Những tác phẩm ở Khúc giao mùa giúp người xem cảm nhận được giá trị sống giản đơn "nghệ thuật không nhất thiết phải cao siêu, chỉ như khúc giao mùa cũng đủ no một bữa".
Hoạ sĩ Nguyễn Minh Chính sử dụng chất liệu sơn dầu, mở ra không gian vô cùng rộng, từ con suối trong tới cánh đồng, từ thiên đường mây trước mặt tới vũ trụ.
Họa sĩ Ngô Bá Công giới thiệu tác phẩm về Hạ Long bằng sơn mài với nhiều khác biệt so với những tác phẩm chung đề tài. Trong khi đó, sự yêu đời, yêu người của hoạ sĩ Đỗ Dũng được thể hiện rất đáng yêu qua các tác phẩm.
Họa sĩ Đỗ Dũng mang đến những tác phẩm sơn dầu đậm chất nhà giáo, là sự khuyến thiện, diệt ác, yêu đời, yêu người. Hoạ sĩ Nguyễn Tiến Dũng giới thiệu những bức tranh sơn dầu phong cảnh ẩn chứa nhiều suy tư.
Họa sĩ Nguyễn Lương Huyên là người lớn tuổi nhất nhưng cho thấy sự sung sức sáng tạo qua những tác phẩm chứa đựng sự chín chắn, từng trải, có chiêm nghiệm, chắt lọc.
Hoạ sĩ Hà Huy Hiệp lần đầu tiên thể hiện đúng chuyên ngành điêu khắc của mình, mượn chất liệu gốm làm phương tiện để thể hiện chủ đề nữ giới, mang tính phồn thực cao.
Tác giả Nguyễn Minh Hải mang đến triển lãm những tác phẩm chất chứa nhiều nỗi niềm. Còn họa sĩ Dương Ngọc Thăng giới thiệu các tác phẩm về phong cảnh và nữ giới với bút pháp mạnh mẽ, hoạt bát, hiển hiện cái đẹp.
Nữ tác giả Vân Mây (Nguyễn Thị Vân) đưa công chúng thưởng lãm các tác phẩm sơn mài, thể hiện sự viên mãn, đủ đầy.
Tác phẩm "Sương mai" (Nguyễn Minh Chính).
Tác phẩm "Thành phố Hạ Long" (Ngô Bá Công).
Tác phẩm "Sắc thu" (Nguyễn Tiến Dũng).
Tác phẩm "Sen" (Minh Hải).
Tác phẩm "Cầu Long Biên" (Nguyễn Lương Huyên).
Tác phẩm "Miền hạnh phúc"(Đỗ Dũng).
(Theo: vietnamnet.vn)