1. Đặc trưng của nghệ thuật quan họ
Quan họ được hình thành và phát triển ở 49 làng, gọi là làng quan họ cổ, trong đó có 44 làng thuộc về tỉnh Bắc Ninh, 5 làng còn lại thuộc về tỉnh Bắc Giang. Đầu năm mới, nghĩa là vào mùa xuân theo thời tiết ở Việt Nam, người dân ở khắp các nơi của Việt Nam và khách du lịch quốc tế có dịp được thưởng thức những giai điệu âm nhạc quan họ mượt mà, sâu lắng mà các liền anh, liền chị thể hiện, gửi gắm trong các lễ hội. Cùng với không khí Tết cổ truyền, nghệ thuật quan họ có ý nghĩa quan trọng, tạo ra một đặc trưng văn hóa độc đáo cho vùng quê hương giàu truyền thống văn hóa này.
Quan họ được giới nghiên cứu xác định có số lượng bài bản, làn điệu lên tới vài trăm bài. Các bài bản này lại được phân chia thành các nhóm khác nhau và được sử dụng theo một nguyên tắc nhất định, được quy định từ nhiều thế kỷ trước chứ không phải biểu diễn theo hứng thú và nhu cầu của người biểu diễn. Canh hát của người quan họ chính là một tiến trình biểu diễn của cuộc hát đầy đủ từ hệ thống bài hát cho đến hình thức ứng xử văn hóa của người quan họ1.
Trong lịch sử đã có không ít nghiên cứu về nguồn gốc và tên gọi của nghệ thuật quan họ. Vũ Ngọc Phan cho rằng “Quan họ là tiếng hát của quan viên họ Lý hát để mừng vua khi vua về thăm quê hương”2. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, “quan họ” là: (những người hát quan họ) quan hệ với nhau như họ hàng”3. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hùng Vĩ: “trong ký ức dân gian, tục hát quan họ gắn liền với phong tục hát cửa quan, vì thế hai chữ “quan họ” sẽ theo nghĩa là tình cảm quan họ như các thư tịch cổ đã ghi lại”4.
Tuy nhiên, trong một số từ điển quan trọng của Việt Nam “quan họ” được giải thích rất đơn giản, là “dân ca trữ tình vùng Bắc Ninh”5. Trong Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, quan họ được định danh cụ thể là: Quan họ Bắc Ninh, là tên gọi của lối hát trữ tình, đối đáp nam nữ. Nó nhân danh việc kết nghĩa giữa hai hoặc ba làng rồi tổ chức hát với nhau. Lối hát này phổ biến ở 49 làng thuộc tỉnh Bắc Ninh. Những người tham gia hát gọi là “liền anh, liền chị”, có phân thứ bậc “anh Hai, anh Ba...” và “chị Hai, chị Ba...”. Họ họp thành nhóm gọi là “nhóm quan họ”. Nhóm quan họ nam gồm các chàng trai (liền anh) và nhóm quan họ nữ gồm các cô gái (liền chị). Nhóm quan họ nam làng này hát với nhóm quan họ nữ làng kia. Khi hát, một đôi nam sẽ hát với một đôi nữ. Trong mỗi đôi, một người hát chính một người hát phụ (một người hát trước và một người hát sau để tạo ra một nghệ thuật đỉnh cao: tuy hai người hát mà như là một người hát).
Hát quan họ thường xuyên tổ chức các cuộc thi để tìm kiếm những người hát quan họ tài năng. Việc hát thi, lấy đối giọng làm tiêu chuẩn đánh giá tài năng và trao giải cao hay thấp. Một cuộc hát quan họ gồm ba phần lớn: hát các giọng lề lối (có khoảng mười bài hát); hát các giọng vặt (có khoảng trên hai trăm bài hát); hát các giọng giã bạn6.
Dù các cách giải thích có khác nhau ở một số điểm nhưng quan họ được hiểu thống nhất là: một loại hình nghệ thuật hát dân ca bao gồm cả một truyền thống sinh hoạt văn hóa gắn liền với phong tục người bản địa, trải qua nhiều gian đoạn lịch sử khác nhau, để định hình thành một loại hình nghệ thuật mang đặc trưng riêng mà không tìm thấy ở nghệ thuật truyền thống khác ở Việt Nam. Vì thế, khi nghiên cứu về quan họ thì trước hết cần giải thích về không gian văn hóa của quan họ.
Lê Danh Khiêm cho rằng: “Văn hóa quan họ là một loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp, được hình thành trên cơ sở kế thừa, sáng tạo và hòa nhập với các loại hình văn hoá truyền thống của cộng đồng làng xã địa phương. Có thể nói rằng, văn hóa quan họ là tổng hòa của các loại hình văn hoá truyền thống làng xã của Bắc Ninh”7. Trong công trình nghiên cứu Không gian văn hóa quan họ, các tác giả đã xác định: Quan họ là một hiện tượng sinh hoạt văn hóa đặc biệt với một không gian cộng đồng rộng lớn. Quan họ là tổng hợp của 5 yếu tố: dân ca quan họ, tục kết bạn quan họ, văn hóa hành vi quan họ, lễ hội quan họ và tín ngưỡng quan họ. Qua quá trình tồn tại và phát triển một cách tự thân thì các mặt này của quan họ hoà hợp thành một thể thống nhất: văn hóa quan họ8.
Trong văn hóa quan họ, tục kết nghĩa - kết chạ là một đặc trưng đặc biệt của nghệ thuật trình diễn dân gian Việt Nam. Kết chạ là kết nghĩa tập thể giữa các làng cùng chơi quan họ. “Trong 44 làng quan họ cổ của tỉnh Bắc Ninh đã có 33 làng kết chạ, chiếm gần 80% trong tổng số các làng quan họ. Từ tục kết chạ, dân ca quan họ Bắc Ninh phát triển, lưu hành gắn bó mật thiết với một tập quán xã hội đặc biệt là tục kết bạn quan họ”9. Trong tục kết chạ, có các nguyên tắc như sau:
Một là, nguyên tắc âm và dương hỗ trợ nhau, theo triết lý dân gian “âm dương tương cầu”, nghĩa là khi mà nhóm quan họ nam kết bạn với nhóm quan họ nữ thì họ không được kết hôn với nhau, không kết bạn theo nghĩa tình duyên với nhau mà phải coi nhau như anh em được sinh ra cùng cha mẹ trong gia đình. Và cũng vì thế, quan họ là hát đối đáp giữa nam và nữ, là dân ca giao duyên, nên chỉ có nhóm quan họ nam kết bạn với nhóm quan họ nữ thì mới được phép tổ chức hát quan họ với nhau “chơi quan họ” (trong đó có hát quan họ).
Hai là, nguyên tắc “làng đối làng”, có nghĩa là nhóm quan họ nam của làng này kết bạn với nhóm quan họ nữ của làng kia. Quan họ không bao giờ kết bạn với nhau trong cùng một làng hoặc trong cùng giới tính, mà chỉ kết bạn giữa một nhóm quan họ nam ở làng này với một nhóm quan họ nữ ở làng kia.
Tục kết nghĩa (kết chạ) nhìn chung có những điểm giống nhau như sau:
Thứ nhất, đã là quan họ kết nghĩa với nhau thì phải khác giới, khác làng, đều là anh, chị, em của nhau; quan họ đã kết nghĩa với nhau thì không lấy nhau thành vợ thành chồng. Họ kết nghĩa với nhau trong một số năm, hoặc trọn đời; trong nhiều trường hợp họ kết nghĩa với nhau từ đời này sang đời khác. Ở đây, quan họ vẫn cư xử thân thiết, quý trọng, họ giúp đỡ nhau, quan tâm đến nhau cả những khi vui, hạnh phúc cho đến những khi có nỗi buồn.
Thứ hai, khi tham gia vào lễ hội hoặc đi hát quan họ cùng nhau ở đâu, các quan họ kết nghĩa với nhau thường hẹn cùng đi theo đúng giờ và ngày cụ thể. Khi một làng nào đó có hội (“lệ làng”), hoặc những việc vui mừng trong làng, trong họ thì những làng quan họ kết nghĩa với nhau, họ cũng thường thông báo cũng như mời nhau đến nhà ca hát và mở tiệc rất vui vẻ. Họ có sự giúp đỡ và chia sẻ với nhau một cách sâu sắc, đặc biệt là khi những làng quan họ kết nghĩa với nhau mà gặp phải hoạn nạn, khó khăn. Ứng xử, giao tiếp trong văn hóa quan họ thể hiện sự tinh tế, chân thành và hiếu khách. Người quan họ tránh những cách ứng xử thô lỗ.
Chính vì phương thức hoạt động của quan họ mang tính chất nội bộ giữa các làng như thế, dẫn tới hệ quả logic kéo theo là muốn bảo đảm cho hoạt động tín ngưỡng của làng (nhất là vào dịp lễ cầu phúc) thì chắc chắn mỗi làng phải có ít nhất 1 nhóm quan họ nam và 1 nhóm quan họ nữ thực hiện nghi thức giao tiếp và hát quan họ đối đáp với nhau. Đây cũng là tính thiêng, được quy định rõ, thể hiện sự gắn kết để duy trì và phát triển văn hóa quan họ. Thực tế, nhiều làng hình thành từng nhóm quan họ tới cấp xóm, ví như làng Lũng Giang ở thời cổ xưa có 4 xóm, mỗi xóm đều có 1 nhóm quan họ nam, 1 nhóm quan họ nữ; ở làng Diềm có 9 xóm nhưng có tới 5 nhóm quan họ nam, 5 nhóm quan họ nữ. Làng Châm Khê có 4 xóm thì cũng có 4 nhóm quan họ (2 nhóm nam, 2 nhóm nữ)10...
Về nghệ thuật biểu diễn, các nhà nghiên cứu đã tổng kết rằng: Quan họ có những hình thức truyền thống, gồm: hát đối đáp, hát hội, hát vui, hát thi, hát mừng, hát lễ thờ, hát cầu may, hát kết nghĩa. Các cuộc hát chủ yếu tập trung vào 3 chặng (giai đoạn):
Chặng hát thứ nhất, gọi là hệ thống hát “lề lối”, tức là những giọng cổ, gồm có: giọng “hừ là, là rằng; giọng “cái ả”; giọng “kim lang”; giọng “cây gạo”. Đây là những giọng rất khó, đặc biệt chú trọng về những kỹ thuật hát “nẩy hạt”. Lề lối thường được hát ở nhịp độ chậm, giai điệu bản nhạc và lời bài hát có nhiều lời nói phụ âm và nguyên âm. Người hát những bài quan họ lề lối phải biết kỹ thuật hát vang, nền, nảy, ngắt, rớt mới có thể thực hiện tốt và “đúng chất” quan họ. Chặng hát này mở đầu một canh hát quan họ, nếu không hát các lề lối thì không thể coi là một canh quan họ. Khi hát xong các bài giọng lề lối mới chuyển qua giọng vặt.
Chặng hát thứ hai, gọi là hệ thống “giọng vặt”, gồm những bài hát nói về tình yêu, về phong cảnh thiên nhiên hoặc về nhưng tâm sự của lòng người hát… Chặng hát này có đặc điểm là ở phía nhóm nam muốn tỏ tình với nhóm nữ nhưng không thể vượt qua truyền thống và phong tục, vì họ đã quy định là không được hát giao duyên để yêu nhau; hai bên quan họ không được lấy nhau. Vì thế khi hát, mặc dù nhiều chàng trai và cô gái thầm yêu nhau nhưng họ phải giấu đi cảm xúc mà không bao giờ được thể hiện ra bằng hành động. Chính vì thế mà giai điệu quan họ với những cảm xúc đặc biệt được phát triển không ngừng; có thể nói: phong tục và sự nghiêm cấm những người con trai và con gái trong quan họ không được phép lấy nhau chính là nguyên nhân để nghệ thuật quan họ được sáng tạo và phát triển với nghệ thuật đỉnh cao, từ giai điệu âm nhạc cho tới lời ca. Bởi vì, một khi những đôi trai và gái này quyết tâm lấy nhau thì họ sẽ không được ở trong nhóm quan họ nữa.
Chặng thứ ba, gọi là hệ thống giọng chót (hay chặng cuối), còn gọi là giọng “giã bạn”. Chặng hát này được hát khi các nhóm quan họ hát chia tay nhau với những tình cảm lưu luyến, nhiều trường hợp khi hát chia tay, họ hát tới hai, ba tiếng đồng hồ để thể hiện sự thương nhớ nhau và tôn trọng nhau. Vì thế, trong một canh hát quan họ có thể hát từ 7 giờ tối hôm trước cho đến 2 hoặc 3 giờ sáng hôm sau. Có những địa phương, các nhóm quan họ còn tổ chức hát kéo dài từ đêm này quan đêm khác11.
Những chặng hát này được thực hành trong hầu hết các không gian văn hóa quan họ ở Bắc Ninh và Bắc Giang, đặc biệt vào các mùa lễ hội và dịp đầu năm mới. Thông qua những chặng hát này mà quan họ được duy trì và phát triển từ đời này qua đời khác. Nói cách khác, thông qua chặng hát trong không gian văn hóa quan họ đã giúp cho loại hình nghệ thuật này trở thành một di sản văn hóa độc đáo - một di sản nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tôn giáo của cộng đồng ở đây.
Như vậy, khi thưởng thức một canh hát quan họ, nếu ai đó chú ý tới nghệ thuật và sự phong phú của loại hình âm nhạc này thì cần quan sát tới sự phân chia thành các chặng cũng như quá trình hát, các phần mà liền anh liền chị quan họ quy định để đạt tới một giá trị thẩm mĩ cao, thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của nghệ thuật âm nhạc độc đáo này. Đó là ba chặng hát: hát giọng lề lối, hát giọng vặt và hát giọng giã. Những bài bản thuộc ba chặng này có mối quan hệ tương trợ với nhau, căn cứ vào tính chất giai điệu và logic về ý nghĩa trong nội dung của những câu hát và những chặng hát, giúp cho nghệ thuật quan họ không ngừng được sáng tạo, bồi đắp để phát triển và hoàn thiện như ngày nay.
Cần nói thêm rằng, nghệ thuật quan họ truyền thống không sử dụng dàn nhạc cũng như các nhạc cụ hòa tấu. Nghệ thuật quan họ truyền thống là nghệ thuật hát thính phòng, không sử dụng nhạc cụ trong quá trình hát. Phải đến khoảng nửa cuối thế kỷ XX, khi nghệ thuật trình diễn quan họ được sân khấu hóa, nghệ thuật hát quan họ được biểu diễn trên sâu khấu thì những người nghệ sĩ quan họ đã cải tiến quan họ và bổ sung dàn nhạc vào trong quá trình biểu diễn. Từ năm 1969, quan họ chính thức có dàn nhạc hòa tấu trong quá trình nghệ nhân hát.
Trong nghệ thuật quan họ, trang phục cũng là một trong những yếu tố tạo nên tính đặc trưng, đã định hình khá rõ ràng với áo the khăn xếp của các chàng trai; áo ba lớp, bốn lớp (mớ ba mớ bảy), váy màu đen, yếm đào, đôi dép cong của các các cô gái. Các chàng trai mặc áo dài có năm phần (ngũ thân), cổ áo đứng và cứng, trang trí viền áo, bên trong của mỗi chiếc áo thường mặc thêm một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên, cái mà các chàng trai mặc ở ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the. Lớp phủ ngoài bằng vải lương hoặc the và lớp trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá hoặc màu vàng chanh... gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống quần rộng, may kiểu có chân què, dài tới mắt cá chân, chất liệu của vải để may quần cũng bằng vải diềm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà, có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Trên đầu của các liền anh thường đội khăn, kiểu xếp thành những nếp nhỏ. Ngoài ra, còn có các đạo cụ đi kèm theo như nón, một chiếc ô đen, khăn tay, lược chải đầu, quạt giấy... Trước đây, đàn ông còn nhiều người búi tóc (búi tó) nên phải vấn tóc bằng khăn mềm, gọi là khăn nhiễu. Sau này thì phần lớn họ đã cắt tóc, chuyển sang dùng loại khăn xếp, những chiếc khăn mua ở các cửa hàng.
Cần nói thêm rằng, trang phục liền chị được gọi là áo ba lớp (“mớ ba”, nghĩa là ba chiếc áo dài với những màu sắc khác nhau, mặc lồng vào nhau), bảy lớp - nghĩa là bảy chiếc áo dài với những màu sắc khác nhau, mặc lồng vào nhau (“áo mớ ba mớ bảy”) nhưng trong thực tế thường mặc áo bảy lớp (“mớ bảy”). Về cơ bản, trang phục bao gồm các áo cũng như các lớp áo được lồng vào nhau, gồm: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ, thường làm bằng lụa và nhuộm đỏ, gọi là yếm đào. Bên ngoài của chiếc yếm là một chiếc áo cánh màu trắng hoặc vàng. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm mảnh nhỏ với các màu sắc khác nhau (“ngũ thân”), cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc rực rỡ hơn. Liền chị mặc váy lụa màu đen, đôi khi có người mặc váy kép, có nghĩa là có hai lớp ở bên trong bằng lụa, vải màu; váy ngoài bằng lụa. Dép cong làm bằng da trâu, làm theo phương pháp thủ công, mũi dép uốn cong như một lá chắn nhỏ, che giấu đầu các ngón chân. Ngoài áo, quần, dép, các liền chị còn đội khăn mỏ quạ hoặc nón quai thao và thắt lưng bằng dây xà tích bạc12.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc nghiên cứu, tiếp cận cũng như sử dụng công nghệ cao để bảo tồn, quảng bá và phát triển nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam nói chung, nghệ thuật quan họ nói riêng sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là hướng nghiên cứu chưa được nhiều người nghiên cứu, ứng dụng. Ở cơ quan trung ương, các cơ quan đầu ngành về nghiên cứu và quản lý nghệ thuật biểu diễn như Viện Âm nhạc Việt Nam và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, trong nhiều thập kỷ qua, cũng chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ này để bảo tồn. Việc khai thác di sản nghệ thuật biểu diễn truyền thống bằng công nghệ số, công nghệ cao gần như còn là một mảng trống. Trong nước, các học viện, trường đại học đào tạo chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn truyền thống, các trường có giảng dạy về văn hóa, nghệ thuật cổ truyền dân tộc, việc sử dụng công nghệ cao để số hóa chưa được chú trọng, công nghệ chủ yếu dưới dạng các video, phim, ảnh theo công nghệ cũ.
Ở các địa phương, việc tuyên truyền quảng bá cũng như giới thiệu di sản nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói chung, trong đó có nghệ thuật quan họ, di sản văn hóa nói chung cũng cơ bản sử dụng công nghệ thu hình và chụp ảnh. Phần lớn các địa phương không có trang website riêng cho quảng bá di sản văn hóa và nghệ thuật biểu diễn truyền thống gắn với diện mạo tổng thể của các dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Trong khi, trên thực tế, số hóa di sản văn hóa đã được các quốc gia trên thế giới thực hiện nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là trong bối cảnh công nghiệp 4.0 như hiện nay. Vấn đề sử dụng công nghệ slow motion, 3D, 360 độ, flycam và các công nghệ tiên tiến để số hóa toàn bộ di sản nghệ thuật biểu diễn truyền thống, từ tư liệu lịch sử nghệ thuật, tên gọi thể loại nghệ thuật, tổ chức dàn nhạc cho tới các kỹ thuật biểu diễn trong mỗi loại hình, thể loại nghệ thuật; môi trường và không gian diễn xướng của nó… sẽ tạo bước đột phá cho các vấn đề vừa nêu trên. Bộ sản phẩm này cũng như hướng đi này sẽ tạo ra bước ngoặt trong bảo tồn, quảng bá và phát huy di sản nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói chung, quan họ nói riêng trong đời sống văn hóa đương đại, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin và bảo tồn nghệ thuật quan họ
Để ứng dụng công nghệ thông tin vào bảo tồn nghệ thuật quan họ, chúng tôi đã sử dụng phương pháp tiếp cận, nghiên cứu liên ngành giữa văn hóa, nghệ thuật và dân tộc nhạc học với công nghệ thông tin nói chung, công nghệ số nói riêng.
Trước hết, ở phương pháp tiếp cận văn hóa, nghệ thuật âm nhạc, dân tộc nhạc học, nghiên cứu đã tiến hành tiếp cận với nguồn tài liệu về lịch sử và nghệ thuật quan họ từ kho lưu trữ của Viện Âm nhạc - một trung tâm lưu trữ âm nhạc truyền thống Việt Nam lớn nhất tại quốc gia này. Tại đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan tới quan họ đã được xuất bản, từ sách chuyên khảo cho tới băng đĩa liên quan tới lý lịch các nghệ nhân hát quan họ và nghệ thuật hát quan họ nói chung.
Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận này còn được sử dụng nghiên cứu trực tiếp một số nghệ nhân giỏi về hát quan họ của Hà Nội. Ở đây, hoạt động phỏng vấn sâu nghệ nhân - những người giỏi xuất sắc về quan họ, ghi âm chương trình hát quan họ và ghi âm chi tiết từng bài hát, bản nhạc quan họ và kỹ thuật biểu diễn thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ của quan họ, tìm ra những đặc trưng độc đáo của nghệ thuật quan họ. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này đã phân tích về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật trình diễn của quan họ và sự hòa tấu của các nhạc cụ với bài hát quan họ, nghiên cứu này để xuất các yếu tố nghệ thuật và văn hóa để số hóa, bảo tồn hát quan họ hiện nay.
Hình 1: Mô phỏng giai điệu âm nhạc quan họ cần số hóa (Nguồn: Minh Phương; Dreamstime.com)
Trên cơ sở nguồn tư liệu thu nhận được, nghiên cứu này sẽ tiến hành phân tích từng nhóm nội dung và lựa chọn công nghệ để thực hiện số hóa.
Tiếp đến, ở phương pháp tiếp cận công nghệ thông tin, nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích các thành phần, bộ phận của nghệ thuật quan họ, sau đó xác định lựa chọn các nhóm công nghệ sẽ thực hiện số hóa, gồm:
Xây dựng các module và phần mềm để thực hiện số hóa tổng thể toàn bộ chương trình biểu diễn quan họ, bao gồm các canh hát trong các làng quan họ cổ và hát trong các lễ hội truyền thống;
Xây dựng các module và phần mềm để số hóa từng phần: hát, biểu diễn nhạc cụ, múa trong nghệ thuật hát quan họ;
Xây dựng các phần mềm để số hóa các nội dung tài liệu về văn hóa và lịch sử nghệ thuật quan họ;
Xác định, sử dụng công nghệ 3D, công nghệ 360 độ, công nghệ slow motion để số hóa chi tiết từng bộ phận tạo thành nghệ thuật quan họ;
Xây dựng website để quản lý, bảo tồn, giới thiệu và quảng bá nghệ thuật hát quan họ. Trong đó, có bản đồ điện tử về các địa điểm có nghệ thuật hát quan họ, giúp du khách và mọi người có thể đến đó trực tiếp nghe quan họ.
2.1. Các nội dung của nghệ thuật quan họ được ứng dụng công nghệ thông tin
Bắc Ninh là trung tâm văn hóa, kinh tế kéo dài nhiều thế kỷ của vùng Kinh Bắc – một vùng đất nổi tiếng về khoa bảng và sự phát triển của các tôn giáo ở Việt Nam. Quan họ nói chung, quan họ ở Bắc Ninh nói riêng được xác định là độc đáo và phong phú nhất so với địa phương thứ hai có quan họ - tỉnh Bắc Giang. Ứng dụng công nghệ thông tin để bảo tồn nghệ thuật hát quan họ có nghĩa là sử dụng những thế mạnh của công nghệ số hóa, công nghệ internet và công nghệ phần mềm tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ thông tin để số hóa toàn bộ những yếu tố cấu thành nghệ thuật quan họ ở một địa phương có truyền thống văn hóa đặc biệt này. Các nội dung nghệ thuật của quan họ được số hóa gồm:
Nội dung đầu tiên là nguồn tư liệu khái quát về lịch sử nghệ thuật quan họ, tập trung ở 44 làng quan họ gốc ở tỉnh Bắc Ninh. Trong nội dung này, nghiên cứu tập trung nghiên cứu nguồn tư liệu lịch sử liên quan tới vị trí, vai trò của các câu lạc bộ quan họ (các làng quan họ cổ) đối với cộng đồng ở địa phương Bắc Ninh. Bên cạnh đó, danh sách cũng như nguồn tài liệu lịch sử về các nghệ nhân hát quan họ (các liền anh, liền chị quan họ), các nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ truyền thống (truyền thống cổ, quan họ không sử dụng nhạc cụ đệm). Những nội dung này cần được số hóa trên các module chuyên biệt và trên các trang website chuyên dụng để bảo tồn và quảng bá nghệ thuật quan họ cũng như nguồn dữ liệu quan trọng liên quan tới nghệ thuật độc đáo này.
Một nội dung quan trọng thứ hai cần phải được ứng dụng công nghệ thông tin để bảo tồn là các không gian biểu diễn chính của nghệ thuật quan họ, vì đây là những nơi mà quan họ được thực hành, bảo tồn và truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói cách khác, để bảo tồn nghệ thuật hát quan họ một cách tốt nhất, cần bảo tồn không gian sinh hoạt của nghệ thuật này. Có những không gian chính cần ứng dụng công nghệ thông tin để bảo tồn, gồm: 1) không gian quan họ hát canh, thông qua các canh hát giữa các bọn quan họ kết chạ, kết nghĩa trong các làng quan họ cổ; 2) không gian quan họ biểu diễn trong các hội làng truyền thống; 3) không NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI gian quan họ hát thi vào đầu năm tại các làng quan họ; 4) không gian quan họ hát thờ tổ nghề quan họ (Đình làng Viêm Xá). Trong nội dung này, những nguồn tài liệu về các không gian nghệ thuật quan họ cần được số hóa dưới dạng công nghệ 3D, công nghệ slow motion và công nghệ 360 độ. Đồng thời, nguồn tài liệu số hóa sẽ được phổ biến rộng trong các phần mềm quản lý trong thư của viện quốc gia, trong thư viện của trường đại học, các thư viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý văn hóa của tỉnh Bắc Ninh và của trung ương. Nguồn tài liệu này còn được phổ biến trên website chuyên dụng giới thiệu, quảng bá về nghệ thuật quan họ hiện nay.
Hình 2. Không gian hát quan họ truyền thống
Nội dung đặc biệt quan trọng tiếp theo cần ứng dụng công nghệ thông tin để bảo tồn, chính là hệ thống chương trình biểu diễn nghệ thuật hát quan họ, tức là các chặng hát và hệ thống những bài hát quan họ. Hiện nay, trong các không gian hát quan họ ở Bắc Ninh và Bắc Giang còn bảo tồn và phát huy được các chặng hát cổ truyền, gồm hát chặng lề lối – hát chào, chặng hát giọng vặt – chặng giữa và chặng giã bạn – hát tạm biệt canh hát. Hệ thống giai điệu trong các chặng hát của quan họ cần được sử dụng công nghệ thông tin, bao gồm số hóa bằng kỹ thuật 3D, 360 độ và các phần mềm tiên tiến khác thuộc công nghệ thông tin. Như vậy, mỗi một bản nhạc, một bài hát quan họ sẽ có những đặc trưng riêng, và sẽ cần sử dụng các module riêng để thực hiện số hóa chi tiết từng bản nhạc đó.
Cần nói thêm, trong nghệ thuật quan họ, một số bài hát ca trù bao gồm cả nghệ thuật biểu diễn giao duyên với nhau giữa nam (các nghệ nhân liền anh - anh Cả, anh Hai) và nữ (các nghệ nhân liền chị - chị Cả, chị Hai); vì thế, phần biểu diễn này cần được tạo ra module riêng; các điệu múa, kỹ thuật múa cũng cần được số hóa để bảo tồn một cách toàn diện chương trình biểu diễn nghệ thuật độc đáo này.
Một nội dung quan trọng để xác định tính độc đáo, đặc trưng của nghệ thuật hát quan họ cần được ứng dụng công nghệ thông tin để bảo tồn, quảng bá, đó là: các kỹ thuật biểu diễn. Trong khi hát, nghệ sĩ có sử dụng kỹ thuật rung giọng (“vang, rền, nền, nảy”) rất đặc trưng. Bên cạnh đó, kỹ thuật mở - đóng miệng trong khi nghệ nhân hát cũng rất khác biệt so với các nghệ thuật hát truyền thống khác. Cùng trong quá trình hát và xử lý kỹ thuật hát, hát quan họ có đặc trưng là hai theo cặp, tức là hát hai người cùng giới. Kỹ thuật hát phải đảm bảo rằng, tuy hai người cùng hát một giai điệu nhưng phải giống như một người hát; vì thế kỹ thuật hát “dẫn” (người hát trước) và kỹ thuật hát “luồn” (người hát sau) phải gắn kết với nhau như thế nào để người nghe, khán giả đang có cảm giác như họ chỉ nghe thấy một người đang hát. Đây là kỹ thuật hát rất khó và đặc trưng của nghệ thuật quan họ cần được số hóa thành một module riêng.
Hình 3. Một chương trình biểu diễn trong nghệ thuật quan họ
Song song với quá trình hát, người nghệ sĩ (liền anh, liền chị) hòa âm với một dàn nhạc; các nhạc cụ này chủ yếu là nhạc cụ truyền thống Việt Nam. Trong quá trình này, người hát và dàn nhạc phối hợp với nhau như thế nào? Đây là những nguyên tắc riêng của âm nhạc quan họ, rất đặc trưng và cần phải có module riêng để số hóa những chi tiết nghệ thuật biểu diễn này. Như trên đã trình bày một phần, dàn nhạc trong quan họ chỉ được hình thành từ nửa cuối thế kỷ XX, quan họ cổ không sử dụng nhạc cụ hòa tấu mà chỉ có hát đối đáp theo hình thức hát thính phòng. Sau này, khi nghệ thuật quan họ được trình diễn trên sân khấu chuyên nghiệp thì dàn nhạc được bổ sung vào để hiện đại hóa nghệ thuật hát quan họ, cũng là để nghệ thuật này phù hợp thị hiếu thẩm mĩ của khán giả đương đại.
Như vậy, toàn bộ nội dung trên sẽ được ứng dụng công nghệ thông tin để bảo tồn và quảng bá một cách đầy đủ, chi tiêt́ nghệ thuật biểu diễn quan họ. Từng chương trình biểu diễn, không gian biểu diễn, các kỹ thuật biểu diễn của quan họ sẽ được bảo tồn một cách toàn diện trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, bao gồm hoạt động số hóa và ứng dụng các phần mềm công nghệ cao cấp khác đê xử lý vấn đề này.
2.2. Xây dựng các module
Để ứng dụng công nghệ thông tin vào bảo tồn và giới thiệu nghệ thuật hát quan họ, sau khi xác định các nội dung nghệ thuật cần bảo tồn, giới thiệu, chúng ta sẽ thực hiện xây dựng các module, từ module lưu trữ tài liệu văn hóa và lịch sử quan họ cho đến các module riêng cho mỗi chương trình, mỗi bàn hát, phần biểu diễn nhạc cụ.
Sơ đồ mô phỏng Module ứng dụng công nghệ thông tin bảo tồn quan họ
Trên đây là các module cơ bản, chúng ta có thể sẽ bổ sung, tạo ra những module chi tiết khác cho những chi tiết nghệ thuật phức tạp trong quá trình xử lý kỹ thuật, phụ thuộc để lưu trữ toàn bộ giá trị đặc trưng của nghệ thuật quan họ.
Các module trên đã bao chứa những thông tin, nội dung và hình thức cơ bản của nghệ thuật hát quan họ mà sau khi khán giả truy cập vào các module thì họ sẽ có thểhiểu những nội dung nghệ thuật cơ bản của quan họ. Những người quan tâm đến nghệ thuật hát quan họ có thể nghiên cứu những chi tiết khác nhau về nghệ thuật hát quan họ khi họ tìm hiểu từng module cụ thể.
2.3. Các công nghệ được ứng dụng
Để ứng dụng công nghệ thông tin vào số hóa hát quan họ của người, chúng tôi sử dụng các loại công nghệ theo bảng sau:
Bảng 1. Các phần mềm trong công nghệ thông tin được sử dụng trong bảo tồn quan họ
Đây là những phần mềm thuộc công nghệ thông tin quan trọng mà chúng ta sử dụng để thực hiện bảo tồn và quảng bá nghệ thuật hát quan họ. Những phần mềm công nghệ này cho phép chúng ta bảo tồn cả những nội dung nghệ thuật dưới dạng vật thể (nhạc cụ để biểu diễn, trang phục biểu diễn, các đạo cụ để biểu diễn quan họ) cho tới di sản phi vật thể (giai điệu âm nhạc và các kỹ thuật hát, biêủ diễn của dàn nhạc), các không gian biểu diễn của nghệ thuật quan họ.
2.4. Quy trình ứng dụng công nghệ thông tin vào bảo tồn nghệ thuật quan họ
Để thực hiện một dự án ứng dụng công nghệ thông tin nói chung, công nghệ số nói riêng để bảo tồn nghệ thuật hát quan họ, người nghiên cứu cần có một chương trình chi tiết, ở đó bao gồm cả kịch bản, các nội dung công việc cần làm và từng hoạt động cụ thể cho từng yêu cầu đặt ra.
Ở đây, xây dựng kịch bản trước khi thực hành số hóa nghệ thuật quan họ là một vấn đề quan trọng. Nói cách khác, xây dựng một kịch bản tốt, chất lượng sẽ giúp mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin để bảo tồn nghệ thuật này một cách thành công. Trong quy trình này, bên cạnh kịch bản, các nội dung khác cũng cần chi tiêt́ để không gặp phải vấn đề nhầm lẫn trong quá trình thực hiện các quy trình liên quan.
2.5. Một số thảo luận
Câu hỏi đặt ra là vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa di sản văn hóa đã được nhiều quốc gia trên thếgiới quan tâm thực hiện chưa? Và câu trả lời là đã có nhiều dự án, công trình nghiên cứu quan tâm vấn đề này và thực hiện những thập kỷ gần đây. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo tồn di sản vật thể, bao gồm: chùa, đền, các loại tượng cũng như nhiều vật thể cổ xưa. Nói cách khác, công nghệ thông tin, trong đó có công nghệ số, đang có vai trò quan trọng trong các mặt của đời sống xã hội hiện đại, là một phương tiện đểliên kết con người với con người, liên kết giữa các nền văn hóa, các sắc tộc lại với nhau.
Bảng 2. Quy trình và hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
Ở đây, đối với nghệ thuật phi vật thể nói chung, nghệ thuật quan họ nói riêng, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin cần được xem xét là một phương pháp tiếp cận ưu tiên, cần nhanh chóng thực hiện. Lợi ích mà công nghệ thông tin mang lại đối với hoạt động bảo tồn và giới thiệu di sản nghệ thuật biểu diễn quan họ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Hướng nghiên cứu này còn tạo ra tính đột phá trong việc sử dụng công nghệ thông tin cũng như công nghệ số để bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là, việc ứng dụng công nghệ thông tin phải được thực hiện theo phương pháp tiêṕ cận liên ngành, giữa công nghệ và di sản hoặc nghệ thuật học. Nói cách khác, một chuyên gia thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ khó có thểthực hiện số hóa một loại hình nghệ thuật và ngược lại, một nghệ sĩ, một nhà nghiên cứu hát quan họ khó có thể thực hiện số hóa nghệ thuật này bởi vì người thực hiện mỗi lĩnh vực này phải có chuyên môn sâu mà người thực hiện được đào tạo. Do đó, sử dụng phương pháp liên ngành đểnghiên cứu, bảo tồn và giới thiệu nghệ thuật quan họ và nghệ thuật truyền thống Việt Nam hiện nay là một phương pháp cần đẩy mạnh thực hiện.
Vấn đề khác cần bình luận là, trong khi nghệ thuật quan họ đã có một số nội dung không còn phù hợp với đời sống nghệ thuật đương đại, vậy thì việc ứng dụng công nghệ thông tin đểbảo tồn nghệ thuật này có mang lại giá trị nổi bật? Câu trả lời là: Một di sản văn hóa đã mang yếu tố bác học như quan họ thì nó là một sự tổng kết đặc điểm của một nền văn hóa nhiều thế kỷ. Để giới thiệu bản sắc của một dân tộc thông qua một loại hình nghệ thuật sẽ rất quan trọng đểcác dân tộc, các quôć gia tiêń lại gần nhau hơn. Và ứng dụng công nghệ thông tin phải là một chiến lược mang lại nhiều thuận lợi để các giá trị văn hóa của Bắc Ninh, Bắc Giang nói riêng, Việt Nam nói chung được giới thiệu nhanh hơn tới bạn bè, cộng đồng quốc tế.
3. Kết luận
Nghệ thuật hát quan họ của Việt Nam đã trở thành di sản phi vật thểđại diện của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Loại hình nghệ thuật này hiện tại còn đang được duy trì trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư khu vực tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang của Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, nghệ thuật quan họ đã được nhiều công trình nghiên cứu quan tâm, thực hiện. Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu đó chỉ là những mô tả, nghiên cứu cơ bản và xuất bản thành sách sau đó bảo tồn trong các thư viện. Một số dự án thì được sốhóa dưới dạng video và lưu trữ dưới hình thức CD, DVD. Chưa có những nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để bảo tồn nghệ thuật quan họ một cách toàn diện, đầy đủ. Do đó, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để bảo tồn và giới thiệu nghệ thuật quan họ là một hướng đi sẽ tạo bước đột phá đểđưa di sản quan họ phát triên̉ mạnh trong cộng đồng người Việt Nam ở trong nước và trên thế giới. Đây cũng là phương pháp giúp cho nghệ thuật quan họ hồi sinh và phát triển mạnh trở lại trong đời sống văn hóa Việt Nam đương đại. Các công nghệ 3D, 360 độ, công nghệ slow motion, phần mềm chép nhạc và các phần mềm hiện đại khác sẽ là sự lựa chọn ưu thếvà mang lại hiệu quả cao để bảo tồn và giới thiệu quan họ đêń mỗi người dân và các nhà nghiên cứu, những người quan tâm và muốn thưởng thức nghệ thuật quan họ của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Trọng Ánh (2004), Âm nhạc quan họ, Viện Âm nhạc.
2. A Public Trust at Risk: Findings of the Heritage Health Index. 2007. Video. https://www.loc.gov/item/webcast-5252/.
3. CyArk 2018: Taos Pueblo - LiDAR - Terrestrial, Photogrammetry. Collected by Nolte Engineering, URC Ventures, CyArk. Distributed by Open Heritage 3D, https://doi.org/10.26301/yva5-pc90.
4. Hà Chí Cường (2018), Biến đổi của văn hoá quan họ Bắc Ninh trong thời kỳ hiện nay, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
5. Lê Danh Khiêm (Chủ biên), Hoắc Công Huynh, Lê Thị Chung (2006), Không gian văn hóa quan họ, Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh.
6. Nguyễn Đình Lâm: “Đầu xuân tìm hiểu một canh hát quan họ”, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 4/2014, tr. 72-74.
7. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995-2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa.
8. Muriel Foulonneau: “Recherche et numérisation du patrimoine en Europe”, dans Document numérique 2003/3-4 (Vol. 7), p. 179-189.
9. Nhiều tác giả (2000), Một số vấn đề về văn hóa quan họ, Trung tâm văn hóa quan họ Bắc Ninh.
10. Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý (1978), Quan họ - nguồn gốc và quá trình phát triển, NXB Khoa học xã hội.
11. Trần Linh Quý, Hồng Thao (1997), Tìm hiểu dân ca quan họ, NXB Văn hóa dân tộc.
12. Nguyễn Hùng Vĩ (2010), Hai chữ quan họ trong thư tịch cổ, http://baotangnhanhoc. org/vi/bai-nghien-cu-lch-s/592- truy cập 25/3/2015.
13. Hoàng Phê (Chủ biên, 1997), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
14. Trần Linh Quý, Hồng Thao (1997), Tìm hiểu dân ca quan họ, NXB Văn hóa dân tộc.
15. Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Tú Ngọc, Nguyễn Viêm (1962), Dân ca quan họ Bắc Ninh, NXB Văn hóa Mỹ thuật - Viện Văn hóa.
Chú thích:
1 Nguyễn Đình Lâm: “Đầu xuân tìm hiểu một canh hát quan họ”, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 4/2014, tr. 72-74.
2 Dẫn theo Hà Chí Cường (2018), Biến đổi của văn hoá Quan họ Bắc Ninh trong thời kỳ hiện nay, Luận án Tiến sĩ Văn hoá học, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.
3 Lê Danh Khiêm (Chủ biên), Hoắc Công Huynh, Lê Thị Chung (2006), Không gian văn hóa quan họ, Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh, tr. 53.
4 Nguyễn Hùng Vĩ (2010): Hai chữ quan họ trong thư tịch cổ, http://baotangnhanhoc.org/vi/bai-nghiencu-lch-s/592- truy cập 25/3/2015.
5 Hoàng Phê (Chủ biên, 1997), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr. 711.
6 Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995-2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa, tập 3, 2002, tr. 577.
7 Nhiều tác giả (2000), Một số vấn đề về văn hóa quan họ, Trung tâm văn hóa quan họ Bắc Ninh, tr. 53.
8 Lê Danh Khiêm (Chủ biên), Hoắc Công Huynh, Lê Thị Chung (2006), Không gian văn hóa quan họ, Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh, tr. 5.
9 Hà Chí Cường (2018), Biến đổi của văn hoá quan họ Bắc Ninh trong thời kỳ hiện nay, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tr. 36.
10, 11 Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Tú Ngọc, Nguyễn Viêm (1962), Dân ca quan họ Bắc Ninh, NXB Văn hóa Mỹ thuật - Viện Văn hóa, tr. 37-40, 22-36.
12 Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý (1978), Quan họ - nguồn gốc và quá trình phát triển, NXB Khoa học xã hội, tr. 30-35, 175-188; Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Tú Ngọc, Nguyễn Viêm (1962), Sđd, tr. 37-40.