Những năm gần đây, khái niệm không gian văn hóa xuất hiện khá phổ biến trên các diễn đàn học thuật cũng như trong các công trình nghiên cứu của giới khoa học xã hội Việt Nam. Xu hướng này hẳn ít nhiêù liên quan đêń một thực tếhiên̉ nhiên: chúng ta luôn đôí diện và tồn tại trong các kiểu không gian văn hóa khác nhau. Trong tham vọng xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là “đầu tàu” về kinh tế, Đảng và nhân dân thành phố luôn mong muốn xây dựng một không gian văn hóa của thành phố theo hướng “văn minh, hiện đại, nghĩa tình”… như đã từng đưa ra trong nhiều năm qua và hơn nữa, trở thành không gian văn hóa xứng với tên của Bác Hồ kính yêu, xây dựng “không gian văn hóa Hồ Chí Minh”. Nhưng yêu cầu nhất thiết, không thể bỏ qua là phải có một định hình, tốt nhất là có một mô hình về không gian văn hóa để xây dựng hoặc chí ít phải có những định hướng về mặt tư tưởng, quan điểm; hiểu biết lý thuyết… dẫn đường cho công việc xây dựng “không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trong thực tế đời sống. Điều đó còn cần có những ý kiến nhìn nhận từ góc độ khách quan khoa học, từ điều kiện cụ thể (cơ sở thực tiễn) và kể cả những đánh giá ban đầu về văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để góp phần định hướng cho công việc xây dựng.
Bài viết này sẽ đưa ra vài đóng góp từ góc tiếp cận lý thuyết và góc tiếp cận thực tiễn qua mô hình “không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được UNESCO ghi danh là “kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại” (năm 2005). Từ đây, xác định vai trò và phát huy âm nhạc trong xây dựng không gian văn hóa, “không gian văn hóa Hồ Chí Minh” (KGVHHCM) ở Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Không gian văn hóa
Cũng như tính trừu tượng, đa nghĩa của bản thân khái niệm “không gian”, không gian văn hóa là một khái niệm khá phức tạp. Khái niệm không gian văn hóa có thể biểu đạt một không gian vật lý, theo cách mà Từ điển tiếng Việt phổ thông nêu: “Khoảng không bao trùm mọi vật xung quanh con người”1, chẳng hạn một ngôi nhà – nơi mỗi người sinh ra và lớn lên hoặc là một không gian mang tính ân̉ dụ (metaphorical) như thế giới internet – không gian mạng.
Trong Điều 2, Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO, không gian văn hóa cũng là một di sản phi vật thể: “Di sản văn hóa phi vật thể là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng cũng như những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người không ngừng tái tạo đểthích nghi với môi trường, với mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ sự tôn trọng đôí với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người”. Được liệt kê trong danh sách các di sản phi vật thể, không gian văn hóa theo UNESCO có ý nghĩa không chỉ là một khoảng “khí quyển” của các vật thể mà còn bao gồm các mối quan hệ với các thành tố liên quan tạo nên: quan niệm về nhân sinh của cộng đồng; các hoạt động tôn giáo, hoạt động lễ thức đời người, hoạt động đời sống sinh hoạt; các mạng lưới tổ chức/ thiết chế xã hội như luật tục, phong tục - tập quán, luật... Các nhân tố vừa nêu kết hợp với nhau để hình thành nên các ranh giới văn hóa vô hình (invisible boundaries) khuôn định nên bản sắc (identity) của cộng đồng và từng cá nhân tôǹ tại trong đó. Khi một cá nhân di chuyển ra khỏi khí quyển này để chuyển sang một không gian khác thì anh ta có thể đối diện với những cú sốc văn hóa (cultural shock) và phải tìm cách thích nghi với văn hóa mới. Như vậy, theo quan niệm này, không gian văn hóa được nhận thức như là môi trường xác định bản sắc văn hóa của những con người sống trong đó và của mỗi cá nhân.
Quan điểm của giới học giả Việt Nam về khái niệm không gian văn hóa không có nhiêù điêm̉ khác so với UNESCO hoặc các học giả phương Tây. Theo Ngô Đức Thịnh, có thể hiêủ không gian văn hóa trên 2 cấp độ: cụ thể và trừu tượng. Trong ý nghĩa cụ thể, không gian văn hóa là một không gian địa lý xác định mà ở đó, một hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hóa nảy sinh, tồn tại, biêń đôỉ và liên kết với nhau như một hệ thống. Trong ý nghĩa trừu tượng, không gian văn hóa là một “trường” (mượn khái niệm trường của vật lý) bao chứa một hiện tượng hay tổ hợp các hiện tượng (một nền văn hóa tộc người, quốc gia hay khu vực) có khả năng tiếp nhận và lan tỏa (ảnh hưởng), tạo cho nêǹ văn hóa đó một không gian rộng hay hẹp khác nhau2. Ngoài ra, khái niệm không gian văn hóa còn hàm chỉ một không gian trong đó tồn tại các hình thức văn hóa, về cơ bản là thống nhất , tương đồng...
Tựu trung lại, ở phương diện trừu tượng, không gian văn hóa bao hàm những thành tố văn hóa vật thể và phi vật thể, các hình thức văn hóa thống nhất và có bản sắc riêng về nhân sinh quan, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động đời sống xã hội… dựa trên những thiết chế văn hóa của hệ thống quản lý nhà nước. Với tư cách là “văn hóa”, không gian văn hóa có vai trò và ý nghĩa to lớn đôí với cộng đồng, như: phản ánh lịch sử, thể hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan, kêt́ nối cộng đồng; thể hiện hệ thống tín ngưỡng, tâm thức của cộng đồng; và có vai trò trong giáo dục, sự tiêṕ nối và bản sắc của cộng đồng3.
Mỗi sáng tạo văn hóa vật thể đều hàm chứa những biểu hiện của các giá trị văn hóa phi vật thể và ngược lại. Các không gian vật thểlà nơi tổchức các hoạt động lễ hội, sinh hoạt, trình diễn các loại hình nghệ thuật, trò chơi đều hàm chứa những sáng tạo phi vật thể cũng như tư tưởng, nhân sinh quan, lối ứng xử – cách sống và xu hướng thẩm mĩ, đạo đức, văn hóa. Các hiện vật vật thể như: nhà hát, quảng trường, đền đài, tranh - tượng… đều chứa đựng những tri thức, kỹ năng sáng tạo vật thể cũng như phi vật thể, đều là một thành tố/ một phần của không gian văn hóa. Như vậy, mỗi một thành tố trong không gian văn hóa (hiểu theo nghĩa vật thể) đều chứa đựng hai yếu tốvật thểvà phi vật thể đan quyện vào nhau, lưu giữ, biểu hiện những giá trị tinh thần và tri thức quý giá của cộng đồng. Nói cách khác, các yếu tố vật thể và phi vật thể là hai thành phần không thể tách rời của một không gian văn hóa.
Tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng các định nghĩa vềkhông gian văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam vẫn có một số điểm chung, không gian văn hóa là sự kết hợp cả yếu tố vật thể và phi vật thể. Về đại thể, khái niệm không gian văn hóa chứa đựng các ý nghĩa sau đây:
- Một không gian địa lý/ lãnh thổ xác định. Phạm vi của không gian có thểrộng, hẹp khác nhau tùy vào bối cảnh cụ thể.
- Trên không gian địa lý ấy tồn tại một hay nhiều cộng đồng dân cư có chung nguồn gốc hay có mối liên hệ mật thiết với nhau qua quá trình khai phá đất đai, qua hợp tác sản xuất và bảo vệ các quyền lợi chung, qua hoạt động xây dựng quan hệ xã hội, qua các sự kiện mang tính cộng đồng, qua việc xác tín các chuân̉ mực chung của đời sống tập thể (biểu hiện trong luật tục hay hương ước và ngày nay là luật).
- Từ góc độ vật chất/ vật lý, không gian văn hóa là nơi tồn tại những sáng tạo của cộng đồng, thể hiện ứng xử của cộng đồng đó với điều kiện tự nhiên, lao động sinh tồn. Điều quan trọng là cộng đồng dân cư trên không gian địa lý ấy đã sáng tạo nên một lối sống, một nếp sống chung, trong đó có thể nổi lên một kiêủ loại văn hóa tiêu biểu, đặc sắc, làm nên “cái hồn” cho không gian văn hóa. Ở Việt Nam, các không gian văn hóa tiêu biểu đều gắn liền với một kiểu loại văn hóa cụ thể. Chẳng hạn: dân ca quan họ là linh hồn của không gian văn hóa Kinh Bắc, dân ca ví - giặm là linh hồn của không gian văn hóa Nghệ - Tĩnh, nghệ thuật cồng chiêng hay nghệ thuật diễn xướng sử thi là linh hồn của không gian văn hóa Tây Nguyên...
Ngoài ra, diện mạo của một không gian văn hóa còn bị quy định bởi quá trình tiếp xúc - giao lưu văn hóa giữa các nhóm xã hội, sự lựa chọn tiếp thu và biến đổi của các cộng đồng. Các không gian văn hóa không nhất thành bất biến mà vận động theo thời gian. Sự thay đổi của không gian văn hóa được kích hoạt bởi các nguyên nhân bên ngoài và bên trong: điều kiện chính trị, kinh tế, tự nhiên – môi trường, nhu câù phát triển của cộng đồng... Sự biến đổi không gian văn hóa còn tùy thuộc vào nhà nước và các chính sách can thiệp của nhà nước, sự hình thành thị trường kinh tế toàn cầu với vai trò chi phối của các công ty xuyên quốc gia, hoạt động của các tổ chức phát triển cộng đồng, các làn sóng di dân dẫn đến những xáo trộn về môi trường và xã hội ở thời đại hiện nay. Dĩ nhiên, khi không gian văn hóa thay đổi thì lối sống của cộng đồng chủ thể cũng thay đổi theo, thậm chí trong không ít trường hợp, do không gian văn hóa bị xáo trộn đột ngột, cộng đồng chủ thể đã mất khả năng đề kháng, thích nghi và nhanh chóng bị cuốn theo các chuẩn mực của văn hóa mới.
2. Âm nhạc (cồng chiêng) trong không gian văn hóa các dân tộc Tây Nguyên
Một không gian văn hóa được kiến tạo bởi nhiều nhân tố khác nhau. Trước hết, bất kỳ không gian văn hóa nào cũng gắn liền với một môi trường tự nhiên và một tập quán sản xuất nhất định. Điều kiện tự nhiên cùng với ứng xử với tự nhiên; các hoạt động sản xuất – lao động sinh tồn tương ứng đã ảnh hưởng sâu đậm đến tư duy, nhận thức và nếp sống của con người trong mỗi vùng. Chẳng hạn môi trường tự nhiên cao nguyên với thực vật, động vật và chế độ canh tác nương rẫy chính là nền tảng tự nhiên - kinh tếcủa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội cũng quy định diện mạo của một không gian văn hóa, mà cụ thể là quy định cơ chế sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của con người. Đơn cử, trong xã hội Tây Nguyên cổtruyền, các tộc người còn ở trình độ phát triển tiền giai cấp, nhà nước chưa xuất hiện, buôn làng là đơn vị xã hội cơ bản nhât́ cho nên không gian văn hóa Tây Nguyên mang tính cộng đồng rất cao, cả mặt sáng tạo lẫn hưởng thụ, nhưng chính tính cộng đồng ấy đã tạo một giềng mối tốt đẹp giúp cộng đồng gắn bó nhau, cùng nhau vượt qua thiên tai, địch họa; “ổn định”, “phát triển” bằng các luật tục, phong tục và luật tục là giềng mối quản lý/ phương pháp điều hành xã hội. Ngược lại, xã hội người Việt ở đồng bằng Miền Bắc, Trung hay Nam đều có những ứng xử khác nhau dù cùng trình độ phát triển hoặc tính chất xã hội. Quá trình sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của mỗi cộng đồng tại một vùng địa lý cụ thể không giống như những vùng khác, bị chi phối bởi tự nhiên, hoạt động lao động, phương cách sản xuất, sinh tồn và xu hướng thẩm mĩ của các giai tầng trong xã hội. Truyền thống văn hóa tộc người cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành diện mạo của một không gian văn hóa. Mỗi tộc người, cộng đồng người có một truyền thống văn hóa riêng và tính riêng này được phản ánh trong không gian văn hóa của họ. Truyền thống văn hóa của một vùng đôi khi chính là bản sắc của không gian văn hóa vùng đất đó.
Cồng chiêng được xem là biểu tượng của văn hóa Tây Nguyên, “không gian văn hóa cồng chiêng”. Nhưng trong chừng mực của một nhạc cụ, với những chức năng của một loại hình nghệ thuật, cồng chiêng không chỉ dừng ở tính biểu tượng văn hóa. Theo 10 Functions of music của Alan B. Merriam4, âm nhạc nói chung, nhạc cụ cồng chiêng nói riêng có những chức năng mà qua đó không chỉ là một thành tố thụ động trong không gian văn hóa mà còn đóng góp một cách chủ động để hình thành không gian văn hóa có bản sắc, đặc điểm riêng (identity).
Về chức năng, âm nhạc cồng chiêng thể hiện cả 10 chức năng theo quan điểm của Merriam. Âm nhạc không chỉ thể hiện lòng tôn kính, cảm xúc ngưỡng vọng trước thần linh; là âm thanh của lễ hội cộng đồng nên mọi người thưởng thức với niềm hứng khởi; là âm nhạc trong hội hè đình đám vui chơi và họ thay nhau diễn tấu và khoe khả năng diễn tấu… Âm thanh cồng chiêng là ngôn ngữ giao tiếp của cộng đồng, âm thanh vang lên, mọi người hiểu đó là tín hiệu để những người trong cộng đồng trao đổi thông tin, người trong cộng đồng nhận ra nhau bởi âm thanh quen thuộc, giai điệu quen thuộc. Âm thanh cồng chiêng còn là chuẩn mực xã hội mà mọi người trong cộng đồng tuân thủ, không ai có thể sử dụng chiêng ngoài nghi lễ hay hội hè của cộng đồng, chỗ treo hay đặt cồng chiêng luôn là vị trí trang trọng trong nhà hoặc nhà rông, nhà cộng đồng. Âm nhạc vang lên, mọi người đều khép mình vào truyền thống…
Hơn nữa, cồng chiêng ở Tây Nguyên chỉ được sử dụng trong các nghi lễ cộng đồng, những nghi lễ thể hiện tín ngưỡng sơ khai, nghi lễ vòng đời cây trồng (lễ cúng bến nước, cúng mở đất, cúng trẩy hạt, cúng mừng cơm mới…), nghi lễ đời người (sinh – lễ đặt tên, cưới, tang – lễ bỏ mả). Âm thanh cồng chiêng vang lên đại diện cho lời giao tiếp thần linh, biểu hiện của thần linh chứng giám, ghi nhận lòng thành, là sức mạnh cho con người, là biểu thị sự “chứng giám”, ủng hộ và thành toàn (những mong ước) cho con người. Cồng chiêng biểu tượng cho tổ chức xã hội, như: bộ chiêng chỉ bao gồm chiêng bà, chiêng mẹ, chiêng dì, chiêng con gái của xã hội mẫu hệ; bộ chiêng chỉ cho phép đàn ông sử dụng của cộng đồng trọng nam - phụ hệ. Cồng chiêng còn là giá trị kinh tế trong đời sống xã hội, là biểu tượng và hiện thực của sức mạnh vật chất, thể hiện năng lực và sự khéo léo, dũng mãnh của người sử dụng… Trong đời sống hiện nay, âm nhạc cồng chiêng là phương tiện gìn giữ, lưu truyền văn hóa dân tộc, đóng góp cho sự lưu giữ truyền thống văn hóa cổ truyền. Hơn thế nữa, âm thanh cồng chiêng linh thiêng như một giềng mối níu giữ mỗi người trong khuôn khổ của luật tục, tập hợp mọi người trong cộng đồng dưới một tôn chỉ… UNESCO ghi danh “không gian văn hóa cồng chiêng” là ghi danh giá trị vật chất và tinh thần của cồng chiêng cùng với những tác động thực tế của nó trong đời sống cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Trong “không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, khó có một thể loại âm nhạc nào có thể thay được vị trí của âm nhạc cồng chiêng trong đời sống người Tây Nguyên. Nhưng trong xu thế toàn cầu hóa, sự thay đổi điều kiện kinh tế, lao động sản xuất cũng như tín ngưỡng (rất nhiều người ở Tây Nguyên đang chuyển từ tín ngưỡng đa thần thân tộc sang độc thần mới du nhập như Tin Lành, Công Giáo), âm nhạc cồng chiêng hiện đối với người dân Tây Nguyên đã mất dần vị thế. Nhiều thể loại âm nhạc đã thay thế, cung cấp cho người dân phương tiện giải trí, cảm xúc… Người dân Tây Nguyên trong đời sống mới đã nhanh chóng tiếp cận với âm nhạc phương Tây, nhạc của người Kinh với nhạc trẻ… Nhiều ca khúc mang “âm hưởng” âm nhạc Tây Nguyên đã ra đời làm thay đổi thẩm mĩ thưởng thức cũng như sáng tạo nghệ thuật của nhiều người trong cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, nhất là giới trẻ. Do vậy, “không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đang được UNESCO báo động và đưa vào danh sách “di sản cần được bảo vệ”…
3. Âm nhạc trong không gian văn hóa Hồ Chí Minh
Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, đã xác định phương hướng: “Xây dựng TP. HCM trở thành một không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nơi tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hiện hữu thường xuyên, trở thành tài sản tinh thần, giá trị văn hóa đặc trưng của người dân, cán bộ, đảng viên của thành phố mang tên Bác”. Điều này có nghĩa rằng tại địa bàn TP. HCM sẽ xây dựng một không gian văn hóa mang tên Hồ Chí Minh với những đặc điểm, tính chất, giá trị riêng, gắn liền với các đặc điểm, tính chất, giá trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh (về tư tưởng, đạo đức, phong cách…) và của người dân thành phố mang tên Bác. Tức là trên cơ sở đặc điểm về điều kiện kinh tế, văn hóa, lịch sử, tập quán… của mình, người dân TP. HCM sẽ học tập và phát triển các nét đặc sắc về tư tưởng, đạo đức, phong cách… của Chủ tịch Hồ Chí Minh để trở thành giá trị riêng mang bản sắc của người dân thành phố5.
Là một trung tâm giao thương, nơi hội tụ nhiều cộng đồng người đến từ nhiều nơi khác nhau, có tâm thức và tâm thế văn hóa khác nhau, ứng xử văn hóa khác nhau, TP. HCM có tham vọng xây dựng một “không gian văn hóa Hồ Chí Minh” (KGVHHCM). Đó là một ý tưởng to lớn. Theo định hướng của Đảng, với những yêu cầu “thể hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan, có yếu tố kết nối cộng đồng; thể hiện hệ thống tín ngưỡng, tâm thức của cộng đồng”, “một không gian văn hóa với nhiều hình thức tồn tại nhưng có tính thống nhất, tương đồng”… đối với điều kiện hiện tại của TP. HCM quả là việc không dễ. Mặt khác, xuyên qua biểu tượng cồng chiêng đối với không gian văn hóa Tây Nguyên, tìm một biểu tượng âm nhạc cho KGVHHCM càng không dễ dàng. Trong các hình thái ý thức xã hội, nghệ thuật có thể tạo một bản sắc văn hóa cho một cộng đồng, một không gian văn hóa nhưng đậm đặc, mang tính đại diện như một biểu tượng bởi một loại hình nghệ thuật là âm nhạc cồng chiêng sẽ không có nhiều, nếu không nói là hiếm có.
Đối với xây dựng KGVHHCM, vai trò của âm nhạc có thể được nhận thức từ giá trị vật chất và tinh thần cùng với các chức năng của âm nhạc. Âm nhạc sẽ được sáng tạo nhằm thể hiện một nhân sinh quan, một lối sống, một phong cách ứng xử chung, trong đó có thể nổi lên một kiểu loại văn hóa tiêu biểu, đặc sắc, làm nên “cái hồn” cho không gian văn hóa. Âm nhạc đóng vai trò không chỉ là món ăn tinh thần (giải trí, thể hiện cảm xúc…) mà còn hơn thế nữa. Trong đời sống ngày nay, những tác động của âm nhạc đối với con người là khó có thể đo đếm. Âm nhạc EDM, nhạc Rab, nhạc “Underground”… cùng với trang phục, kiểu tóc, cách ứng xử, hành vi tương thích với những loại nhạc này đang khiến cho một bộ phận giới trẻ thành phố thay đổi nhân cách theo chiều hướng lệch chuẩn, khó chấp nhận. Nhưng những thể loại âm nhạc này đang chiếm số lượng lớn trong hoạt động âm nhạc tại TP. HCM. Lấy đó là biểu tượng âm nhạc cho không gian văn hóa TP. HCM là không thể chấp nhận. Vai trò của âm nhạc trong không gian văn hóa của TP. HCM đã, đang có nhiều “vấn đề”, mà để xây dựng một “không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại TP. HCM là một việc to lớn, có nhiều điều phải nghiên cứu, đối với âm nhạc, càng có nhiều vấn đề cần giải quyết.
Để dung hòa giữa cái mong muốn và cái hiện thực âm nhạc trong không gian văn hóa TP. HCM, có thể cần một gợi ý nào đó cho việc xây dựng KGVHHCM mà ở đó, âm nhạc là một biểu tượng, đó chính là xác định lại vai trò âm nhạc trong không gian văn hóa thành phố. Trước đây, trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, TP. HCM là điểm xuất phát của phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” của sinh viên, học sinh. Từ phong trào này, âm nhạc, hát cũng là vũ khí sắc bén để chiến đấu chống kẻ thù xâm lược và tay sai6. Khi cuộc chiến tranh chống Mĩ kết thúc, Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng) cũng là ca khúc mang đến một nét mới của thành phố Sài Gòn vừa bước ra khỏi cái bóng hào nhoáng “Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi!” (Y Vân). TP. HCM còn để lại hình ảnh nghĩa tình, biết hi sinh vì mọi người một cách hết sức “thanh niên”: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?…” (ca khúc Một đời người, một rừng cây của Trần Long Ẩn)… Âm nhạc thôi thúc thanh niên thành phố lên đường trong những ngày chiến tranh biên giới Tây Nam khốc liệt với Ngày mai anh lên đường (nhạc: Thanh Trúc, lời: Lê Giang) hay trên mặt trận xây dựng là Trị An âm vang mùa xuân (Tôn Thất Lập), Mùa xuân trên những giếng dầu (Phạm Minh Tuấn)… Những ca khúc trẻ ấy đã đóng một vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần và vật chất của thành phố, tạo nét son, mang tính biểu tượng cho âm nhạc và văn hóa TP. HCM.
Mặc dù được mệnh danh là “cái nôi” của nhạc trẻ Việt nhưng sau những bài hát tạo nên một chân dung thành phố “trẻ”, những ca khúc sau này vẫn chưa thoát ra khỏi cái bóng của những bài hát ấy. Có phải những ca khúc trẻ trước đây đã tạo nên cái hồn âm nhạc cho TP. HCM, nay vẫn chưa tìm thấy lại chính mình? Trong KGVHHCM, về hình thức, nhạc trẻ góp vào dung mạo chung yếu tố năng động, sôi nổi, mạnh mẽ và trẻ của bản sắc thành phố. Sau nội dung âm nhạc đầy tính tiên phong, say mê cống hiến sức trẻ đó, giới âm nhạc TP. HCM không nên dừng lại.
Yếu tố “trẻ” còn ở sự sáng tạo không ngừng. Cái mới mạnh mẽ, trẻ trung vẫn luôn là điểm riêng, bản sắc của âm nhạc TP. HCM. Trong không gian văn hóa TP. HCM, mỗi sáng tạo âm nhạc sẽ góp phần tạo nên dung mạo chung và nhất thiết phải là sự mới mẻ, sáng tạo. Sức trẻ không dừng lại trong một hình thức/ thể loại âm nhạc nào mà cần được phát huy trong tất cả các thể loại âm nhạc, từ kinh viện đến dân gian, từ môi trường âm nhạc chuyên nghiệp đến âm nhạc đại chúng. Điểm quan trọng là sức trẻ ấy trong sáng tạo, dám nghĩ, dám thể hiện trong những tác phẩm khác nhau với những điểm mới, trẻ với ngôn ngữ mới và trẻ. TP. HCM cần cổ vũ cho yếu tố “trẻ” trong sáng tác âm nhạc, TP. HCM cần là nơi mở rộng cửa đón những sáng tạo mới mẻ, là môi trường thể nghiệm của những ý tưởng trẻ, mới.
Sức trẻ là biểu tượng của âm nhạc trong không gian văn hóa TP. HCM, có vai trò trong giáo dục, thể hiện đặc trưng và bản sắc của cộng đồng, bao gồm tất cả hình thức/ thể loại âm nhạc, sức trẻ thể hiện trong cách thể hiện, phương thức sáng tác, ngôn ngữ sáng tác… Không nên chỉ đơn giản hiểu “sức trẻ” chỉ có thể biểu thị trong “nhạc trẻ”. Đặc trưng này có thể biểu thị ngay trong hình thức âm nhạc, hòa âm, giai điệu, tiết tấu… của một bản giao hưởng hoặc trong một ca khúc.
Để trở thành một biểu tượng, âm nhạc không chỉ xuất hiện trong một vài tác phẩm mà còn cần phải trở thành một xu hướng sáng tác, một phong cách, một biểu hiện trong nhiều tác phẩm, trong một thời gian dài lâu, trở thành trào lưu, xu hướng sáng tác của nhiều tác giả và như vậy mới có thể định hình được. Điều này cũng giống như chính phong cách sống năng động của người thành phố vậy.
Ở phương diện phi vật thể, âm nhạc đóng vai trò là một thành tố của KGVHHCM. Ngược lại, KGVHHCM bao gồm các mối quan hệ với các thành tố liên quan tạo thành. Đó là nhân sinh quan, cách ứng xử của cộng đồng với tự nhiên và với nhau; các hoạt động tôn giáo, hoạt động lễ thức đời người thể hiện tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hoạt động đời sống sinh hoạt, kinh tế, chính trị, văn hóa hài hòa, được điều hành trên một hệ thống luật pháp tiến bộ, văn minh... và dựa trên nền tảng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. KGVHHCM phải là không gian văn hóa mà trong đó nhân sinh quan, cách ứng xử của cộng đồng cùng với các nhân tốkhác nhau thống nhất về bản chất, kết hợp với nhau để hình thành nên các ranh giới văn hóa riêng, có bản sắc riêng, xứng đáng với tầm vóc vĩ đại của Bác Hồ kính yêu. KGVH HCM đòi hỏi phải có sự tương thích giữa yếu tốvật thể và phi vật thể. Những công trình vật chất, không gian vật chất chứa đựng sáng tạo tinh thần và không gian phi vật chất của thành phố. Cần phải xây dựng những thiết chế văn hóa vật chất tương đồng với văn hóa phi vật chất. Khó có một KGVHHCM xuất hiện trên sự nhếch nhác vệ sinh, cơ sở hạ tầng yếu kém và âm nhạc chỉ xuất hiện ở đường phố (underground) hoặc chỉ là Rab...
5. Tạm kết
Xây dựng và được xác định là một “Không gian văn hóa” với đặc trưng riêng, bản sắc, không phải chỉ trong vài năm, trong một vài hoạt động làm thành một vài phong trào mà nên. “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” với yêu cầu có “đặc điểm, tính chất, giá trị riêng, gắn liền với các đặc điểm, tính chất, giá trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh (về tư tưởng, đạo đức, phong cách… ) và thể hiện bản sắc riêng của người dân thành phố mang tên Bác” quả là không dễ dàng, nhanh chóng mà thành hình. Đối với âm nhạc cũng vậy, “bản sắc Hồ Chí Minh” không thể được thể hiện bằng những ca khúc cổ động, hô khẩu hiệu hay minh họa cho những việc làm, cuộc đời hoạt động hay phong cách, đạo đức… của Người. Tầm vóc vĩ đại của Người không thể dễ dàng biểu đạt trong một vài tác phẩm mà phải là sự nhất quán về phong cách thể hiện, ngôn ngữ thể hiện, hình thức thể hiện… trong rất nhiều tác phẩm âm nhạc của người thành phố.
Có một người đã nói rằng: “Nếu để đại diện cho loài người về văn hóa thì bản giao hưởng số 5 của L.V. Beethoven đã đủ”. Có lẽ chúng ta cũng ước ao có tác phẩm giống như vậy đối với KGVHHCM. Tuy điều đó là chưa thành hiện thực nhưng xây dựng KGVHHCM là cách đặt vấn đề để xây dựng đời sống tinh thần và vật chất cho TP. HCM. Ở chiều ngược lại, từng yếu tố nhỏ trong không gian văn hóa, trong đó có âm nhạc, sẽ đóng một vai trò không nhỏ cho KGVHHCM, như cồng chiêng đã làm biểu tượng cho không gian văn hóa Tây Nguyên vậy. Việc xây dựng không gian này sẽ góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh và hiện đại. Đó là mong muốn của chúng ta.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Phước Hiền (2017) Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên từ góc nhìn văn hoá học, luận án Tiến sĩ ngành Văn hoá học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tô Ngọc Thanh - Nguyễn Chí Bền (2007), Hồ sơ di sản phi vật thể trình UNESCO ghi danh “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”.
Chú thích:
1 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB TP. Hồ Chí Minh, tr. 453.
2 Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc, tr. 39.
3 Theo: Nguyễn Thị Hiền (2020), Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dựa vào cộng đồng, NXB Văn hóa Dân tộc, tr. 12. Xem thêm: https://en.wikipedia.org/wiki/Cultural_heritage, 6/2019.
4 Alan P. Merriam (1964), The Anthropology of Music, NXB Northwestern University Press (tái bản lần thứ IV, 2000), tr. 210-211. 10 functions of music của Alan P. Merriam:
Biểu hiện cảm xúc (Emotional expression).
Thưởng thức thẩm mỹ (Aesthetic enjoyment).
Giải trí (Entertainment).
Giao tiếp (Communication).
Ký hiệu biểu tượng (biểu tượng trong văn bản, ký hiệu và văn hóa ý nghĩa của âm thanh) (Symbolic representation - symbols within the text, notation, and cultural meaning of the sounds).
Phản ứng thể chất (khiêu vũ và hoạt động thể chất khác) (Physical response (dancing and other physical activity).
Thực thi sự phù hợp với các chuẩn mực xã hội (hướng dẫn thông qua bài hát và vần điệu) (Enforcement of conformity to social norms (instruction through song and rhymes).
Xác nhận các tổ chức xã hội và các nghi lễ tôn giáo – sử dụng âm nhạc trong tôn giáo dịch vụ và các dịp lễ của nhà nước (Validation of social institutions and religious rituals (use of music in religious services and state occasions)
Đóng góp cho sự liên tục và ổn định của văn hóa – âm nhạc như một biểu hiện của các giá trị văn hóa (Contribution to the continuity and stability of culture (music as an expression of cultural values).
Contribution to the integration of society (use of music to bring people together) (Chuyển động cho sự tích hợp của xã hội (sử dụng âm nhạc để mang mọi người lại với nhau)
5 https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tim-hieu-ve-khonggian-van-hoa-va-khong-gian-van-hoa-ho-chi-minh1491874710, 25/4/2023
6 Xem: Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2021), “Từ lời dạy của Bác: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận…”, nhìn về phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe””, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, số 11/2021, tr. 179-186.