Tới dự có đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa; PGS.TS. Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; nhà thơ Hữu Thỉnh nguyên Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam cùng gần 500 hội viên Hội VHNT Thanh Hóa tham dự.
Đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa phát biểu chỉ đạo và tặng Hội VHNT Thanh Hóa bức trướng.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Thanh Hóa, ngày 06 tháng 12 năm 1969 Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 15H TG/UBTH cho phép thành lập Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh gọi tắt là Hội Văn nghệ Thanh Hóa. Để thực hiện hóa Quyết định này, Ban Vận động thành lập Hội được thành lập với 7 thành viên: Ông Võ Quyết - Ủy viên Ủy ban hành chính tỉnh; 3 phó ban gồm: Ông Nguyễn Văn Nhã - Trưởng ty Văn hóa, Ông Hà Khang – Nhà sáng tác kịch bản, Ông Minh Hiệu – Trưởng phòng Văn nghệ dân gian; 3 Ủy viên gồm: Ông Mai Ngọc Thanh – Trưởng phòng văn thơ Ty Văn hóa, Bà Thanh Hương – Phó đoàn Chèo Ty Văn hóa, Ông Phạm Vương Túc (Vương Anh) – Cán bộ Ty Văn hóa.
Ban chấp hành gồm 21 thành viên, đại diện cho 7 chuyên ngành đầu tiên của Hội. Tại kỳ họp lần thứ nhất, BCH đã bầu ra Ban Thường vụ Hội gồm: Chủ tịch Ông Võ Quyết; 3 Phó Chủ tịch gồm các ông: Hà Khang, Nguyễn Văn Nhã, Minh Hiệu; Tổng thư ký Ông Mai Ngọc Thanh và 2 Ủy viên là ông Vương Anh, Lê Quỳ.
Ban đầu, từ 92 Hội viên sáng lập với 7 Ban Chuyên ngành, đến nay Hội VHNT Thanh Hóa đã có 494 hội viên sinh hoạt tại 11 Ban Chuyên ngành gồm: Ban Văn, Ban Thơ, Ban Lý luận – Phê bình, Ban Văn nghệ dân gian, Ban Âm nhạc, Ban Múa, Ban Mỹ thuật, Ban Nhiếp ảnh, Ban Sân khấu, Ban Điện ảnh, Ban Kiến trúc. Trong đó có 241 người là hội viên các Hội Chuyên ngành Trung ương.
50 năm đã có 4.500 đầu sách gồm: Tiểu thuyết, Trường ca, Truyện ngắn, Thơ, Nhiếp ảnh, Ca khúc, Kịch bản Sân khấu, Kịch bản Điện ảnh,… của hội viên ở mọi lĩnh vực được xuất bản; Hàng trăm chương trình ca múa nhạc được sáng tác dàn dựng, phục vụ nhân dân khắp mọi miền trong tỉnh.
Tổ chức trưng bày hàng trăm cuộc triển lãm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Kiến trúc của các tác giả, nhóm tác giả và của các Ban chuyên ngành. Các hoạt động này đã góp phần quảng bá nhiều tác phẩm VHNT kịp thời tới công chúng.
PGS.TS. Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; trao Kỷ niệm chương cho các Văn nghệ sĩ Thanh Hóa.
Hội đã phối hợp với các Hội VHNT Chuyên ngành Trung ương, các Hội VHNT địa phương, khu vực Bắc miền Trung, 5 vùng Kinh đô tham gia các hoạt động liên hoan ảnh nghệ thuật, triển lãm Mỹ thuật, Âm nhạc, hội thảo nâng cao chất lượng sáng tác.
Hội có 08 hội viên đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT gồm: Nhà nghiên cứu Minh Hiệu, nhà văn Kiều Vượng, nhà thơ Vương Anh, nhà nghiên cứu Cao Sơn Hải, nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân, nhạc sỹ Hoàng Hải, nhà văn Từ Nguyên Tĩnh, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ; 09 hội viên là Nghệ sỹ nhân dân và 47 hội viên là Nghệ sỹ ưu tú. Một số hội viên của Hội đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. 106 hội viên được nhận giải thưởng các Hội chuyên ngành Trung ương. 114 lượt hội viên được nhận Giải thưởng VHNT 5 năm của UBND tỉnh. 601 lượt hội viên được nhận Giải thưởng VHNT Lê Thánh Tông hàng năm. 207 hội viên được tặng Huy chương, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và hàng trăm Huy chương Vàng, Bạc mà hội viên đạt được qua các kỳ liên hoan, các đợt hội diễn.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu tại hội nghị.
Từ các hoạt động trên VHNT Thanh Hóa đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và Huân chương Lao động hạng Nhì, được Tỉnh ủy, HĐND, UBND Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tặng các Bức trướng cho các thời kỳ, tặng Bằng khen cho tập thể và nhiều cá nhân do có thành tích trong lao động sáng tạo VHNT. Năm 2013, nhân dịp tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Hội VHNT Thanh Hóa là một trong 36 đơn vị và 5 cá nhân trên tổng số 8 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.
Để đáp ứng phát triển VHNT trong tình hình mới, Hội VHNT Thanh Hóa đề nghị lãnh đạo tỉnh cùng Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam triển khai hiệu quả việc quy hoạch, bảo tồn khu di tích lịch sử VHNT Quần Tín, chiếc nôi của văn hóa cứu quốc. Sớm lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa cấp Quốc gia; Xây dựng bảo tàng VHNT Thanh Hóa nhằm lưu giữ các tác phẩm VHNT cho công tác nghiên cứu và phát huy truyền thồng văn nghệ cách mạng.
Nhà LLPB Thy Lan Phó chủ tịch Hội VHNT Thanh Hóa đại diện lãnh đạo Hội phát động sáng tác các tác phẩm VHNT chủ đề: “Khát vọng xứ Thanh”.
Nguồn: vannghetre.baovannghe.com.vn