Kết quả tìm kiếm

văn học kháng chiến
  • ''SỰ IM LẶNG CỦA BIỂN'' - TIẾNG NÓI NHÀ VĂN TRƯỚC KẺ XÂM LƯỢC

    • 09/09/2023 02:20:46
    • PGS, TS PHÙNG NGỌC KIÊN
    • 0

    Bài viết phân tích tác phẩm Sự im lặng của biển của Vercors - nhà văn kháng chiến Pháp trong thời gian Thế chiến 2 để chỉ ra rằng sự giản dị của cốt truyện là một cách biểu đạt cho tinh thần kháng chiến của những người dân vùng Tạm chiếm. Đó cũng là một ẩn dụ cho ngòi bút của những nghệ sĩ - chiến sĩ không chấp nhận cộng tác với kẻ thù. Qua đó lý giải lựa chọn giữa trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ với sự tự do sáng tạo nghệ thuật trong tình thế khó khăn của nước Pháp lúc đó.

  • BẢN SẮC HUẾ TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
  • BẢN SẮC HUẾ TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN ''QUÊ MẸ'' CỦA THANH TỊNH

    • 01/11/2023 09:00:30
    • TS PHAN TUẤN ANH
    • 0

    Bài viết phân tích về không gian, phong tục và đặc trưng tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế (đầu thế kỷ XX) đã được thể hiện một cách rõ nét, sinh động trong tập truyện ngắn "Quê mẹ" của nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh. Từ đó, làm nổi bật giá trị bền vững của tập truyện ngắn và những biến thiên thời cuộc của xã hội Việt Nam.

  • VĂN HỌC HÀ NỘI TRONG CHỐNG PHÁP (1947-1954) VÀ 20 NĂM VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM(1956-1975) QUA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
  • VĂN HỌC HÀ NỘI TRONG CHỐNG PHÁP (1947-1954) VÀ 20 NĂM VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM(1956-1975) QUA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

    • 20/12/2023 09:00:38
    • GS PHONG LÊ
    • 0

    Bài viết góp phần phác thảo diện mạo văn học Hà Nội và văn học Miền Nam; làm rõ thêm văn học Hà Nội trong chống Pháp (1947-1954) và 20 năm văn học Miền Nam trong chống Mĩ (1956-1975) qua những tác phẩm nghiên cứu-phê bình: ''Văn nghệ Hà Nội những năm 1947-1954'' của Lê Văn Ba; ''Văn hóa, văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mĩ tại Nam Việt Nam 1954-1975'' của Trần Trọng Đăng Đàn; ''Nhìn lại một chặng đường văn học'' của Trần Hữu Tá.

  • VĂN HỌC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC 1945 NHÌN TỪ LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC VĂN HỌC
  • VĂN HỌC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC 1945 NHÌN TỪ LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC VĂN HỌC

    • 25/06/2024 10:20:00
    • PGS, TS PHÙNG NGỌC KIÊN
    • 0

    Bài viết tiếp cận văn học cách mạng trong tình trạng bí mật trước 1945 từ góc độ xã hội học văn học. Vì thiếu những chỉ dẫn xã hội cụ thể do tình thế bí mật, việc tiếp cận theo lối xã hội học văn học cần dựa vào cấu trúc phát ngôn của tác phẩm. Từ đó, bài viết chỉ rõ sự khiếm diện của các ''định chế'' công khai trong văn học bí mật cũng như những giá trị quan trọng và đặc trưng cho văn học cách mạng.

  • NHẬN DIỆN, PHÂN TÍCH, PHÊ PHÁN MỘT VÀI KHUYNH HƯỚNG GIẢI THIÊNG TRONG VĂN HỌC
  • NHẬN DIỆN, PHÂN TÍCH, PHÊ PHÁN MỘT VÀI KHUYNH HƯỚNG GIẢI THIÊNG TRONG VĂN HỌC

    • 27/09/2024 15:00:00
    • PGS, TS NGUYỄN THANH TÚ; THS TRỊNH THỊ HẰNG
    • 0

    Bài viết nhận diện một vài khuynh hướng giải thiêng trong văn học Việt Nam từ sau 1975 như: sai lệch về quan niệm 'văn học minh họa', hạ bệ thần tượng, hạ thấp, xuyên tạc các giá trị văn hóa, cổ vũ 'diễn ngôn bên lề', 'diễn ngôn ngoại vi'. Từ đó, phân tích các biểu hiện, phê phán, phản bác quan điểm, chỉ ra nguyên nhân, đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế, tiêu cực của những khuynh hướng đó.

Đầu 1 Cuối