HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 2018 BẬC TRUNG HỌC

Đề tài người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong văn học Việt Nam sau 1945. Qua những thống kê, đối chiếu tác phẩm trong các bộ sách giáo khoa Ngữ văn thuộc Chương trình phổ thông 2006 và 2018, bài viết chỉ ra xu hướng lựa chọn tác phẩm đề tài người lính đồng thời đề xuất các phương án giảng dạy các tác phẩm trên trong nhà trường.

 

   1. Tổng quan văn học Việt Nam sau 1945 về đề tài người lính

   Từ 1945 đến 1975 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ là chất liệu hiện thực, tiền đề cho việc hình thành đề tài người lính trong văn học. Những chuyển biến lớn lao của lịch sử, của thời đại đã đem đến cho văn học giọng điệu riêng. Trong bối cảnh đ, người lính trở thành nhân vật trung tâm, biểu hiện khát vọng, kết tinh vẻ đẹp của con người Việt Nam. Từ anh vệ quốc quân trong văn học chống Pháp đến anh giải phóng quân trong văn học chống Mỹ, người chiến sĩ đã trở thành trung tâm của sự phản ánh nghệ thuật.

   Văn học viết về người lính chủ yếu khám phá con người từ phương diện xã hội, từ trách nhiệm công dân. Chiến tranh đặt ra vấn đề sống còn của dân tộc, mọi quyền lợi, mọi ứng xử phải nhìn theo quan điểm “địch-ta”, sự thống nhất muôn người như một trở thành nguyên tắc tối thượng; cá nhân tự nguyện hòa tan trong cộng đồng. Ở đó, con người luôn khoác “tấm áo xã hội”, “luôn trùng khít với địa vị xã hội của mình”. Về đặc điểm loại hình, đó là nền văn học theo khuynh hướng sử thi thể hiện từ cảm hứng, đề tài và chủ đề, thế giới nhân vật cho đến kết cấu, ngôn ngữ trần thuật.

   Trong suốt ba mươi năm (1945-1975), cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc là bình diện nổi bật, bao trùm toàn bộ đi sống xã hội, thu hút và chi phối mọi bình diện khác của hiện thực. Văn học tập trung tái hiện bức tranh hiện thực lịch sử và xây dựng những hình tượng nhân vật sử thi cao đẹp. Hình ảnh người lính được khắc họa tiêu biểu cho ý chí, khát vọng của cộng đồng, dân tộc, cao hơn là của thi đại và nhân loại.

    Với đề tài người lính, nhiều cây bút văn xuôi muốn vươn tới sự khám phá, lý giải, khái quát sự vận động lịch sử của cuộc chiến. Dù dung lưng hạn chế của một truyện ngắn, một bài ty bút hay một bức tranh toàn cảnh trong một tiểu thuyết th các tác phẩm đều đề cập đến vận mệnh của đất nước và nhân dân, tiêu biểu như: Một lần tới Thủ đô (Trần Đăng), Sống mãi với Thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Đất nước đứng lên, Rừng xà nu (Nguyên Ngọc), Cao điểm cuối cùng, Vùng trời (Hữu Mai), Trước giờ nổ súng, Mẫn và tôi (Phan Tứ), Một chuyện chép ở bệnh viện, Hòn đất (Anh Đức), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch (Nguyễn Quang Sáng), Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu)... Các tác phẩm đã tái hiện hình ảnh người lính trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách nghiệt ngã, chiến công to lớn và cả sự hi sinh thầm lặng, thước đo duy nhất để khẳng định nhân cách người lính là ở sự cống hiến hết mnh cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tuy nhiên, xu hướng xây dựng những biểu tưng khái quát đôi khi dn đến sự thiếu vắng tính sinh động của đi sống, làm mất đi khả năng biểu cảm cụ thể của hình tượng văn học.

   Bên cạnh văn xuôi, thơ viết về người lính là “một dàn đồng ca” thuộc về những bài ca “giọng cao” của những ngưi trong cuộc. Nổi bật trong không gian thơ 1945- 1975 là gam giọng hào sảng, ngi ca đi sống chiến đấu đậm chất sử thi, lý tưởng. Cuộc kháng chiến đã đưa đến những biến đi rộng lớn, sâu sắc cho thơ ca, mở ra một giai đoạn mới với nhiều thành tựu và đặc điểm riêng trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Thơ thi kỳ này tập trung biểu hiện tnh cảm cộng đồng, tinh thần công dân mà bao trm là tnh yêu nước: “Đất nước/ Của những người con gái, con trai/ Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt thép/ Xa nhau không hề rơi nước mắt/ Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt” (Chúng con chiến đấu, Nam Hà). Con ngưi cá nhân lúc này cảm thấy nhỏ bé, thế giới của cái tôi trở nên chật hẹp, thậm chí bị coi là lạc lõng, vô ngha khi nó không hòa nhập vào cái ta cộng đồng.

   Có một lực lưng sáng tác hùng hậu viết về đề tài người lính cụ Hồ, tiêu biểu như: Tố Hữu, Quang Dũng, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đnh Thi, Thôi Hữu, Hữu Loan, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn, Bi Minh Quốc, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Đăng Khoa, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ... Đối với thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến, việc phản ánh hiện thực cách mạng vừa là trách nhiệm, vừa là niềm say mê và chiến trưng trở thành điểm tụ hội những cảm xúc, suy nghĩ của họ.

   Cảm hứng sử thi lãng mạn bao trùm khiến hiện thực trong văn học về chiến tranh trước 1975 luôn được thi vị hoá. Thơ ca thời chống Mĩ cứu nước đã sử dụng một hệ thống hình tượng phong phú và độc đáo; phong phú vì nó phản ánh cuộc sống đầy biến động của thời chiến; độc đáo vì nó mang cảm quan sử thi đậm nét. Vì thế, nhân vật chủ yếu được xây dựng từ điểm nhìn bên ngoài mà ít được miêu tả ở góc độ con người cá nhân.

   Sau 1975, bước vào thời kỳ thống nhất đất nước và đổi mới, những quy luật thời bình cùng với cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 trực tiếp chi phối đến sự vận động của văn học. Đại hội Đảng VI và VII của Đảng đều nhấn mạnh “con người vừa là động lực vừa là mục đích của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước”1. Từ chủ trương lớn đó, văn học sau 1975 dần quan tâm đến con người ở tư cách cá nhân như một “nhân vị” độc lập. Phát hiện con người phức tạp, lưỡng diện, không nhất quán với chính mình, văn học sau 1975 đã đi đúng quỹ đạo của văn học thế giới. Nếu văn học 1945-1975 đem lại ấn tượng về con người cá nhân có thể biết trước, nhà văn nhìn con người chủ yếu như một ý thức chính trị vận động hợp quy luật lịch sử thì văn học từ sau 1975 đem lại cảm giác con người là một tiểu vũ trụ bí ẩn.

   Từ 1986 đến đầu những năm 90, văn học nảy sinh khuynh hướng nhận thức lại hiện thực với cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản: chiến tranh cũng được Nguyễn Minh Châu nhìn nhận từ phía tác động của nó đến số phận và tính cách con người (Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam); Bảo Ninh lại thể hiện thấm thía nỗi buồn chiến tranh với thế hệ đã trải qua. Người lính hiện lên qua những số phận đời thường thời hậu chiến (Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai, Chim én bay - Nguyễn Trí Huân, Người sót lại của rừng cười - Võ Thị Hảo…).

   Văn học sau 1975, đặc biệt sau đổi mới 1986, giọng sử thi lãng mạn, hào sảng dường như tạm lắng nhường chỗ cho việc khám phá những góc khuất của thân phận cá nhân mang tính đời tư thế sự. Phản ánh nghệ thuật có những chuyển biến quan trọng khi thơ hay văn xuôi đều “phá bỏ khoảng cách sử thi” để viết về người lính chính nghĩa lẫn bên kia chiến tuyến với những bi kịch đời thường. Đó là những nhân vật tiểu thuyết, truyện ngắn còn ghi dấu ấn trong lòng người đọc: Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Hùng trong Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Tuấn trong Không phải trò đùa của Khuất Quang Thụy, người lính trở về trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật họa sĩ trong Bức tranh của Nguyễn Minh Châu… Trong thơ, còn nguyên vẹn nỗi trăn trở của Phạm Minh Tâm trong Xin đừng của riêng ai hay nỗi buồn thời cuộc của Hoàng Trần Cương trong Sấp ngửa bàn tay hoặc nỗi đau mất mát người thân trong Thưa mẹ của Lê Anh Dũng, khát vọng cá nhân được bộc lộ một cách xót xa trong Gia tài người lính của Hải Đường…

   2. Xu hướng lựa chọn văn bản đề tài người lính trong sách giáo khoa Ngữ văn phổ thông

   Chương trình môn Ngữ văn (gọi tắt là chương trình 2006) được ban hành kèm theo quyết định số 03/2002/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là pháp lệnh, quy định thống nhất sử dụng chung cả nước một bộ sách giáo khoa (SGK). Đến năm 2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (gọi tắt là chương trình 2018) kèm theo Thông tư số 32/2018/ TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018. Căn cứ để lựa chọn nội dung dạy học trong chương trình là các năng lực, phẩm chất cần có của người học. Chương trình 2018 được xây dựng theo hướng mở nên điểm nổi bật thể hiện ở tính thống nhất một chương trình (pháp lệnh) nhiều bộ SGK (ba bộ SGK). Trên cơ sở hai bộ SGK (theo chương trình 2006, bộ cơ bản và bộ nâng cao) và ba bộ SGK hiện hành (theo chương trình 2018) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, lưu hành, sử dụng, chúng tôi đã tiến hành thống kê số lượng các tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài người lính và chiến tranh, kết quả cụ thể như sau:


   Nhìn bảng thống kê, trước hết, chúng tôi thấy các tác phẩm văn học viết về đề tài người lính và chiến tranh trong chương trình 2018 được lựa chọn vào SGK để giảng dạy chiếm số lượng khá nhiều (gấp gần 03 lần) so với chương trình 2006. Chương trình 2006 có 13 văn bản, chương trình 2018 có 32 văn bản (trong đó có 04 văn bản xuất hiện trùng trong 03 bộ SGK như: Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Tây Tiến (Quang Dũng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)). Điều này cũng dễ hiểu vì chương trình 2018 có ba bộ SGK. Các bộ SGK đều kế thừa hầu như toàn bộ các tác phẩm của chương trình 2006 (trừ tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Ánh trăng của Nguyễn Duy không xuất hiện) và có bổ sung thêm nhiều văn bản mới. Chương trình 2018 cùng một đề tài nhưng các văn bản có sự đa dạng về loại/ thể loại, trong đó xuất hiện thêm loại/ thể loại truyện/ tiểu thuyết lịch sử, ký và hồi ký; thời gian, bối cảnh không gian trong các tác phẩm cũng trải dài và rộng từ thời phong kiến nhà Trần chống quân Mông Nguyên (Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng), Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân) đến thời chống Pháp (Tây Tiến (Quang Dũng), Đồng chí (Chính Hữu), Làng (Kim Lân), Việt Bắc, Lượm (Tố Hữu), Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ), Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử (Võ Nguyên Giáp)…; thời chống Mĩ với: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Khoảng trời hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê), Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm (Đặng Thuỳ Trâm), Trên những chặng đường hành quân (Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc)… và sau hoà bình với: Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm), Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa), Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương), Vào chùa gặp lại (Minh Chuyên), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh)… Các tác phẩm viết sau năm 1975, đặc biệt là các tác phẩm viết sau thời kỳ đổi mới 1986 đến nay, đã được các tác giả chú ý lựa chọn, kịp thời bổ sung, cập nhật giúp học sinh có cái nhìn toàn cảnh về hiện thực được phản ánh trong và sau chiến tranh. Dung lượng các văn bản được lựa chọn cũng phù hợp với từng cấp/ lớp, riêng với thể loại tiểu thuyết, do độ dài nên phần trích dạy chỉ là một chương/ phần nhất định.

   Ngữ liệu văn bản là một bộ phận quan trọng cấu thành nội dung giáo dục, góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh nên nhìn chung việc tuyển chọn vào SGK đều được các tác giả chú ý bám sát các yêu cầu cần đạt của chương trình, phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý của học sinh từng cấp. Các ngữ liệu văn bản đều chứa đựng những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung, tiêu biểu về kiểu văn bản và thể loại, phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hoá dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước, tính nhân văn, tinh thần hội nhập… Có những ngữ liệu lần đầu tiên xuất hiện, mang lại sự cập nhật, tươi mới cho các bộ SGK như: Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử (Võ Nguyễn Giáp), Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời (Nguyễn Thị Ngọc Hải), Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương), Vào chùa gặp lại (Minh Chuyên), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh)…

   Cuối cùng, xét góc độ tiến trình văn học và chủ đề, nội dung phản ánh, có thể nhận thấy điểm khác biệt: chương trình 2006 (tiếp cận nội dung) quy định rất cụ thể, chi tiết về thời lượng, nội dung dạy học và các thể loại, các văn bản cụ thể cho từng lớp, chương trình 2018 (tiếp cận năng lực) chỉ quy định nội dung cốt lõi gồm các mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về văn học và tiếng Việt, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng lớp/ cấp học; lấy các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt, bảo đảm tính chỉnh thể, nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/ lớp. Chương trình 2006 quy định cụ thể từng văn bản cho từng lớp nên SGK lựa chọn các văn bản theo hướng ưu tiên tiến trình văn học, chương trình 2018 chỉ quy định các yêu cầu cần đạt, mạch kiến thức từng thể loại/ kiểu văn bản cho từng lớp/ cấp, phù hợp với tâm lý tiếp nhận và sự nhận thức của học sinh. Tính mở của chương trình 2018 cho phép các tác giả SGK, người dạy tự chủ, linh hoạt trong việc lựa chọn văn bản nên xu hướng lựa chọn là kết hợp chặt chẽ giữa đặc trưng thể loại/ kiểu văn bản với chủ đề, nội dung phản ánh nhằm hình thành, phát triển hài hoà giữa phẩm chất và năng lực cho học sinh, khi thuận lợi thì chú ý sắp xếp lựa chọn theo tiến trình văn học.

   Như đã nói ở trên, vì cùng tồn tại 03 bộ SGK nên chương trình 2018 có số lượng văn bản khá lớn, ngoài việc kế thừa chương trình 2006 thì chương trình 2018 đã có sự mở rộng, đa dạng về chủ đề, phong phú về nội dung phản ánh và phong cách. Các tác phẩm không chỉ khám phá những phẩm chất cao đẹp, sự hi sinh thầm lặng của người lính mà còn phản ánh cả những ám ảnh, bi kịch do chiến tranh mang lại, sự day dứt đi kiếm tìm hạnh phúc và nỗi đau của thân phận con người sau chiến tranh. Hình tượng người lính không chỉ xuất hiện ngoài mặt trận, nơi chiến trường ác liệt trong những năm tháng chiến tranh (Tây Tiến, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khoảng trời hố bom, Những ngôi sao xa xôi…) mà còn được khai thác trong hoàn cảnh trở về sau chiến tranh với nhiều hoài niệm, ẩn ức (Đồng dao mùa xuân, Người ngồi đợi trước hiên nhà, Người ở bến sông Châu, Vào chùa gặp lại…). Qua các tác phẩm được tuyển chọn trong các bộ sách, có thể bước đầu có cái nhìn toàn cảnh về người lính và chiến tranh trải đều các thời kỳ.

   Với chương trình 2018 cấp Trung học cơ sở, các tác phẩm được lựa chọn thường gắn với những đại tự sự, lấy giọng điệu ngợi ca làm chủ đạo, gắn với cảm hứng sử thi, chất lãng mạn hoà quyện với chất hiện thực nhằm giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc cho học sinh. Đến cấp Trung học phổ thông, các tác phẩm lại thường gắn với những tiểu tự sự, đi sâu vào khám phá những nỗi đau của thân phận con người trong chiến tranh như Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; những tình cảm, hoài niệm rất đỗi đời thường như Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo, Đi trong hương tràm của Hoài Vũ… Điều đó giúp thế hệ học sinh hôm nay có cái nhìn toàn diện hơn, khắc phục cái nhìn một chiều về người lính và chiến tranh.

   3. Đề xuất phương án tổ chức giảng dạy tác phẩm văn học về đề tài người lính trong nhà trường phổ thông hiện nay

   Đối tượng đọc hiểu ở đây chúng tôi muốn giới hạn ở kiểu văn bản văn học. Từ đó, chúng tôi nhận thấy một số yêu cầu đối với năng lực đọc hiểu cụ thể như sau:

   - Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiện qua các yêu cầu học sinh sau khi đọc phải hiểu được các chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp… có trong văn bản, cả nội dung bề nổi (hiển ngôn, tường minh, nghĩa đen, cái biểu đạt…) và nội dung bề sâu (hàm ngôn, hàm ẩn, nghĩa bóng, cái được biểu đạt…).

   - Đọc hiểu hình thức thể hiện qua các yêu cầu học sinh khi đọc phải hiểu (nhận biết, phân tích, nhận xét, đánh giá) được đặc điểm các kiểu văn bản và thể loại, các thành tố của mỗi kiểu văn bản và thể loại (cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, người kể chuyện, điểm nhìn, vần thơ, nhịp thơ, chi tiết...), ngôn ngữ biểu đạt…

   - Liên hệ, so sánh, kết nối là các yêu cầu cần đạt hướng tới kỹ năng biết liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc… để hiểu thêm văn bản. Ngoài ra, còn có yêu cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản đa phương thức. Đây chính là một trong những điểm mới của Chương trình môn Ngữ văn.

   - Đọc mở rộng, học thuộc lòng một số đoạn, văn bản văn học chọn lọc. Đây là yêu cầu nhằm khuyến khích văn hóa đọc, ý thức đọc và niềm say mê đọc sách trong nhà trường. Việc này lâu nay cũng đã thực hiện nhưng chương trình hiện hành không nêu thành yêu cầu cần đạt nên hầu như không thực hiện một cách có ý thức. Tuy nhiên, việc đưa vào yêu cầu cần đạt của chương trình nên hiểu là để khuyến khích, không nên biến thành nhiệm vụ nặng nề cho học sinh. Số lượng thơ văn yêu cầu đọc mở rộng đối với mỗi lớp nêu trong chương trình chỉ là tương đối, được quy định mức ít nhất; có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học; bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng.

   Bên cạnh đó, có một số phương án tích hợp ở nhà trường phổ thông hiện nay mang lại hiệu quả tích cực như: Một là, tích hợp phần ứng dụng chung cho một số môn học được thực hiện ở cuối năm học hay cuối cấp học. Hai là, tích hợp phần ứng dụng chung cho một số môn học được thực hiện ở những thời điểm đều đặn trong năm học. Ba là, tích hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng đề tài. Cách này được áp dụng cho những môn học gần nhau, đóng góp, bổ sung cho nhau như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân… Cách tiếp cận, khai thác sự hỗ trợ lẫn nhau của các môn học sẽ được thông qua chủ đề, nội dung. Thứ tư, tích hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng những tình huống tích hợp xoay quanh những mục tiêu chung cho một nhóm môn tạo thành môn học tích hợp.

   Để dạy học tích hợp đạt hiệu quả, trước hết giáo viên cần phải được tập dượt một cách bài bản kỹ thuật dạy học tích hợp (nắm chắc các kỹ thuật dạy học như khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, dạy học hợp tác, dạy học bằng dự án…). Trước mỗi bài dạy, giáo viên cân nhắc về một số nội dung như: Bài có thể thực hiện được việc tích hợp không? Việc tích hợp đó có khiên cưỡng, phá vỡ đặc trưng dạy học bộ môn không? Nếu tích hợp được thì nội dung tích hợp là gì? Thời điểm thích hợp nhất để tích hợp cho từng nội dung trong quá trình dạy học? Địa chỉ nào có thể tích hợp? Tích hợp theo cách nào?... Có thể tích hợp với kiến thức liên môn trong môn Giáo dục công dân (về lý tưởng sống, trách nhiệm của thanh niên với đất nước), môn Lịch sử (về cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ), môn Địa lý (về đặc điểm vị trí, địa hình, khí hậu…) như: vùng núi Việt Bắc (Đồng chí), vùng núi Tây Bắc (Tây Tiến), con đường Trường Sơn (Bài thơ về tiểu đội xe không kính), biển đảo Việt Nam (Lính đảo hát tình ca trên đảo)…; tích hợp giáo dục cho học sinh về vẻ đẹp truyền thống, đức hi sinh cao cả của phụ nữ nói chung và nữ chiến sĩ Việt Nam nói riêng theo suốt chiều dài lịch sử trong các tác phẩm thời kỳ hậu chiến như: Người ngồi đợi trước hiên nhà, Người ở bến sông Châu, Vào chùa gặp lại

   Hiển nhiên không phải và không thể ở bài học nào, giáo viên cũng có thể thực hiện tích hợp nhưng điều quan trọng là giáo viên cần luôn có ý thức tích hợp một cách linh hoạt, uyển chuyển, phù hợp với từng hoạt động (khởi động, hình thành tri thức, chuyển ý, thảo luận, kết luận, mở rộng, vận dụng, nâng cao…) trong mỗi giờ lên lớp, tuyệt đối tránh sự khiên cưỡng, áp đặt. Chỉ có sự thuần thục mới khiến người dạy không gặp những trở lực.

   Với đối tượng là tác phẩm văn học đề tài chiến tranh, mục tiêu tăng cường tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh không chỉ thể hiện ở hệ thống câu hỏi, bài tập mà còn ở sự đa dạng hóa các hoạt động học tập, hình thức trải nghiệm phù hợp với năng lực của học sinh. Xuất phát từ đặc trưng của văn học, giáo viên rèn cho học sinh chủ động diễn đạt, diễn tả tình cảm, cảm xúc, cảm nhận của mình thông qua một số hình thức tổ chức đa dạng, thí dụ:

   - Tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ văn học như: Câu lạc bộ Văn học cách mạng; Tinh hoa thơ trên đường chiến dịch, Âm vang thơ kháng chiến, Văn học thời hậu chiến… Đây là hình thức sinh hoạt ngoại khóa văn học của học sinh dưới sự định hướng của giáo viên. Với hoạt động này, học sinh có cơ hội được chia sẻ những kiến thức, những hiểu biết của mình về các lĩnh vực chuyên sâu. Qua đó rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển cho học sinh các năng lực giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề…

   - Tổ chức dưới hình thức là các sân chơi, trò chơi văn học: Hình thức này có thể sử dụng trong nhiều tình huống, lĩnh vực khác nhau. Trò chơi giúp học sinh phát huy tính sáng tạo, tích cực, chủ động và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực một cách nhanh nhất. Và hơn thế còn trang bị cho các em tác phong nhanh nhẹn, tạo được bầu không khí thân thiện, môi trường giao lưu cởi mở, tích cực giữa các học sinh với nhau, giữa học sinh với các thầy cô giáo. Một số hình thức trò chơi giáo viên có thể tổ chức cho học sinh như: Hái hoa dân chủ tìm hiểu thơ văn kháng chiến, Không gian văn học, Rung chuông vàng, Đố thơ…

   Giáo viên bộ môn Ngữ văn cũng có thể phối hợp với nhà trường, các cơ quan truyền thông, Hội Văn học, nghệ thuật ở địa phương… tổ chức các diễn đàn văn học, nghệ thuật như: các buổi Tọa đàm, nói chuyện với các nhà văn, nhà thơ trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông; các diễn đàn tương tác như: Em tập làm thơ, viết văn; Em là nhà văn; thi sáng tác theo các chủ đề gắn với những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc… Thông qua các diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ những suy nghĩ, ý kiến, quan điểm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nảy sinh trong/ qua văn học. Từ đó, học sinh biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau và biết tự trang bị cho mình những tri thức và năng lực Ngữ văn.

   - Sân khấu hóa tác phẩm văn học là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao sự tương tác, sự tham gia của khán giả. Thông qua hình thức này tăng cường sự nhận thức, thúc đẩy học sinh để học sinh đưa ra những quan điểm, suy nghĩ và những cách xử lý tình huống, khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống. Qua hình thức này, học sinh cũng nhận thức được sự khác nhau, khoảng cách từ văn bản văn chương đến nghệ thuật sân khấu. Có thể chuyển thể sang kịch bản văn học một số trích đoạn như trích kịch kháng chiến như: Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng), Trang sổ tay chiến sĩ (Đào Hồng Cẩm)…

   - Tham quan dã ngoại được xem là một hình thức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của các chuyến đi là để các em được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa đã được in dấu trong văn học cách mạng. Các lĩnh vực tham quan dã ngoại thường được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các bảo tàng như: Bảo tàng Văn học, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học...; các khu di tích lịch sử - văn hóa như: Khu di tích Nguyễn Du, Côn Sơn Kiếp Bạc, Khu Di tích Hồ Chí Minh, Thành cổ Quảng Trị, Ngã ba Đồng Lộc...

   - Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm và tập thể mong muốn vươn lên để đạt được mục tiêu đặt ra. Hội thi, cuộc thi có thể thực hiện một cách linh hoạt, phong phú hấp dẫn như: thi sáng tác văn, thi vẽ tranh qua thơ, thi tìm hiểu về văn học kháng chiến, thi đố vui, giải ô chữ, tiểu phẩm, kể chuyện, đọc thơ… Như vậy, bồi dưỡng năng lực Ngữ văn cho học sinh không chỉ dừng lại ở những giờ học trên lớp mà còn thông qua những hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp khuyến khích, tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia các chương trình, các dự án, các hoạt động để tìm hiểu, để chia sẻ và trải nghiệm.

   *

   Trong tiến trình văn học Việt Nam từ 1945 tới nay, cách ứng xử với chất liệu chiến tranh có sự thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử. Đó là sự vận động hợp với quy luật của nền văn học trong bối cảnh dân chủ hóa.

   Tác phẩm văn học đề tài người lính và chiến tranh hiện diện trong các bộ SGK Ngữ văn bậc Trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với tần số cao. Nếu ở sách Trung học cơ sở, chiến tranh và con người trong chiến tranh thường gắn với giọng điệu ngợi ca, lãng mạn thì sách Trung học phổ thông bổ sung thêm những văn bản thể hiện nỗi đau của con người cụ thể trong và sau chiến tranh. Đây là những sự lựa chọn phù hợp với tâm lý và nhận thức của học sinh ở các bậc học, phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục nhà trường. Người giảng dạy cần nắm được những đặc trưng của giai đoạn văn học này để có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan, khoa học.

   Đối với việc giảng dạy và học tập trong nhà trường phổ thông, xuất phát từ mục tiêu của môn học, giáo viên cần linh hoạt sử dụng những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; đặc biệt cần tổ chức các hoạt động học tập gắn liền với thực tiễn để kích thích và hoạt động hóa người học nhằm hình thành cái nhìn đa diện, đầy đủ về chiến tranh và người lính, đồng thời góp phần hình thành trong học sinh những năng lực, phẩm chất công dân cần thiết.

 

 

 

Chú thích:
1 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Văn kiện Hội nghị lần thứ IV, tháng 3/1993 (Tài liệu lưu hành nội bộ).
2 Do khuôn khổ bài viết, chúng tôi viết tắt tên 3 bộ sách như sau: bộ sách Cánh Diều (CD), bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (KN), bộ sách Chân trời sáng tạo (CT).

 

Bình luận

    Chưa có bình luận