Sức sống bền bỉ của kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM

Sau gần nửa tháng thi diễn, Liên hoan Sân khấu TP.HCM lần I năm 2024 với chủ đề 'Khát vọng Phương Nam' chính thức khép lại với lễ trao giải vào cuối tuần qua tại Nhà hát Thành phố. Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, NSND Trịnh Thúy Mùi đánh giá: Liên hoan đã tạo ấn tượng và thành công vượt ngoài mong đợi khi các nghệ sĩ tham gia thi diễn hết mình, miệt mài sáng tạo những tác phẩm có giá trị phục vụ công chúng.

 

BTC Liên hoan trao HCV cho các nghệ sĩ xuất sắc

 Liên hoan Sân khấu TP.HCM lần I năm 2024 được tổ chức bởi UBND TP.HCM phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cùng sự tham gia của Sở VHTT, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Sân khấu TP.HCM vàcác đơn vị liên quan. Sự kiện diễn ra từ ngày 12 - 29.11, quy tụ 19 đơn vị nghệ thuật tham gia với 24 tác phẩm dự thi vàhơn 300 nghệ sĩ, diễn viên cùng các thành phần sáng tạo.

Những đổi mới rõ nét

NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở VHTT TP.HCM, đại diện Ban Tổ chức (BTC) cho biết: Các vở diễn tham gia Liên hoan có sự đa dạng về sắc màu nghệ thuật, mang lại những cảm xúc sâu sắc cho khán giả và thể hiện sức sống bền bỉ của nghệ thuật Kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM.

Một điểm khác biệt của Liên hoan lần này làcác đơn vị không biểu diễn tập trung tại một địa điểm như thường lệ. Thay vào đó, Hội đồng nghệ thuật sẽ đến trực tiếp các sân khấu để xem và đánh giá. Điều này tạo thuận lợi cho các đơn vị khi được biểu diễn trên “sân nhà”, nơi có hệ thống cảnh trí, âm thanh, ánh sáng vàkhông gian quen thuộc. Đồng thời, công tác tổ chức, dàn dựng vàbiểu diễn cũng chủ động hơn.

Việc thi diễn tại nơi hoạt động thường ngày cũng làcơ hội để cơ quan quản lý đánh giá không chỉ chất lượng vở diễn mà còn chất lượng công tác tổ chức, hoạt động của từng sân khấu. Đối với các đơn vị không có địa điểm cố định, BTC đã hỗ trợ hoàn toàn về địa điểm thi chung với các điều kiện kỹ thuật đạt chuẩn trình diễn.

Đại diện Hội đồng nghệ thuật, NSƯT Ca Lê Hồng chia sẻ, Liên hoan lần này quy tụ sự tham gia của 19 đơn vị công lập và ngoài công lập với gần 300 diễn viên, phần lớn là các nghệ sĩ trẻ. Điều này phản ánh tinh thần yêu nghề, đam mê với nghệ thuật sân khấu. Một điểm rất tích cực là ngoài các vở kịch dành cho người lớn, Liên hoan còn có đến 3 vở phục vụ khán giả nhỏ tuổi. Điều đáng ghi nhận là các vở diễn năm nay đã đẹp hơn nhờ sự tham gia của ánh sáng, cảnh trí, giúp tăng cường hiệu quả sân khấu.

Tuy nhiên, theo nhận xét của Hội đồng nghệ thuật, vẫn còn một số hạn chế trong các vở diễn. Cụ thể, có tác phẩm còn thiếu tính chất minh họa sự kiện, tình huống nhân vật thiếu hành động sân khấu. Nhiều lớp kịch thiếu sự logic, thay vì để nhân vật hành động, tác giả lại bắt nhân vật nói và giải thích, làm mất đi tính chân thực của tình huống, làm giảm tầm của tư tưởng.

NSƯT Ca Lê Hồng nhấn mạnh: “Sự ồn ào chưa phải là cao trào hay kịch tính cần thiết trên sân khấu. Những khoảng lặng đang rất thiếu trong diễn xuất trên sân khấu hiện nay, cần được các nghệ sĩ và đạo diễn lưu tâm”. Ông cũng bày tỏ mong muốn giới nghề cần có cái nhìn thẳng, thật, trúng vào những thực tế của hôm nay và cả tương lai, thay vì chỉ nhìn về quá khứ.

Khuyến khích sáng tạo và phát triển nghệ thuật sân khấu

Kết quả Liên hoan, BTC đã trao 5 HCV cho các vở: Giáng Hương (Sân khấu về khuya) của Sân khấu nghệ thuật Thiên Đăng; Lê Văn Duyệt - Người mang chín án tử của Nhàhát Kịch Idecaf; Cơn mê cuối cùng (Sân khấu Kịch Hoàng Thái Thanh); Đồng chí (Hội Sân khấu TP.HCM) và Cánh đồng rực lửa (Sân khấu Quốc Khảo). Ngoài ra, BTC còn trao 6 HCB cho vở diễn, 28 HCV và 43 HCB cho diễn viên và giải thưởng dành cho thành phần sáng tạo như: Tác giả xuất sắc, Âm nhạc xuất sắc, Thiết kế mỹ thuật xuất sắc và Thiết kế ánh sáng xuất sắc.

NSND Thanh Thúy bày tỏ: “Liên hoan khép lại nhưng chúng tôi kỳ vọng sự kiện đã mở ra một sức bật mới, niềm tin cho sân khấu kịch TP.HCM. Tình yêu của khán giả dành cho kịch nói vẫn luôn dạt dào. Chính tình yêu ấy, cùng với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ nghệ sĩ đã giúp sân khấu TP vẫn phát triển, như mạch nguồn nước mát lành nuôi dưỡng những giá trị văn hóa phong phú vàđầy dấu ấn riêng. Cơ quan quản lý luôn mong muốn tạo mọi điều kiện để khuyến khích sức sáng tạo cho đội ngũ văn nghệ sĩ. Sau Liên hoan, Sở VHTT sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức biểu diễn các vở đoạt giải cao nhằm lan tỏa những tác phẩm chất lượng đến công chúng”.

Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam Trịnh Thúy Mùi chia sẻ: “Liên hoan lần này cho thấy các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập chiếm hơn 90%. Tôi tin rằng xuất phát điểm này, mỗi nghệ sĩ và đơn vị nghệ thuật sẽ phát huy được thế mạnh của mình, rút ra những kinh nghiệm quý báu để hướng tới những giá trị nhân văn sâu sắc”.

Với chủ đề Khát vọng Phương Nam và thông điệp “Truyền lửa nghề - Giữ lửa đam mê”, Liên hoan không chỉ tôn vinh những đóng góp của giới nghề trong việc duy trì và phát triển văn hóa nghệ thuật, mà còn khích lệ các thế hệ nghệ sĩ luôn giữ vững lòng nhiệt huyết vàtình yêu với nghề. 

(Theo: baovanhoa.vn)

 

Bình luận

    Chưa có bình luận