tả Ngạn, làm trợ lý quân lực trung đoàn; Học tiếp tại Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; công tác tại Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - Ủy ban KHXH Việt Nam; công tác tại Viện Văn học - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Ủy viên Hội đồng; Phó Chủ tịch kiêm nhiệm Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Kiêm nhiệm nhiều chức danh tại Hội Nhà văn Việt Nam.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Văn chương tự lực văn đoàn (3 tập); Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (5 tập); Văn học Việt Nam thế kỉ XX; Những vấn đề lịch sử văn học kịch Việt Nam (nửa đầu thế kỷ XX) (chuyên luận); Văn chương - Tiến trình - Tác giả - Tác phẩm (tiểu luận); Thẩm định các giá trị văn học (tiểu luận); Tham gia và làm Chủ nhiệm, chủ biên nhiều công trình tập thể; Đã công bố gần 200 bài tạp chí trên các tập chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế;
* Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (2022).

* PGS, TS Đỗ Hồng Quân
* Ngày, tháng, năm sinh: 1/8/1956
* Quá trình công tác: Biên chế chính thức tại Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Quyền Trưởng phòng Nghệ thuật; Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ; Phó Chủ nhiệm Khoa Lý luận-Sáng tác-Chỉ huy Nhạc viện Hà Nội,Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa V; Phó Tổng thư thứ Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa V, Phó Chủ nhiệm Khoa Lý luận-Sáng  tác-Chỉ huy Nhạc viện Hà Nội; Trưởng Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, Bí thư Chi bộ Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VI; Đại biểu Quốc hội khóa XI; Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Bí thư Chi Bộ Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VIII, Bí thư Chi Bộ Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam khóa VIII, Phó Bí thư Đảng bộ Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Đảng Đoàn Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương; Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương; Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa IX (nhiệm kỳ 2015 – 2020), Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam khóa IX; Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa X (nhiệm kỳ 2020 – 2025), Ủy viên Ban Chấp hành khóa III (2020-2025) Đảng bộ Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam khóa X; Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025), Phó Chủ tịch kiêm nhiệm Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025); Ban Bí thư Trung ương Đảng công bố Quyết định về việc chỉ định Bí thư Đảng đoàn, và bầu chức danh Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025), Bí thư Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025), Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Rhapsody Việt Nam cho Dàn nhạc Giao hưởng (1985), Tác phẩm khai mạc “Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên Xô” tháng 6-1985. Đã được biểu diễn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Tokyo (Nhật Bản), Bonn, Berlin (CHLB Đức), Matxcơva (Nga), Taskent (Uzbekistan)…; “Hồng hoang” Ballet, giải A Hội Nhạc sĩ Việt Nam 1993; “Mở đất” Symphony fantasy, giải Nhì (không có nhất) Hội Nhạc sĩ Việt Nam. (Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Gia Định) (1698 – 1998); “Trổ một” cho Dàn nhạc giao hưởng, giải Nhất Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 2008; “Dáng rồng lên” cho Dàn nhạc Giao hưởng, 2010; “Đối thoại” (Dialogue) cho Đàn Bầu và Dàn nhạc Giao hưởng (2013); Ballet “Khoảnh khắc bất tử” (2013); Giao hưởng thơ: “Ký ức 46-54” (2014); Vở Nhạc kịch “Lá Đỏ” (2017), giải Xuất sắc về thể loại Opera, tại Liên hoan Tiếng hát Đường 9 xanh-2019”.
* Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2010; Các giải Nhất, Nhì và nhiều giải thưởng khác của tổ chức nghề nghiệp chuyên ngành và quốc tế; Nhiều lần đoạt giải thưởng nhạc phim trong liên hoan phim quốc gia; Các tác phẩm giao hưởng đã được dàn dựng bởi các nhạc trưởng: Nhật Bản, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc và Việt Nam; Các tác phẩm đã được biểu diễn tại Nga, Uzbekistan, Kazakhstan, Tatarstan, Đức, Pháp, Colombia, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và các thành phố của Việt Nam; Đã dàn dựng và chỉ huy các vở Opera: “Madam Butterfly” của Puccini, “Ruồi trâu” của Maskevich, nhạc kịch “Cô Sao”, “Người tạc tượng” của Đỗ Nhuận. Dàn dựng nhiều chương trình giao hưởng, hợp xướng khác.

* GS, TSKH, KTS Hoàng Đạo Kính
* Ngày, tháng, năm sinh: 1941
* Quá trình công tác: Uỷ viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng Kiến trúc; Giám đốc Trung tâm Thiết kế và tu bổ di tích Trung ương (nay Viện Bảo tồn di tích).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:Di sản văn hóa, bảo tồn và trùng tu; Ngõ phố người đời; Văn hoá kiến trúc. 

* NSND Trọng Khôi tên thật Nguyễn Trọng Khôi (16/2/1943 – 14/3/2012), sinh tại Hà Nội, là một nghệ sĩ nổi tiếng trong làng sân khấu kịch và điện ảnh Việt Nam. Ông tốt nghiệp khóa 1 của trường Đại học Sân khấu tháng 6 năm 1964. Kể từ đó, ông tham gia công tác tại Đoàn Kịch Trung ương. Năm 1970, ông là Đội trưởng Đội Kịch, từ 1985-1989 ông là Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam; từ 1989-2000 ông là Giám đốc Nhà hát. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, từ 1999-2009, là Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam nhiệm kỳ V và VI, từ năm 2004 đến 2009, ông giữ cương vị Chủ tịch Hiệp Hội Sân khấu Quốc tế Việt Nam. Ông đã đóng nhiều vai nổi tiếng trên sân khấu, phim truyện như “Đôi mắt”, "Bay trước mùa xuân", "Khúc thứ ba bi tráng”, "Người cầm súng", "Nghêu, Sò, Ốc, Hến", "Bài ca Điện Biên", "Lịch sử và nhân chứng", "Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, "Ông già biển cả"…và các vai của các phim truyện nhựa "Trừng Phạt", "Huyền thoại về người mẹ", "Săn bắt cướp", "Đứng trước biển”, "Giông Tố", "Huyền sử Thiên Đô", "Cuộc chia tay tháng Sáu”, “Bến mê”, "Câu Kiều ru một đời người"... Ông được tặng thưởng tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhất; Huân chương Độc Lập Hạng Ba.

* Họa sĩ Trần Khánh Chương
* Ngày, tháng, năm sinh: 1943
* Quá trình công tác: Công tác tại Nhà máy Sứ Hải Dương; tham gia quân ngũ tại Cục Quản lý giáo dục-Bộ Tổng tham mưu; công tác tại Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội; công tác tại Hội Mỹ thuật Hà Nội, Uỷ viên Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội; công tác tại Hội Mỹ thuật Việt Nam; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội  Văn học nghệ thuật Việt Nam;
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Màu xanh trên vùng đất đỏ (sơn dầu, năm 1980); Đường lên Điện Biên (sơn mài, 2005); Ngày vui giải phóng (khắc thạch cao, năm 1986); Những cánh diều (khắc thạch cao, năm 1983); Bên cầu Thê Húc (sơn mài); Nhịp thời gian (sơn mài); Trưa cửa Tùng (sơn mài)...
* Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật (2007); Huy chương Vàng về Gốm tại Triển lãm Mỹ thuật công nghệ toàn quốc (1987); Giải Nhì Hội Mỹ thuật Việt Nam (2002).
 

* PGS, Nhạc sĩ Ca Lê Thuần       
* Ngày, tháng, năm sinh: 01/4/1938 (mất: 20/01/2017)
* Quá trình công tác: giảng dạy tại Trường Âm nhạc Việt Nam; trở lại học tại Nhạc viện Odessa; công tác tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh; Đại biểu Quốc hội khóa 7; Đại biểu Quốc hội khóa 8, khóa 9; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội; Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa IV; Giám đốc Sở văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh; Giám đốc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh; Tổng thư ký Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Thanh nhạc-hợp xướng-nhạc kịch: Việt Nam – tiếng hát trái tim ta; Thành phố lên đường; Bài ca Việt Nam; Mặt trời và niềm tin; Âm vang Bình Dương; Chào Sài Gòn - thành phố chiến thắng; Đất của ta – trời của ta; Dòng sông quê hương; Bài ca An Giang; Người giữ cồn"; Khí nhạc-thính phòng- giao hưởng: Quê hương tôi trong máu lửa; Những ngày đã qua; Chủ đề và biến tấu cho đàn piano; Sonata cho violin và piano; Dáng đứng Việt Nam; Tiếng hát dòng sông;…;  Vũ kịch: Người con gái đất đỏ; Miền đất mới; Dưới cờ Đảng quang vinh; Bình minh trên bến bến cảng; Gramma; Ánh sáng và bóng tối; Ngọc trai đỏ; Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
* Giải thưởng: Giải B của Hội Văn nghệ Giải phóng (1976); Giải A của Vụ Âm nhạc và Múa (1980); Giải Nhì của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1998); Huy chương Vàng, Bạc trong Liên hoan Kịch múa Việt Nam lần thứ nhất (2001); Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2007).

* Tiến sĩ Ngô Phương Lan: Sinh năm 1963 tại Hà Nội, từng là sinh viên khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội sau đó theo học khoa Lý luận phê bình trường Đại học Điện ảnh quốc gia Liên Xô ở Matxcơva (VGIK). TS Ngô Phương Lan sinh trong một gia đình có truyền thống về văn nghệ. Cha bà là PGS,TS, NSND, Họa sỹ, Đạo diễn phim hoạt hình Ngô Mạnh Lân, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Mẹ bà là NSND, Diễn viên điện ảnh Ngọc Lan. Bà từng là từng là Trưởng phòng Nghệ thuật, Cục Điện ảnh; Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Cục trưởng Cục Điện ảnh - Bộ VH TT DL, Giám đốc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF), là Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2,4. Bà hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 5; Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VDFA), Giám đốc Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng (DANAFF), Ủy viên BCH Mạng lưới Xúc tiến Điện ảnh Châu Á (NETPAC). Bà đã tham gia Chủ tịch hoặc thành viên Ban giám khảo nhiều liên hoan phim quốc tế và trong nước. Bắt đầu viết lý luận, phê bình từ năm 1987, bà đã có nhiều bài báo, tiểu luận in ở các báo và tạp chỉ Việt Nam và nước ngoài. Là đồng tác giả một số cuốn sách về điện ảnh xuất bản ở Việt Nam và các nước khác. Bà là tác giả của các tác phẩm: Sách “Đồng hành với màn ảnh” (Giải thưởng Chính của Hội Điện ảnh Việt Nam, 1998), sách “Tính hiện đại và tính dân tộc trong điện ảnh Việt Nam” (Giải Cánh Diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam, 2005), sách tiếng Anh “Modernnity and Nationality in Vietnamese Cinema” (2007). Bà được tặng thưởng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2017); Giải thưởng “Người có nhiều đóng góp về tác quyền của khu vực châu Á Thái Bình Dương” (2022).

* TS, Nhà báo Trần Đăng Tuấn
* Ngày, tháng, năm sinh: 5/10/1957
* Quá trình công tác: Giảng viên Khoa Báo chí Truyền hình Trường Báo chí – Tuyên truyền tại Hà Nội (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền) Làm luận án Phó TS tại khoa Thông tin và Truyền thông đại chúng AOH (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô) Moskva; công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam (VTV); Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Tổng Giám đốc AVG – Truyền hình An Viên.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Trực tiếp thực hiện hàng trăm phóng sự truyền hình, bài bình luận phát trên sóng VTV; Thiết kế và lãnh đạo thực hiện kênh truyền hình VTV3 từ năm 1996; trực tiếp chỉ đạo hàng trăm chương trình truyền hình các sự kiện lớn về chính trị - văn hóa - xã hội trên VTV.
* Giải thưởng: Giải Báo chí Quốc gia thể loại bài nghiên cứu (2008).

* Nhạc sĩ Nông Quốc Bình (dân tộc Tày), sinh 1956, quê quán xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.Ông là con trai của cố Nhà thơ Nông Quốc Chấn, từng tham gia Mặt trận Việt Minh và tham gia du kích và giải phóng quân trước tháng 8 năm 1945. Nhà thơ Nông Quốc Chấn từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật. Nhạc sĩ Nông Quốc Bình đảm nhiệm các cương vị Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam nhiều nhiệm kỷ.

* Nhà biên kịch Lê Thành Yến
* Bút danh: Lê Duy Hạnh
* Ngày, tháng, năm sinh: 28/2/1947
* Quá trình công tác: Học tiểu học và trung học ở Bình Định; Học Đại học tại Sài Gòn. Tham gia phong trào Sinh viên học sinh Sài Gòn. Được kết nạp Đảng năm 1969  tại Đô thị Sài Gòn; Hoạt động tại chiến khu Đông Nam bộ. Học trường Đảng Nguyễn Văn Cừ; Ra Hà Nội học tập và công tác. Học Trường Nguyễn Ái quốc IV và trường viết văn Quảng Bá (Nay là trường Nguyễn D) Khóa 7; Công tác tại Viện Nghiên cứu Sân khấu thuộc Bộ VHTT; Thực tập sân khấu Hugary; Thường vụ Hội Sân khấu TP. HỒ Chí Minh-Ủy viên thư ký Hội Nghệ Sĩ Sân khấu Việt Nam.
 

* NSND Chu Chí Thành
* Ngày, tháng, năm sinh: 26/4/1944
* Quá trình công tác: Phóng viên ảnh VNTTX; Biên tập viên, Ủy viên Ban biên tập, Phó Trưởng ban, Trưởng ban Ban biên tập ảnh Thông tấn xã Việt Nam; Phó Giám đốc, Giám đốc Xí nghiệp In I TTXVN; Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh Hội NSNAVN; Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội NSNAVN; Chủ tịch Hội NSNAVN; Ủy viên Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương; Hưu trí; Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng ba, Huân chương Lao động hạng ba.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 + Tác phẩm:
  - Cụm tác phẩm 4 ảnh: Từ ngục tối thắng lợi trở về, Giải thưởng Nhà nước, năm 2012.
  - Cụm tác phẩm 4 ảnh: Hai Người lính, Giải thưởng Hồ Chí Minh, năm 2022.
  - Sách ảnh: Ký ức chiến tranh, NXB Thông tấn, năm 2010, tái bản năm 2015
 + Công trình nghiên cứu:
  - Nhiếp ảnh và sự miêu tả con người, Nội san Thông tấn, năm 1982
  - Những vấn đề cơ bản của ảnh báo chí, Nội san Thông tấn, 1982.
  - Những tính chất và đặc điểm cơ bản của nhiếp ảnh, 4.4- Cơ sở lý luận và sự cần thiết phân chia thể loại ảnh, 4.5 Các thể loại Ảnh tin, Ảnh Tường thuật, Ảnh Tài liệu, Ảnh bình luận (in chung trong tập Nhiếp ảnh và hiện thực, NXB Văn hóa, năm 1987).
  - Nhiếp ảnh Việt Nam với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. (Tiểu luận, phê bình, sách được Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương hỗ trợ tài chính, năm 2022).
 

* Đại tá, PGS,TS, NSND Ứng Duy Thịnh sinh năm 1952, tại Hà Nội. Ông từng tu nghiệp chuyên ngành Biên đạo múa tại Học viện Leningrat (Nga), từng giữ cương vị Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc quân đội, Phó Hiệu trưởng Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội; từng tham gia đạo diễn nhiều sự kiện lớn của đất nước, như Lễ khai mạc SEA Games 22, Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; viết những công trình nghiên cứu, lý luận về múa. Từ năm 1969 - 1975, ông tích cực tham gia các chuyến đi phục vụ bộ đội và nhân dân ở các mặt trận, các vùng chiến tranh ác liệt ở Vĩnh Linh, Quảng Bình. Các vở kịch múa nổi tiếng do ông sáng tác và đạo diễn: "Đất nước", "Ngọn lửa", “Con đường ra chiến dịch”, "Đất nước trọn niềm vui", "Thư nhà", "Pho tượng cổ", "Bầu trời và lời ru", "Bông lan trắng", “Bài ca ra trận”..; tác giả cuốn sách “Con đường dân gian đến sáng tạo múa chuyên nghiệp”. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2023.

* Nhà báo Nguyễn Hữu Ước
* Bút danh: Hữu Ước
* Ngày, tháng, năm sinh: 20/5/1953
* Quá trình công tác: Đi bộ đội; Vào Đảng Cộng sản Việt Nam; học viên Đại học Báo chí-Trường Tuyên giáo Trung ương; Trưởng phòng Báo Công an nhân dân; Tổng Biên tập Báo An ninh Thế giới, Văn nghệ Công an; Là Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân; Được phong tặng Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; bổ nhiệm làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND kiêm Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân-Truyền hình CAND (ANTV); Là Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: 6 tập thơ; 2 bộ tiểu thuyết (Kiếp Người 3 tập, Suối Cọp); 2 tập truyện ngắn, ký sự; 15 vở kịch; 5 kịch bản phim truyện ngắn Chủ biên tập phê bình văn học nghệ thuật “Ký Ức Sống” của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo viết về tác giả và tác phẩm nhà văn Công an.
 

* Họa sĩ Nguyễn Chí Hiếu
* Bút danh: Nguyễn Chí Hiếu
* Ngày, tháng, năm sinh: 8/7/1941
* Quá trình công tác: Họa sĩ Phòng Hội họa Giải Phóng, Tiểu Ban Văn Nghệ Giải Phóng; Họa sĩ trình bày-Biên tập thơ Báo Văn Nghệ Giải Phóng, Ban Tuyên huấn TW cục R; Họa sĩ trình bày-Biên tập thơ Báo Văn Nghệ TP.HCM; Tổng biên tập Tạp chí Văn, Hội Nhà văn TP.HCM; Tổng biên tập Báo Văn Nghệ TP.HCM; Nghỉ hưu. 
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Tập thơ “Người quê hương” NXB Giải Phóng trước 1975; Tập thơ “Lời giả từ biển xanh”; Tập thơ “Vòng tay bỏ ngỏ”.
 

* NSND Trần Xuân Tiến
* Ngày, tháng, năm sinh: 15/10/1950
* Quá trình công tác: Tham gia phong trào Văn nghệ đấu tranh của SVHS Sài Gòn chống Mỹ “Hát cho đồng bào tôi nghe”; Thành viên Hội sinh viên sáng tác Tổng hội Sinh viên Sài Gòn; Đoàn trưởng Đoàn Văn nghệ Sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn; Đoàn trưởng Đoàn Văn nghệ SVHS SÀI GÒN. Lãnh đạo phong trào “ Hát cho đồng bào tôi nghe”. (Thay thế ns Tôn Thất Lập vào chiến khu, ra miền Bắc); Đoàn trưởng đoàn Văn nghệ TNSVHS Giải phóng Sài Gòn-Gia Định;Đoàn trưởng đoàn Văn Nghệ Thành đoàn Tp Hồ Chí Minh; Trưởng khoa VHNT Nhà Văn hoá Thiếu nhi Tp HCM; Phó trưởng Ban Tuyên huấn Thành đoàn Tp HCM; Học ở Nhạc viện Tp HCM; Phó trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành đoàn Tp HCM; Trưởng ban Văn nghệ đài TNND TPHCM; Trưởng phòng VHVN Ban Tuyên Giáo Thành ủy Tp HCM; Nghỉ hưu; Ủy viên Hội đồng LLPB VHNT TW; Ủy viên Hội đồng LLPB VHNT TP Hồ Chí Minh.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:Ca khúc thiếu nhi: Kỷ niệm tuổi thơ; Hái ổi; Học đánh vần; Em vẫn yêu mùa hè; Chắp cánh chim non; Em là Công an tí hon…; Ca khúc thanh niên: Quảng Ngãi quê ta; Quảng Ngãi hùng ca; Ba lý duyên tình, Bài ca Quảng Ngãi; Chim hoà bình; Dâng hoa cho nước; Tổ Quốc yêu thương; Đường phố ta hôm nay; Hát mừng quê hương thống nhất; Thành phố màu xanh; Thành phố Hồ Chí Minh niềm tin ngời sáng…; Hợp xướng: Tiếp bước theo Người…; Tập nhạc thiếu nhi : 300 năm thành phố của em (Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh); Tập nhạc: Tổ quốc yêu thương (Tuyển tập 100 ca khúc ns Trần Xuân Tiến-xuất bản: 2021).

* GS, TS Tô Ngọc Thanh
* Ngày, tháng, năm sinh: 24/6/1934
* Quá trình công tác: Diễn viên, Đoàn Văn hóa Kháng chiến Việt Bắc, khu 10; Học viên, trường Trung cấp Âm nhạc Việt Bắc; Học viên, trường Sư phạm khu Học xá Trung ương; Giảng viên, trường Phổ thông cấp III Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang; Giảng viên, trường Phổ thông cấp III Tân Trào, Tuyên Quang; Giảng viên, trường Phổ thông cấp I Lý Thường Kiệt, Hà Nội; Hiệu trưởng, trường Phổ thông cấp I Phà Đen, Hà Nội; Sinh viên, trường Âm nhạc Việt Nam, Hà Nội; Cán bộ nghiên cứu, Vụ Nhạc Múa, Bộ Văn hóa, Hà Nội; Cán bộ nghiên cứu, Sở Văn hóa, Khu tự trị Tây Bắc; Phó Phòng Nghiên cứu, Sở Văn hóa, Khu tự trị Tây Bắc; Sinh viên chuyên tu Nga văn, Đại học Ngại ngữ, Hà Nội; Cán bộ Viện Nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Hà Nội; Bảo vệ luận văn Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ), học viện Âm nhạc Quốc gia Sofia, Bulgaria; Thư ký Kha học, Viện Âm nhạc, Bộ Văn hóa và Thông tin, Hà Nội; Trưởng phòng Nghiên cứu, Viện Văn hóa, Bộ Văn hóa, Hà Nội; Bảo vệ luận văn Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ Kha học), học viện Âm nhạc Quốc gia Sfia, Bulgaria; Phó Viện trưởng và Viện trưởng, Viện Văn hóa nghệ thuật, Bộ Văn hóa - Thông tin, Thể tha và Du lịch, Hà Nội; Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam các nhiệm kỳ II (1990-1995), nhiệm kỳ III (1995-2000), nhiệm kỳ IV (2000-2005), nhiệm kỳ V (2005-2010), nhiệm kỳ VI (2010-2015), nhiệm kỳ VII (2015-2020); Tổng Thư ký Uỷ ban tàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam; Uỷ viên Ban Thường vụ Hội đồng Quốc tế Âm nhạc Truyền thống ICTM của UNESCO.

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 + Đề tài khoa học:
  - 2 đề tài cấp ASEAN, 3 đề tài cấp Nhà nước.
 + Sách:
  - Fônclo Bâhnar (chủ biên), Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai - Kon Tum, 1988.
  - Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc thiểu số Việt Nam, Trung tâm Văn hóa dân tộc thành phố Hồ Chí Minh, 1995.
  -·Musical instrument of Việt Nam’s Minorities, Nhà xuất bản. Thế giới 1997.
  - Âm nhạc dân gian Thái Tây Bắc, Nhà xuất bản. Âm nhạc, Hà Nội, 1998.
  - Tư liệu âm nhạc dân tộc cổ truyền (viết chung với Nhạc sĩ Hồng Thao), Nhà xuất bản. Âm nhạc, 1982.
  - Các vùng văn hóa Việt Nam, chủ biên: Đinh Gia Khánh và Cù Huy Cận, Nhà xuất bản. Văn học, Hà Nội, 1955.
  - Tư liệu âm nhạc cung đình Việt Nam (chủ biên), Nhà xuất bản. Âm nhạc, Viện Âm nhạc xuất bản, Hà Nội, 1999, song ngữ Việt - Anh.
  - Bài tạp chí, báo cáo khoa học: đã công bố 200 bài trên các tạp chí trong nước và nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Bulgaria và tiếng Việt.
* Giải thưởng: Huân chương Kháng chiến chống Pháp, hạng Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, hạng Ba; Huân chương Lao động, hạng Nhất; Giải thưởng Nhà nước; Huân chương Độc lập, hạng Hai.

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận