Phụ nữ với điện ảnh

Mới đây, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức chương trình chiếu phim và giao lưu mang tên Phụ nữ với điện ảnh. Với mục đích trao đổi, thảo luận về những vùng mờ, những khoảng không còn bỏ ngỏ trong hình ảnh người phụ nữ ở địa hạt điện ảnh - lĩnh vực đầy sức gợi mở, chương trình Phụ nữ với điện ảnh gồm chuỗi hoạt động: Chiếu phim Đời cát và tọa đàm "The shapes of sand" (Những bóng hình của cát) - Người phụ nữ Việt Nam trong phim thời hậu chiến; Chiếu phi

 

Người phụ nữ Việt Nam trong phim thời hậu chiến

Tọa đàm "The shapes of sand" (Những bóng hình của cát) - Người phụ nữ Việt Nam trong phim thời hậu chiến có sự tham gia của các diễn giả: đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, TS Nguyễn Thị Thu Hà (Cục điện ảnh) và PGS.TS Phạm Thành Hưng. Dưới sự điều phối của PGS.TS Hoàng Cẩm Giang (Trưởng Bộ môn Nghệ thuật học, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), buổi tọa đàm đã diễn ra sôi nổi với những chia sẻ thú vị, bổ ích của các vị diễn giả và khách mời.

   Đời cát được đạo diễn Nguyễn Thanh Vân chuyển thể từ truyện ngắn Ba người trên sân ga của nhà văn Hữu Phương, kể về cuộc tình tay ba đầy oái oăm, trớ trêu giữa ba nhân vật. So với nguyên tác, phim có nhiều thay đổi trong những lựa chọn của người nữ, từ đó cho thấy sự tiến bộ trong quan niệm về hình tượng người phụ nữ theo đuổi hạnh phúc của chính mình. Phim không có nhiều lời thoại, nhưng chính những khoảng lặng ấy đã giúp đạo diễn Nguyễn Thanh Vân và phó đạo diễn Phạm Nhuệ Giang có thể mang đến góc nhìn đầy nhân văn về số phận trớ trêu, đắng cay của những người phụ nữ, người đàn ông đi qua cuộc chiến. Đó không chỉ là sự khắc họa những nỗi đau, thiệt thòi mà người phụ nữ phải chịu đựng, mà còn là cái nhìn đầy tinh tế về tình yêu thương gắn bó cao thượng, những giằng xé giữa độ lượng và khát khao hạnh phúc cá nhân.

   Tựa đề phim Đời cát được đạo diễn Nguyễn Thanh Vân lấy cảm hứng từ những mảnh đời giản dị mà bà thấy trong những lần đến miền Trung - những mảnh đời vô danh, như những hạt cát, song chẳng hạt cát nào giống nhau, chúng lẩn khuất nhưng vĩ đại, hòa vào nhau tạo nên biển cát lớn của đời người. Bà cũng chia sẻ về quá trình làm nghề, thực hiện bộ phim và góc nhìn độc đáo về người phụ nữ trong thời kỳ chiến tranh và hậu chiến. Qua đó, khán giả đã phần nào hình dung được thái độ trân trọng và tâm huyết của đạo diễn với bộ phim và cả với những thân phận phụ nữ trong Đời cát.

   Người phụ nữ Việt Nam trong phim thời hậu chiến

   Tọa đàm "The shapes of sand" (Những bóng hình của cát) - Người phụ nữ Việt Nam trong phim thời hậu chiến có sự tham gia của các diễn giả: đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, TS Nguyễn Thị Thu Hà (Cục điện ảnh) và PGS.TS Phạm Thành Hưng. Dưới sự điều phối của PGS.TS Hoàng Cẩm Giang (Trưởng Bộ môn Nghệ thuật học, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), buổi tọa đàm đã diễn ra sôi nổi với những chia sẻ thú vị, bổ ích của các vị diễn giả và khách mời.

   Đời cát được đạo diễn Nguyễn Thanh Vân chuyển thể từ truyện ngắn Ba người trên sân ga của nhà văn Hữu Phương, kể về cuộc tình tay ba đầy oái oăm, trớ trêu giữa ba nhân vật. So với nguyên tác, phim có nhiều thay đổi trong những lựa chọn của người nữ, từ đó cho thấy sự tiến bộ trong quan niệm về hình tượng người phụ nữ theo đuổi hạnh phúc của chính mình. Phim không có nhiều lời thoại, nhưng chính những khoảng lặng ấy đã giúp đạo diễn Nguyễn Thanh Vân và phó đạo diễn Phạm Nhuệ Giang có thể mang đến góc nhìn đầy nhân văn về số phận trớ trêu, đắng cay của những người phụ nữ, người đàn ông đi qua cuộc chiến. Đó không chỉ là sự khắc họa những nỗi đau, thiệt thòi mà người phụ nữ phải chịu đựng, mà còn là cái nhìn đầy tinh tế về tình yêu thương gắn bó cao thượng, những giằng xé giữa độ lượng và khát khao hạnh phúc cá nhân.

   Tựa đề phim Đời cát được đạo diễn Nguyễn Thanh Vân lấy cảm hứng từ những mảnh đời giản dị mà bà thấy trong những lần đến miền Trung - những mảnh đời vô danh, như những hạt cát, song chẳng hạt cát nào giống nhau, chúng lẩn khuất nhưng vĩ đại, hòa vào nhau tạo nên biển cát lớn của đời người. Bà cũng chia sẻ về quá trình làm nghề, thực hiện bộ phim và góc nhìn độc đáo về người phụ nữ trong thời kỳ chiến tranh và hậu chiến. Qua đó, khán giả đã phần nào hình dung được thái độ trân trọng và tâm huyết của đạo diễn với bộ phim và cả với những thân phận phụ nữ trong Đời cát.

   Đằng sau những hạt cát nhỏ bé, vô danh, thầm lặng và khốn khổ ấy là vẻ đẹp lấp lánh của sự hy sinh, lòng trắc ẩn, tình yêu thương con người.

   Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân chia sẻ: "Sự hy sinh của những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trong chiến tranh đã nhiều tác phẩm nghệ thuật phản ánh, vì vậy tôi muốn tiếp cận ở một góc độ khác, đó là hình ảnh, số phận người phụ nữ đối diện với những mất mát, đau thương dai dẳng về tinh thần của cuộc sống thời hậu chiến ở những làng quê. Qua số phận của những người phụ nữ rất đỗi bình dị, thậm chí vô danh như nhân vật Thoa, Tâm, Hảo trong phim, tôi muốn gửi gắm một thông điệp: Đằng sau những hạt cát nhỏ bé, vô danh, thầm lặng và khốn khổ ấy là vẻ đẹp lấp lánh của sự hy sinh, lòng trắc ẩn, tình yêu thương con người".

   TS Nguyễn Thị Thu Hà - người thiết kế phục trang trong phim Đời cát đã xúc động chia sẻ những kỷ niệm của bà về bộ phim cũng như với điện ảnh nhiều năm về trước. Bên cạnh đó, TS Nguyễn Thị Thu Hà cũng khuyến khích các bạn trẻ tiếp tục trau dồi để theo đuổi đam mê điện ảnh.

   PGS.TS Phạm Thành Hưng dành nhiều lời khen cho bộ phim và đạo diễn Nguyễn Thanh Vân trong cách tiếp cận và khai thác hình ảnh người phụ nữ với sự tôn trọng, không phải thông qua nhãn quan nam giới, và sự đồng cảm sâu sắc đối với thân phận con người. Theo ông, nếu Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một tác phẩm về chiến tranh thuộc hàng bậc nhất của văn chương nước nhà thì Đời cát đối với nền điện ảnh trong nước cũng là một bộ phim tương xứng với chủ đề hậu chiến.

Các diễn giả tại buổi tọa đàm - Ảnh: USSH

   Theo PGS.TS Hoàng Cẩm Giang, phim Đời cát khắc họa hình ảnh những người phụ nữ nơi làng chài nghèo, lam lũ, dù mang trên mình bao nỗi đau thể xác và tinh thần do chiến tranh để lại nhưng vẫn không hề than phiền, oán giận, bi quan mà trái lại vẫn tràn đầy tình yêu và niềm hy vọng vào cuộc sống mới, dám yêu và khát khao được yêu! Phim chính là đời, nghệ thuật bắt nguồn từ chất liệu chân thực của cuộc sống. Đời cát thêm một lần nữa khắc họa, tôn vinh vẻ đẹp của những hạt cát vô danh nhưng lấp lánh, hay chính là hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam dung dị mà cao đẹp!

   Trong không khí học thuật sôi nổi, các khán giả đã đặt nhiều câu hỏi xoay quanh phim Đời cát, từ tình tiết, nhân vật cho tới hình thức, phong cách phim và mối liên hệ với điện ảnh hậu chiến của các nền điện ảnh khác. Bàn về điện ảnh hậu chiến Liên Xô và châu Âu, PGS.TS Phạm Gia Lâm (Nguyên Phó Hiệu trưởng, nguyên Trưởng Bộ môn Nghệ thuật học) đã đưa ra những góc nhìn đầy tính gợi mở về điện ảnh nước bạn, để từ đó nhìn nhận những điểm gặp gỡ giữa điện ảnh các nước.

   Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, GVC Trần Hinh đã khẳng định giá trị và sự đóng góp của những tác phẩm như Đời cát với sự phát triển của nền điện ảnh Việt Nam.

   Thế hệ nữ đạo diễn trẻ Việt Nam đương đại

   Tọa đàm "Woman with a camera" - Trò chuyện về thế hệ nữ đạo diễn trẻ Việt Nam đương đại nhằm trao đổi về một thế hệ nữ đạo diễn mới, hay khao khát khẳng định mình của người nữ trong sự xung đột giữa truyền thống và hiện đại đang tồn tại trong đời sống của các dân tộc miền núi. Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: đạo diễn Hà Lệ Diễm, nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số - TS Nguyễn Minh Trường và PGS.TS Hoàng Cẩm Giang.

   Bắt đầu buổi tọa đàm, đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ chân thành về hành trình sáng tạo của cô suốt ba năm với Những đứa trẻ trong sương, từ ngày đầu sinh sống trong bản làng người H'mông, cho tới khi gặp Di và những phân cảnh đầu tiên được thực hiện, để rồi câu chuyện cô muốn kể cũng bắt đầu thành hình hài từ đó. Và với chiếc camera trong tay, Hà Lệ Diễm đã thu lại hết những gì đôi mắt, đôi tai cô đã chứng kiến và lắng nghe được từ hơi thở của chính đời sống ấy. Cô cũng chia sẻ thêm về cách dựng phim một năm theo lịch nông nghiệp của người H'mông, về những thách thức khi làm phim trong một nền văn hóa xa lạ, và hành trình của phim trên con đường đi tới những giải thưởng quốc tế như Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam, hay Oscar...

   Những đứa trẻ trong sương (Children of the Mist) của đạo diễn Hà Lệ Diễm là phim tài liệu kể về số phận những người nữ trên nẻo cao Tây Bắc. Bằng góc quay vừa thân mật, gần gũi vừa giữ khoảng cách như một người đã bước ra khỏi dáng hình của thời ấu thơ, Hà Lệ Diễm đã cho thấy ngôn ngữ điện ảnh đầy chất thơ, giàu ẩn dụ. Đạo diễn đã kể về tuổi thơ Di một cách chân thực nhất với những vấp ngã, những lựa chọn, những ưu tư giữa tuổi thơ và sự trưởng thành qua sự kiện Di bị ép kéo về làm vợ. Những đứa trẻ trong sương không chỉ đơn thuần kể về hành trình của Di, mà còn mở ra một không gian rộng lớn hơn về sự "trở thành" của người nữ trong điện ảnh Việt Nam. Bộ phim đã vượt qua những rào cản về văn hóa, những thiên kiến và chuẩn mực để được đồng cảm và sẻ chia những điều không dễ nói ra.

   Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, TS Nguyễn Minh Trường dành nhiều lời khen và cảm ơn tới đạo diễn Hà Lệ Diễm vì những sáng tạo đặc biệt trong điện ảnh với đề tài này. Ông cho rằng, bộ phim có cách tiếp cận hay, hé mở những góc nhìn đa chiều trong đời sống của chính dân tộc H'mông, thay vì những quan điểm xơ cứng bấy lâu nay vẫn đóng khung về phong tục tập quán của họ. Đặt trong vế đối sánh với hai bộ phim cùng chủ đề về người dân tộc là Chuyện của Pao và Lặng yên dưới vực sâu, TS Nguyễn Minh Trường chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong cách trình hiện người nữ của Những đứa trẻ trong sương so với hai phim trên.

   Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, TS Nguyễn Minh Trường dành nhiều lời khen và cảm ơn tới đạo diễn Hà Lệ Diễm vì những sáng tạo đặc biệt trong điện ảnh với đề tài này. Ông cho rằng, bộ phim có cách tiếp cận hay, hé mở những góc nhìn đa chiều trong đời sống của chính dân tộc H'mông, thay vì những quan điểm xơ cứng bấy lâu nay vẫn đóng khung về phong tục tập quán của họ. Đặt trong vế đối sánh với hai bộ phim cùng chủ đề về người dân tộc là Chuyện của Pao và Lặng yên dưới vực sâu, TS Nguyễn Minh Trường chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong cách trình hiện người nữ của Những đứa trẻ trong sương so với hai phim trên.

   Từ góc nhìn của một nhà nghiên cứu điện ảnh, PGS.TS Hoàng Cẩm Giang nhận xét, phong cách phim khá ấn tượng: từ thể loại tài liệu trực tiếp, đến cách kể giàu kịch tính "mang hơi hướng Hollywood" - gắn liền với tính cách thú vị của nhân vật chính (Di); từ lối dàn cảnh tương phản, cho tới cách đạo diễn sử dụng máy quay cầm tay đi theo hành trình phập phồng, sống động của Di... Trong đó, bản thân chiếc máy quay cũng có một tự sự, một hành trình riêng - đặc biệt từ khía cạnh "nữ giới" - khi nó lúc tiến sâu, lúc lùi lại trước đời sống ẩn mật, riêng tư của cô gái nhỏ. Chiếc máy quay ấy đã va chạm, tương tác, thương thỏa không ngừng với "màn sương" dày đặc của thiết chế văn hóa và của chính những quy chuẩn điện ảnh thông thường, để tạo ra những khả thể khác của "lối làm phim nữ", theo cách của Hà Lệ Diễm.

   Phim không đơn thuần kể về phong tục tập quán hay hành trình trưởng thành của nhân vật, mà phim mở ra cho khán giả thấy tính phức tạp không thể quy giản của cái gọi là "căn tính bản địa", luân lý xã hội, hay đường biên giữa hiện thực và hư cấu... Đứng ở ranh giới của cái truyền thống - cái đương đại, của cái địa phương - cái toàn cầu không quá rạch ròi ấy, Hà Lệ Diễm như một người đi trên dây, vừa thận trọng vừa hoang mang, vừa dấn thân vào bên trong lại vừa giữ khoảng cách như một người bên ngoài, để lặng lẽ quan sát và kể một câu chuyện tự nhiên như đời sống "trong sương" ấy vốn là.

Các diễn giả tại buổi tọa đàm - Ảnh: USSH

   Ngoài những trao đổi của các diễn giả, khách mời về phim Những đứa trẻ trong sương, còn có nhiều chia sẻ vô cùng ý nghĩa khác. TS Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chia sẻ sự xúc động khi xem phim, đồng thời gợi ra những câu hỏi về điện ảnh đề tài dân tộc thiểu số trong thời đại toàn cầu hóa. Còn theo TS Đỗ Thu Huyền, phim mang đến ấn tượng mạnh về sự táo bạo trong cách Hà Lệ Diễm tiếp cận câu chuyện cuộc sống của người dân tộc thiểu số.

   Bên cạnh đó, PGS.TS Hoàng Cẩm Giang cũng chia sẻ thêm về thế hệ đạo diễn nữ của điện ảnh Việt Nam đương đại, tiêu biểu là những gương mặt như: Síu Phạm, Nguyễn Trinh Thi, Nguyễn Hoàng Điệp, Bùi Kim Quy, Hà Lệ Diễm, Dương Diệu Linh, Phạm Hoàng Minh Thy... Thế hệ các nữ đạo diễn độc lập này đang tạo ra những câu chuyện vừa có tính phổ quát, vừa mang chất bản địa, và sẽ giúp điện ảnh Việt Nam gặp gỡ thế giới theo một cách rất riêng trong tương lai.

(Theo: baovannghe.vn)

 

Bình luận

    Chưa có bình luận